Đau bụng kinh là tình trạng mà các chị em phụ nữ thường phải trải qua nhưng không phải ai cũng biết và hiểu rõ về vấn đề này. Vì vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để trang bị cho bản thân mình nhiều kiến thức hữu ích nhé!
Đau bụng kinh có phải là một loại bệnh?
Đau bụng kinh là một trong những hiện tượng đặc trưng và không thể thiếu trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới, báo hiệu sự hoàn thiện về chức năng sinh sản trong cơ thể.
Đau bụng mỗi khi đến chu kì
Chu kì kinh nguyệt bình thường của một cơ thể khỏe mạnh có thể kéo dài từ 21 đến 35 ngày, được tính từ ngày đầu tiên hành kinh đến ngày cuối cùng trước khi đến ngày hành kinh kế tiếp. Mỗi lần hành kinh thường diễn ra trong khoảng 3 đến 5 ngày với tổng lượng máu kinh hay còn gọi là kinh nguyệt mất đi từ 20- 80ml. Trong thời gian này, các mạch máu mở ra, lớp niêm mạc bong ra khỏi thành tử cung, và cơ tử cung co bóp tống máu và mô ra ngoài.
Trong những cơn co nhẹ này, thường người phụ nữ sẽ cảm thấy đau thắt vùng bụng dưới khi các sản phẩm máu bị đẩy khỏi tử cung và ra ngoài cố tử cung trước khi trôi ra khỏi âm đạo.
Vì thế, có thể khẳng định đau bụng kinh là một hiện tượng bình thường ở nữ giới không phải là một loại bệnh nên chị em không cần quá lo lắng về vấn đề này mà ảnh hưởng đến tâm lý.
-
Đau bụng kinh do đâu?
Đau bụng kinh thường mạnh nhất trong một hai ngày đầu tiên của kỳ kinh, sau đó dịu đi trong bốn đến năm ngày còn lại. Đau khi có kinh được gọi là đau bụng kinh (hay thống kinh), có hai loại: nguyên phát và thứ phát.
- Đau bụng kinh nguyên phát phát là hiện tượng gặp phải khi thiếu nữ bắt đầu có kinh nguyệt. Tình trạng này có xu hướng giảm dần khi cô gái trưởng thành hơn. Nguyên nhân gây đau còn chưa rõ, nhưng biến động nội tiết tố được cho là có vai trò quan trọng.
- Đau bụng kinh thứ phát thường là hệ quả của một rối loạn bệnh lý trong hệ sinh sản. Thay vì đau giảm dần theo thời gian, nó trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn. Điều này có thể do một số tình trạng bệnh, phổ biến nhất lạc nội mạc.
>> Xem thêm: Triệu chứng nguy hiểm của đau bụng kinh
-
Đau bụng kinh có ảnh hưởng gì đến sức khỏe gì không?
Nếu như đau bụng kinh là hiện tượng sinh lý bình thường thì các cơn đau sẽ ở trong mức giới hạn chịu đựng được, không đi kèm với bất kì dấu hiệu bất thường nào, các cơn đau có xu hướng lặp lại đều đặn trong mỗi một chu kì kinh nguyệt. Ngược lại, đau bụng kinh là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa trong cơ thể không những ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và cuộc sống, mà còn đe dọa xảy ra nhiều biến chứng khác cho sức khỏe nữ giới.
Các chuyên gia khuyến cáo: Đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, điển hình nhất là lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung và dính tử cung. Các bệnh lý này không chỉ gây ra các cơn đau bụng kinh nặng và kéo dài, làm gián đoạn đến quá trình học tập và làm việc, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sức khỏe sinh sản, có thể dẫn tới vô sinh cho nữ giới. Cụ thể:
1. Lạc nội tử cung dẫn đến đau bụng mỗi khi đến chu kì
Lạc nội mạc tử cung là hiện tượng máu kinh không thoát ra ngoài mà chảy ngược trở lại, gây ra hiện tượng chảy máu giống như kinh nguyệt và cảm giác đau bụng kinh hơn cho nữ giới.
Nhận biết đau bụng kinh do lạc nội mạc tử cung: Đau bụng kinh kèm theo triệu chứng máu kinh ra nhiều, rong kinh, đau trong giao hợp, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn …
Ảnh hưởng: Các niêm mạc bị lạc không thoát ra được có thể nằm ở vòi trứng, dễ dẫn đến viêm nhiễm, gây ra tắc, dính vòi trứng hoặc cản trở sự phóng noãn của buồng trứng, làm suy giảm khả năng sinh sản và có thể dẫn đến biến chứng vô sinh.
[el5a1f67846f40f]
2. U xơ tử cung dẫn đến đau bụng kinh
U xơ tử cung gây ra các cơn đau bụng dưới dữ dội và kéo dài, đặc biệt là đau vùng tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, một số triệu chứng khác đi kèm có thể xuất hiện như: Rong kinh, rong huyết, máu kinh ra nhiều, gia tăng cảm giác buồn tiểu cho nữ giới.
Ảnh hưởng đau bụng kinh do u xơ tử cung: U xơ tử cung làm cho chị em khó có thai và lâu có con. Nếu như khối u ép đến trực tràng, có nguy cơ gây ra bệnh trĩ và táo bón.
3. Dính buồng trứng dẫn đến đau bụng kinh
Viêm dính tử cung là tình trạng các thành tử cung phía trước và phía sau dính vào nhau, làm cho máu kinh không thoát ra được và gây ra đau bụng dữ dội cho các chị em.
Nhận biết đau bụng kinh do viêm dính tử cung: Chị em bị dính buồng tử cung có lượng kinh ra rất ít hoặc không có kinh kèm theo các triệu chứng như sốt cao, cơ thể mệt mỏi, nôn và buồn nôn.
Dính tử cung làm cản trở quá trình tái tạo nội mạc tử cung, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và sinh con của nữ giới.
>> Cách chữa đau bụng kinh bằng bài thuốc dân gian
-
Làm sao để chữa đau bụng kinh?
- Đối với trường hợp đau nhẹ, bạn có thể dùng nước ấm chườm ở vùng bụng dưới. Kiêng ăn uống các đồ lạnh hoặc thức ăn có tính hàn trong kì kinh nguyệt, ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý để cơ thể khỏe mạnh. Tránh làm việc nặng hoặc vận động quá mạnh để giảm các cơn đau.
- Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước lọc, hạn chế các chất có cồn hoặc chất kích thích, uống nước gừng hoặc nước bạc hà để bụng ấm cũng là cách giảm đau bụng kinh.
- Bạn cũng có thể dùng một số loại thuốc giảm đau cũng giúp bạn qua cơn đau bụng kinh nhanh chóng.
- Đối với trường hợp đau bụng kinh do các bệnh phụ khoa hay bất cứ vấn đề gì bất thường gây ra thì chị em cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.
Mong rằng nội dung trong bài viết trên đây đã giúp chị em hiểu hơn về đau bụng kinh và các vấn đề liên quan đến hiện tượng này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT], đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ qua đường dây nóng 0982.111.497 hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
[el5a1f68da269de]
Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!