Tìm kiếm [x]
x

Bị Bệnh giang mai có ngứa không?

Bệnh giang mai có ngứa không cũng là một vấn đề được không ít người quan tâm. Cùng các bác sĩ của phòng khám phụ khoa Đông Phương tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Bệnh giang mai có ngứa không?

Hình ảnh bệnh giang mai đang phát triển trên cơ thể nữ

Để xác định bệnh giang mai có ngứa không, trước hết chúng ta nên tìm hiểu các triệu chứng của bệnh qua từng giai đoạn.

Bệnh Giang Mai giai đoạn 1

Đây là giai đoạn quan trọng để nhận biết bệnh giang mai, thời gian ủ bệnh thường là từ 3 đến 90 ngày. Ở giai đoạn này, người bệnh thường có các biểu hiện như:

  • Xuất hiện săng giang mai, có hình tròn hoặc hình bầu dục, màu đỏ, đường kính từ 0.3 – 3 cm, không gây ngứa hay đau cho người bệnh ở bộ phận sinh dục:

+ Ở nam giới là ở đầu quy, rãnh quy đầu, trên đầu dương vật;

+ Ở nữ giới là môi lớn, môi bé, âm đạo và cổ tử cung;

+ Đối với những người quan hệ tình dục bằng miệng, vết loét có thể xuất hiện ở khoang miệng.

  • Một số trường hợp có nổi hạch ở bẹn song cũng cũng gây ngứa hay đau.
  • Sau 3 đến 6 tuần, những vết loét giang mai này tự lành và biến mất. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng là bệnh đã tự khỏi nhưng thực chất là bệnh đã ngấm vào máu và bắt đầu chuyển sang giai đoạn 2.

Bệnh Giang Mai Giai đoạn 2

Giai đoạn này thường xảy ra từ 4 – 10 tuần sau giai đoạn 1, triệu chứng chủ yếu trong giai đoạn này là:

Người bệnh sẽ thấy xuất h iện nổi mẩn trên tay hoặc chân, do bệnh gây tổn thương sâu hơn ở da và niêm mạc. Những vết nổi mẩn này không ngứa, không đau, cũng không có màu sắc rõ rệt mà chỉ là những đốm nâu mờ. Ở một số người, việc nổi mẩn này có thể xuất hiện ở những vị trí khác.

Bệnh nhân sẽ thấy mệt mỏi, căng thẳng, chóng mặt, đau đầu và có kèm theo cảm cúm. Đây là những triệu chứng cuối cùng mà người bệnh giang mai gặp phải trong giai đoạn này.

Bệnh Giang Mai Giai đoạn 3

Đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, vi khuẩn xâm nhập làm tổn thương cơ quan nội tạng và di chuyển đến não, có thể dẫn đến tử vong. Biểu hiện của giai đoạn gồm:

  • Xuất hiện các vết loét ở diện rộng kèo theo mụn mủ.
  • Người bệnh gặp khó khăn trong việc cử động và đi lại, thậm chí nhiều trường hợp còn bị tê liệt, bại liệt.
  • Nếu không điều trị kịp thời, bệnh giang mai sẽ gây ra viêm màng mắt, viêm kết mạc, viêm khớp, nghiêm trọng hơn có thể gây ra viêm màng não, ung thư màng não… thậm chí có thể dẫn đến tử vọng.

>> Xem thêm: Thông tin về bệnh giang mai qua các giai đoạn

Như vậy, dựa vào các triệu chứng bên trên thì có thể khẳng định: Người bị bệnh giang mai tuy không ngứa ngáy nhưng lại có thể gặp tổn thương ở tất cả các cơ quan trong cơ thể như: viêm loét cơ quan sinh dục, phát ban, ngoài ra còn đau nhức cơ xương, hay thậm chí ảnh hưởng đến nội tạng như gan, tim mạch, thần kinh… và nghiệm trọng hơn là nguy hại đến tính mạng. Đặc biết, với phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh giang mai sẽ dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc con sinh ra bị bệnh giang mai bẩm sinh.

Cách phòng bệnh giang mai

Bệnh giang mai chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn. Ngoài ra còn có những con đường lây nhiễm khác như: lây truyền từ mẹ sang con, lây nhiễm qua tiếp xúc với vết thương hở, lây nhiễm qua đường máu. Do đó, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc điều trị giang mai theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh, không ngừng hay bỏ thuốc, vệ sinh sạch sẽ, kiên trì điều trị,…để có kết quả tốt nhất.

Làm thế nào để phòng tránh bệnh giang mai?

Đối với người chưa mắc bệnh giang mai, dưới đây là các biện pháp phòng bệnh giang mai tốt nhất:

  • Tình dục an toàn, chung thủy 1 vợ 1 chồng là cách tốt nhất giúp bạn phòng tránh bệnh giang mai.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ, đặc biệt là quan hệ với các đối tượng lạ.
  • Không quan hệ bằng miệng.
  • Khi phát hiện bệnh phải điều trị cách lý, ngừng quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm lan rộng.
  • Vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ tình dục.
  • Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai để tránh mắc bệnh mà không biết và lây nhiễm cho thai nhi.
  • Khi mang thai phát hiện bệnh nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh lây nhiễm sang cho thai nhi. Khi sinh phụ nữ mắc giang mai phải sinh con theo đường mổ để tránh lây nhiễm cho con.
  • Hạn chế sử dụng các vật dụng cá nhân chung với người khác.
  • Không dùng chung các vật dụng với người mắc bệnh.

Hy vọng qua nội dung đã chia sẻ trong bài viết trên đây có thể giải đáp được băn khoăn:”Bệnh giang mai có ngứa không?” của bạn đọc.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp chị em có thể đến Phòng Khám Chuyên Phụ Khoa Đông Phương tại  497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội  hoặc liên hệ qua đường dây nóng 0982.111.497 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC