Tìm kiếm [x]
x

Tại sao lại dễ bị hư thai tại 3 tháng đầu?

Tam cá nguyệt thứ nhất là giai đoạn thai kì vô cùng quan trọng vì lúc này thai nhi đang trong quá trình hình thành, chưa bám chắc vào tử cung nên nhiều người rất dễ bị hỏng nếu như không chú ý. Tại sao lại như vậy? Để biết được nguyên nhân và cách phòng ngừa các bạn hãy cùng Phụ Khoa Đông Phương tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

  1. Tại sao bà bầu dễ sảy thai ở 3 tháng đầu?

Hư thai tại 3 tháng đầu được gọi là sảy thai sớm. Ước tính khoảng 20% phụ nữ mang thai bị sẩy thai sớm, chính vì vậy việc nắm rõ nguyên nhân gây nên hiện tượng này để có biện pháp phòng tránh là điều cần thiết và quan trọng. Dưới đây là những nguyên nhân điển hình khiến thai phụ dễ bị sảy thai ở 3 tháng đầu tiên:

  • Cổ tử cung bị mở

Khi người mẹ mang thai, cổ tử cung được đóng kín bằng một nút nhày và chỉ được mở ra vào ngày sinh nở. Nếu cổ tử cung bị yếu hoặc ngắn sẽ mở trong giai đoạn 3 tháng đầu và thai phụ có nguy cơ bị sảy thai cao.

  • Bất thường về nhiễm sắc thể

Theo các bác sĩ sản phụ, những chị em mang thai ở độ tuổi ngoài 35 có nguy cơ cao về chứng bất thường nhiễm sắc thể. Đa phần số thai nhi trong trường hợp này (khoảng 85-90%) bị chết từ giai đoạn mới hình thành. Nếu thai giữ được thì đứa trẻ sinh ra thường bị dị tật.

  • Bệnh liên quan tới tử cung

Mẹ bầu mắc các bệnh về tử cung như: U xơ cổ tử cung, u nang, dị tật bẩm sinh tử cung… rất dễ bị sảy thai trong 3 tháng đầu tiên. Để hạn chế tình trạng này, chị em cần khám phụ khoa trước khi có ý định mang thai. Nếu có bệnh cần điều trị dứt điểm rồi hãy có thai. Trường hợp chị em phát hiện bệnh trong thời kỳ mang thai cần phải thường xuyên đi khám và thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

  • Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường thường gây ra nguy cơ sảy thai cao đối với mẹ bầu. Thai nhi bị ảnh hưởng xấu từ mẹ, như thai dễ bị dị dạng, thai bị suy hô hấp, rối loạn chuyển hóa như hạ đường huyết, hạ canxi huyết…

  • Bệnh tuyến giáp

Các bệnh tuyến giáp thường xảy ra với những mẹ bầu thiếu iốt. Trong giai đoạn thai kì, tuyến giáp có vai trò thu nạp iốt để bảo đảm tiến độ sản xuất hormone giúp phát triển thai nhi, đặc biệt là não bộ. Khi người mẹ bị bệnh tuyến giáp sẽ ảnh hưởng tới quá trình tăng trưởng của thai nhi, làm thai nhi dễ sảy hay mắc các bệnh về trí não.

  • Bệnh tình dục và buồng trứng

Nếu mẹ bầu mắc các bệnh tình dục như lậu, herpep sinh dục, giang mai, nhiễm khuẩn âm đạo khiến số lượng vi khuẩn, virus tăng cao cũng có thể là nguyên nhân sảy thai trong 3 tháng đầu. Trong trường hợp biến chứng xoắn gây vỡ nang buồng trứng khiến sảy thai ở mẹ bầu.

  • Di chuyển nhiều, làm việc nặng nhọc

3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm, thai nhi chưa bám chắc vào tử cung nên mẹ rất cần cẩn thận trong việc đi lại hay leo cầu thang. Vận động quá mạnh và lao động vất vả khiến cho thai nhi khó bám vào tử cung.

  • Căng thẳng, stress

Trong thời gian thai kì, khi tâm trạng mẹ bầu bất ổn, căng thẳng sẽ gây ra sự mất cân bằng hormone trong cơ thể, khiến mẹ bầu mất ngủ, lo lắng, bồn chồn làm tăng nguy cơ sảy thai. Đồng thời, những người mẹ bị stress, cơ thể sẽ tiết ra coticotrophin hormon cản trở sự chuyển chất dinh dưỡng và ôxi từ máu mẹ qua nhau thai để nuôi dưỡng thai nhi.

[el5a1f68440e4c9]

  1. Bí quyết phòng ngừa sảy thai hiệu quả

tai-sao-de-bi-hu-thai-tai-3-thang-dau

Làm gì để bảo veejk thai nhi trong những tháng đầu đời?

Để mang thai và sinh được 1 đứa con không phải là điều dễ dàng. Mẹ bầu có thể đánh mất con bất cứ lúc nào, có thể khi em bé chỉ mới là giọt máu, cũng có thể là khi bé sắp được ra đời. Tuy nhiên, giai đoạn dễ sẩy thai, thai lưu nhất vẫn là 3 tháng đầu của thai kỳ.

Nếu như tuân thủ đầy đủ những điều sau, hầu hết các mẹ sẽ tránh được nỗi lo này, sinh con đủ 9 tháng 10 ngày khỏe mạnh bình an:

  • Thăm khám, siêu âm định kỳ đầy đủ

Thăm khám, siêu âm định kỳ đầy đủ là việc vô cùng cần thiết mẹ không thể bỏ qua trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Điều này giúp mẹ biết được con yêu trong bụng có thực sự khỏe mạnh, phát triển bình thường không. Nếu có bất kỳ vấn đề gì bất thường, bác sĩ sẽ can thiệp kịp thời giúp mẹ giữ con.

  • Lắng nghe cơ thể đang nói gì:

Thường khi mang thai cơ thể mẹ rất nhạy cảm và tinh tế. Các phản xạ của cơ thể hoạt động rất cật lực để ngăn ngừa những tác động xấu đến em bé trong bụng. Vì vậy, hãy lắng nghe cơ thể đang cần gì để làm theo. Không cố ép bản thân ăn những thức ăn mình không thích, khi thấy bất an, mệt mỏi, đau nhức, khó thở thì nên đi khám ngay.

  • Mặc đồ lót sáng màu

Đây là bí quyết nhỏ nhưng khá hữu dụng. Việc mặc đồ lót sáng màu sẽ giúp mẹ dễ dàng theo dõi tình trạng tiết dịch vùng kín của mình như thế nào. Nếu có bất cứ bất thường gì chẳng hạn ra một chút máu nhạt mẹ cũng nhanh chóng biết được để đi khám kịp thời.

  • Không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh:

Tắm nước quá nóng sẽ làm cơ thể mẹ giảm nhiệt đột ngột, mất nước cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe bản thân và bào thai. Ngược lại, tắm nước quá lạnh cũng dễ khiến mẹ bị đột quỵ, cảm lạnh, co bóp tử cung, xuất huyết…

  • Không tự ý dùng thuốc bừa bãi

Hầu hết các loại thuốc đều chống chỉ định với bà bầu (chỉ trừ một số loại là an toàn thai nhi). Mẹ bầu uống thuốc bừa bãi không theo chỉ định của bác sĩ trong 3 tháng đầu thai kì không những khiến thai nhi dễ bị dị tật mà còn tăng nguy cơ sẩy thai nữa đó.

  • Cẩn thận khi gần gũi vợ chồng:

Tốt nhất bố mẹ nên kiêng “gần gũi” trong giai đoạn này để đảm bảo an toàn cho thai nhi, nếu có cũng hết sức nhẹ nhàng thôi. Vì nhiều khi các cử động mạnh hoặc tư thế không thích hợp sẽ khiến mẹ bị động thai. Nhất là với các mẹ cơ địa yếu, thai yếu, dọa sẩy thì càng phải kiêng nha.

can-than-trong-chuyen-vo-chong

Cẩn thận hơn trong mọi trường hợp

Chú ý: Đi lại, tư thế ngồi, không leo cầu thang, không đứng lâu, đổi tư thế đột ngột, ham công tiếc việc… Những điều này tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại vô cùng quan trọng đấy nha các mẹ. Giai đoạn đầu, thai nhi còn khá nhỏ, khả năng bám vào niêm mạc tử cung cũng yếu, chưa vững chắc. Nên nếu mẹ vận động mạnh, đột ngột hay có những tư thế không thích hợp sẽ cản trở máu vận chuyển đến thai nhi, khiến thai nhi bị dồn ép, bóc tách nhau thai… cực kỳ nguy hiểm.

  • Không phải cứ nằm một chỗ, ngủ nhiều là tốt

Nằm một chỗ, ngủ quá nhiều tưởng an toàn cho thai nhi nhưng thực ra lại khiến cơ thể mệt mỏi, khí huyết lưu thông kém, chẳng hề có lợi cho em bé như mẹ vẫn nghĩ. Cách tốt nhất vẫn là dành thời gian đi bộ nhẹ nhàng, hít thở không khí trong lành mẹ nha.

  • Ăn uống khoa học, bổ sung các chất cần thiết cho bà bầu

Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp mẹ luôn khỏe mạnh, dinh dưỡng đến con đảm bảo. Đặc biệt, đừng quên bổ sung các chất ngăn ngừa dị tật thai nhi và tình trạng thai chết lưu như: axit folic, sắt, omega-3…

  • Không nhuộm tóc, sơn móng tay, sử dụng mỹ phẩm

Hạn chế tối đa việc sử dụng mĩ phẩm trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu. Nếu có dùng, mẹ nên cân nhắc chọn những loại có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên để không gây nhiễm độc cho em bé.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được băn khoăn: Tại sao lại dễ bị hư thai tại 3 tháng đầu cũng như biện pháp phòng ngừa sảy thai tốt nhất.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT], đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ qua đường dây nóng 0982.111.497 hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

[el594c2144b4ef2]

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC