Tìm kiếm [x]
x

Phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai thì phải làm sao?

Giang mai được biết đến là một căn bệnh xã hội nguy hiểm không chỉ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh mà nó còn có thể lây truyền cho bạn tình cũng như đứa con trong bụng. Vì vậy khi mang thai mà phát hiện bản thân bị bệnh giang mai thì phải làm sao? Ngoài việc từ bỏ đứa trẻ thì còn cách nào khác để bệnh không lây truyền cho đứa trẻ? Hãy cùng phụ khoa Đông Phương tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

  1. 1. Mắc bệnh giang mai khi mang thai có biểu hiện như thế nào?

Khác với một số bệnh lây qua đường tình dục, giang mai có thời gian ủ bệnh khá lâu. Thông thường là 1 – 3 tháng, hoặc có trường hợp vài năm vì vậy hầu hết không có bất kỳ biểu hiện nào ra bên ngoài, trừ việc phải làm xét nghiệm thì mới phát hiện ra bệnh. Tuy nhiên, trong thời gian này giang mai vẫn có khả năng lây truyền sang người khác thông qua quan hệ tình dục và dùng chung đồ với người nhiễm bệnh.

Nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh giang mai ở phụ nữ có thai

Sau khi hết thời gian ủ bệnh, cơ thể phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện những nốt viêm loét hình bầu dục hoặc tròn màu đỏ, không đau, không ngứa gọi là các săng giang mai. Bộ phận thường thấy là trên âm hộ, âm đạo, môi bé, môi lớn, ngoài ra còn có trên miệng, môi, hậu môn, bẹn, đùi. Các săng giang mai xuất hiện trong khoảng thời gian 6 – 8 tuần sẽ tự biến mất mà không cần điều trị, điều này khiến chị em mang thai lầm tưởng thành căn bệnh khác nên chủ quan. Nhưng thực tế là bệnh đang chuyển qua giai đoạn tiếp theo, ăn sâu vào bên trong cơ thể, ngấm trực tiếp vào máu, lúc này trên da chỉ còn các nốt ban màu đỏ.

Sau một thời gian những săng giang mai phát triển thành gôm, củ giang mai, rất dễ vỡ, tạo thành lở loét trên da. Nếu không can thiệp kịp thời, bệnh gây nhiều ảnh hưởng tới cả thai phụ và thai nhi.

Ket Noi Voi Bac Si

>> Xem thêm: Thông tin về bệnh giang mai qua các giai đoạn

  1. 2. Ảnh hưởng của bệnh giang mai khi mang thai

Xét về mức độ nguy hiểm thì giang mai chỉ đứng sau căn bệnh HIV/ AIDS, do đó phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai sẽ là mối nguy hại lớn cho cả mẹ và bé.

2.1. Ảnh hưởng tới thai phụ và thai nhi

  • Sảy thai: do tác động của xoắn khuẩn giang mai, gây hoại tử nhau thai khiến thai nhi không nhận được chất dinh dưỡng và không thể tiếp tục phát triển nên dễ sảy thai ở tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ.
  • Sinh non: thường sảy ra ở tháng thứ 6 đến tháng thứ 8 của thai kỳ. Do giang mai đã xâm nhập vào bên trong cơ thể mẹ và gây ra tác động đến bào thai.
  • Thai chết lưu: hay gặp ở phụ nữ chuẩn bị đến ngày sinh, lúc này do ảnh hưởng của giang mai khiến thai không nhận được dinh dưỡng và oxy cần thiết nữa.

2.2. Ảnh hưởng với trẻ sơ sinh

Đừng để những sai làm của bạn làm ảnh hưởng đến trẻ nhỏ

  • Một số trường hợp, phụ nữ mang thai mắc giang mai nhưng thai nhi vẫn có thể được sinh ra đủ ngày tháng, nhưng sẽ bị ảnh hưởng của bệnh. Trẻ có thể biểu hiện phát bệnh ngay khi vừa sinh xong, hoặc sẽ phát triển rõ khi được 2-3 tháng tuổi. Triệu chứng ban đầu có thể bao gồm phát ban, sốt, mệt mỏi, kén ăn và khóc.
  • Khi thăm khám bác sỹ sẽ thấy biểu hiện sưng gan và lá lách, thiếu máu, vàng da.
  • Do ảnh hưởng từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ sinh ra có thể mắc các bệnh như: dị tật bẩm sinh, tim, não, phổi…
  • Trẻ chậm phát triển, cơ thể suy dinh dưỡng.

>> Xem thêm: Bệnh giang mai nguy hiểm như thế nào

  1. 3. Mắc bệnh giang mai khi mang thai phải làm sao?

Giang mai ở phụ nữ mang thai điều trị vô cùng phức tạp bởi bất cứ sự tác động nào trong giai đoạn này nếu không đảm bảo cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Vậy chị em nên làm gì khi mang thai mà mắc giang mai?

Trước tiên khi nghi ngờ có dấu hiệu bị nhiễm giang mai, chị em hãy tới cơ sở chuyên khoa để xét nghiệm. Sau khi chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp.

Hiện tại, để kiểm soát hiệu quả bệnh giang mai, các bác sĩ đã áp dụng phương pháp điều trị miễn dịch cân bằng. Lộ trình điều trị này không chỉ loại bỏ mầm bệnh từ các triệu chứng bên ngoài cơ thể, kích thích sự tái tạo của các tế bào lành tính mới, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, ngăn chăn khả năng tái phát bệnh.

Ngoài ra, chị em cũng có thể sử dụng Penicillin để hỗ trợ điều trị bệnh giang mai. Penicillin là thuốc kháng sinh duy nhất an toàn cho cả mẹ và thai nhi trong điều trị bệnh giang mai. Tuỳ thuộc vào giai đoạn của bệnh và biến chứng giang mai thần kinh, bác sĩ sẽ chỉ định một liều duy nhất hoặc nhiều hơn. Nếu dị ứng với penicillin, người bệnh sẽ được xử lý chống nhạy cảm trước khi tiêm.

Nhiều phụ nữ mang thai điều trị giang mai sẽ có phản ứng tạm thời bao gồm sốt, ớn lạnh, đau đầu và đau cơ bắp. Các triệu chứng này thường xuất hiện vài giờ sau khi tiêm và tự biến mất sau khoảng 24 đến 36 giờ.

Việc điều trị cũng ảnh hưởng tới nhịp tim của thai nhi và các cơn co thắt trong nửa cuối của thai kỳ. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu theo dõi tại bệnh viện trước khi ra về.

Sau khi điều trị bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai, cần được kiểm tra lại về khả năng đáp ứng của bệnh với thuốc và sức khoẻ của thai nhi.

Mong rằng với những nội dung vừa chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: Phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai phải làm sao? Để được điều trị tốt nhất bạn nên đến với cơ sở điều trị bệnh giang mai tại Hà Đông của Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương để được điều trị triệt để mà không gây tổn thương đến thai nhi.

Khi cần trao đổi kĩ hơn về tình trạng bệnh, bạn có thể liên hệ qua đường dây nóng 0982.111.497 hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC