Tìm kiếm [x]
x

Săng giang mai là gì ?

Một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh giang mai là săng giang mai. Vậy săng giang mai là gì? Các giai đoạn phát triển của săng giang mai như thế nào? Làm sao để phòng tránh săng giang mai? Tất cả những vấn đề này sẽ được các bác sĩ của phòng khám đa khoa Đông Phương giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Săng giang mai là gì?

Săng giang mai là dấu hiệu ban đầu khi bệnh giang mai bắt đầu phát tán sau khoảng thời gian ủ bệnh từ 1-3 tháng. Săng giang mai có hình tròn, bầu dục, đều đặn, bóng láng, màu đỏ tươi, đường kính từ 0,5 đến 2cm. Vị trí thường xuất hiện là bộ phận sinh dục của nam và nữ, những vết loét này còn có thể xuất hiện ở trong miệng hoặc xung quanh miệng nếu như bạn thực hiện quan hệ đường miệng (oral sex) với người mắc phải bệnh giang mai.

nốt săng giang mai trên dương vật nam

Săng giang mai không đau và có thể biến mất sau một thời gian ngắn nên rất dễ khiến người bệnh chủ quan. Nếu không điều trị giang mai sớm sẽ phát triển thành xoắn khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi quan hệ nếu không dùng các biện pháp an toàn, các vết trầy xước trên da, niêm mạc khi tiếp xúc với các dịch tiết từ tổn thương giang mai.

>> Xem thêm: Tổng hợp thông tin về bệnh giang mai

Các giai đoạn phát triển của săng giang mai

hình ảnh tổng hợp những giai đoạn phát triển của giang mai

Có thể chia săng giang mai thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu

Săng giang mai chỉ là những vết loét không bờ, không gây đau, hơi cứng, thường xuất hiện ở những vị trí có tiếp xúc với mầm bệnh như miệng hay bộ phận sinh dục, cũng có thể ở chân tay.

  • Giai đoạn 2

Giai đoạn này săng giang mai lan rộng hơn và xuất hiện ngày càng nhiều. Nhất là những vùng như: lưng, mạn sườn, tứ chi, lòng bàn tay, bàn chân với các biểu hiện là mọc các nốt ban, không gây đau, không gây ngứa, khi ấn tay vào các nốt ban này chúng sẽ biến mất, không bong tróc vảy. Những vết loét ngày càng lan rộng, có sự xuất hiện thêm của dịch mủ, các vết loét sẽ dần gây đau cho cơ thể. Cơ thể xuất hiện hạch bạch huyết và cơ thể mệt mỏi có thể kèm theo sốt.

  • Giai đoạn cuối

Săng giang mai sẽ tự mất, nhưng sau khoảng 4-10 tuần, chúng sẽ xuất hiện trở lại và lúc này vết loét càng trầm trọng hơn. Cơ thể còn xuất hiện thêm củ giang mai, các xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập vào toàn bộ nội tạng trong cơ thể.

Lời khuyên: Khi phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường, nghi ngờ là săng giang mai, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời, hạn chế khả năng phát triển của mầm bệnh.

Cách phòng tránh săng giang mai 

Để phòng tránh hiện tượng săng mai hiệu quả, cách tốt nhất là:

  • Không quan hệ với người xa lạ, nếu có quan hệ phải sử dụng các biện pháp an toàn. Đa số bệnh nhân bị lây nhiễm giang mai là thông qua con đường tình dục. Chính vì thể chỉ cần bạn giữ an toàn khi quan hệ tình dục, tốt nhất là sống chung thủy một vợ một chồng thì khả năng bạn bị giang mai là cực thấp.
  • Không sử dụng vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, quần áo, dao cạo râu chung với người khác. Vì những vật dụng dùng chung có thể chứa dịch có mầm bệnh.
  • Phụ nữ nếu thấy có dấu hiệu của săng giang mai thì không nên mang thai tránh gây ra những tác động xấu tới đứa trẻ. Còn nếu đang mang thai thì cần chữa trị dứt điểm trước khi sinh hoặc thực hiện mổ đẻ để an toàn cho bé. Tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra, bé mới sinh ra đã bị nhiễm bệnh giang mai.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện nhanh chóng và điều trị kịp thời không để săng giang mai phát triển. Nếu có thể bạn nên kiểm tra sức khỏe 2 lần trong một năm. Điều này không chỉ giúp bạn phòng tránh các bệnh xã hội mà còn rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như viên gan B, C.
  • Khi xuất hiện các chấm đỏ bất thường trên bộ phận sinh dục, người bệnh nên đến ngay các trung tâm y tế, phòng khám hoặc bệnh viện để kiểm tra. Bạn càng đi khám sớm càng tốt vì ở giai đoạn đầu thì việc chữa trị dứt điểm bệnh giang mai dễ dàng và tốt ít chi phí hơn rất nhiều.

Trên đây là những chia sẻ về săng giang mai của các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thể hiểu hơn về săng giang mai nói riêng cũng như căn bệnh giang mai nói chung. Từ đó, bạn sẽ có những biện pháp phòng tránh bệnh cho bản thân cũng như cho gia đình.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp chị em có thể đến Phòng Khám Chuyên Phụ Khoa Đông Phương tại  497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội  hoặc liên hệ qua đường dây nóng 0982.111.497 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC