Tìm kiếm [x]
x

Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì khiến cho không ít bạn nữ cảm thấy lo lắng, bất an. Thông thường, trong khoảng 1 – 2 năm đầu tiên khi bị hành kinh, các bạn nữ trong tuổi dậy thì sẽ gặp phải tình trạng kinh nguyệt thất thường do các hooc-môn chưa ổn định hoàn toàn. Nếu tình trạng này kéo dài liên tục nhiều năm thì rất có thể là một biểu hiện của bệnh lý bất thường nào đó. Hãy cùng lắng nghe lời giải đáp về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

kinh nguyệt không đều xảy ra phổ biến ở tuổi dậy thì

Thế nào là tình trạng kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì?

Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày hành kinh đầu tiên của chu kỳ này cho tới ngày đầu xuất hiện kinh nguyệt của chu kỳ tiếp theo. Thông thường, một chu kỳ hành kinh sẽ có độ dài trung bình từ 28 – 30 ngày. Một số trường hợp khác chu kỳ có thể kéo dài từ 21 – 35 ngày. Số ngày hành kinh xuất hiện khoảng từ 3 – 7 ngày.

Chính vì thế, tình trạng kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì dẫn đến việc chu kỳ kinh của các bạn nữ có thể dài hơn 35 ngày, hoặc ngắn hơn 21 ngày. Đồng thời, số ngày ra máu kinh cũng ít hoặc nhiều hơn khoảng thời gian 3 – 7 ngày. Bên cạnh đó, số lượng máu kinh ra rất ít trong khoảng 30ml trở xuống, hoặc rất nhiều từ 80ml trở lên.

Các triệu chứng xuất hiện trong kỳ hành kinh như: đau bụng, đau lưng, hạ huyết áp, mệt mỏi… diễn ra thường xuyên với mức độ nặng hơn so với người bình thường, thậm chí có những bạn gái còn bị ngất xỉu. Ngoài ra, còn một số hiện tượng khác bao gồm: Mất kinh tạm thời trong khoảng vài tháng rồi có trở lại, màu sắc và tính chất của máu kinh trở nên bất thường…

Ket Noi Voi Bac Si

Nguyên nhân kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì do đâu?

Không ít bạn gái cảm thấy e ngại, khó chịu và bất tiện khi bắt đầu xuất hiện hành kinh, nhưng thực tế nó lại có vai trò rất quan trọng, cần thiết đối với sức khỏe cũng như khả năng sinh sản về sau này. Để có hướng giải quyết hiệu quả nhất cho tình trạng kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì, trước hết chúng ta cần phải nắm rõ về những nguyên nhân gây ra vấn đề này.

1. Nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn

Estrogen và Progesterone là 2 hormone quan trọng, có tác dụng kiểm soát và điều tiết nhiều chức năng, đặc biệt là chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản ở nữ giới. Sự gia tăng mạnh mẽ của 2 nội tiết tố này trong giai đoạn dậy thì chính là nguyên nhân phổ biến nhất làm ảnh hưởng tới thời gian và lượng máu kinh của các bạn nữ.

2. Yếu tố tâm lý

Dậy thì là một giai đoạn vô cùng nhạy cảm, các bạn gái thường khó có thể kiểm soát được tâm trạng, dễ cáu, dễ buồn, thường xuyên im lặng hoặc có thể chống đối lại bố mẹ. Thêm vào đó là sự áp lực, stress đối với việc học tập và một số vấn đề trong cuộc sống khiến cho kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì.

3. Lối sống thiếu khoa học

Cơ thể nữ giới ở tuổi dậy thì rất cần được đảm bảo cả về chế độ dinh dư      ỡng cũng như thời gian nghỉ ngơi. Vì vậy, việc ăn uống thiếu chất, nhịn ăn để giảm cân, sử dụng nhiều đồ ăn nhanh, học tập quá sức, thường xuyên thức khuya… là những lý do không thể bỏ qua làm rối loạn kinh nguyệt.

>> XEM THÊM: Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu của bệnh gì?

4. Dùng thuốc tránh thai

Hiện nay, tình trạng quan hệ tình dục ở giai đoạn dậy thì là vấn đề đáng báo động. Bởi các bạn nam và nữ có tâm lý tò mò, khó kiểm soát hành vi. Để không mang thai, các bạn gái phải sử dụng các loại thuốc tránh thai hằng ngày hoặc khẩn cấp, từ đó dẫn tới kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì.

5. Do mang thai, phá thai

Với tâm lý tò mò, kèm theo thiếu kiến thức giáo dục giới tính khiến cho nhiều bạn trẻ mang thai ngoài ý muốn. Sau đó là hệ lụy phá thai không an toàn khiến kinh nguyệt bị thay đổi một cách thất thường.

>> XEM THÊM: Lý giải kinh nguyệt không đều sau phá thai

6. Ảnh hưởng từ bệnh phụ khoa

Mặc dù đây là một nguyên nhân có tỷ lệ thấp, tuy nhiên không có nghĩa là không thể xảy ra. Những vấn đề như: viêm âm đạo, bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, buồng trứng và tử cung… cần phải được xử lý kịp thời để phòng tránh xảy ra rủi ro đến sức khỏe và khả năng sinh sản sau này.

viêm phụ khoa là một trong nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì phải làm sao?

Kinh nguyệt không đều trong độ tuổi dậy thì nhìn chung không phải là một tình trạng bất thường. Những triệu chứng như: hành kinh đến sớm, đến muộn, máu kinh ra nhiều hoặc ít hơn bình thường, thời gian ngày kinh ngắn hoặc dài… sẽ tự được cải thiện, điều hòa sau khoảng 1 – 2 năm.

Mặc dù vậy, trong 1 – 2 năm đó thì tình trạng này có thể sẽ gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống của các chị em. Nhiều người sẽ không thể biết chính xác được kinh nguyệt của mình như thế nào để chuẩn bị trước tâm lý. Tuy nhiên, thực tế là bạn có thể hạn chế bớt những biểu hiện của rối loạn kinh ngay từ các thói quen trong lối sống sinh hoạt của mình bằng cách:

1. Chăm sóc vùng kín đúng cách

Một số bệnh phụ khoa sẽ ảnh hưởng đến kỳ kinh và gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì nếu mắc phải. Chính vì vậy, việc chăm sóc “vùng kín” cẩn thận là điều vô cùng quan trọng giúp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh. Các bậc phụ huynh nên quan tâm và hướng dẫn con mình vệ sinh, giữ gìn vùng kín sao cho đúng cách, bởi hầu hết độ tuổi dậy thì các bạn nữ vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong vấn đề này.

“Cô bé” cần được vệ sinh đều đặn hằng ngày, đặc biệt phải lưu ý nhiều hơn trong thời gian kinh nguyệt. Lau rửa vùng kín từ trước ra sau, đồng thời không thụt rửa bên trong quá sâu để phòng ngừa các tác nhân gây viêm nhiễm xâm nhập. Chỉ sử dụng những loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính chất dịu nhẹ, ít mùi hương.

Nếu đang trong thời gian hành kinh cần tránh việc để băng vệ sinh quá lâu rồi mới thay. Hãy thay băng từ 4 – 5h/lần kể cả có ra máu hay không. Trong trường hợp máu kinh chảy nhiều hơn bình thường thì phải thay 2 – 3h/lần, hoặc tùy theo tình trạng của bản thân,

Bạn nên lựa chọn những loại đồ lót rộng rãi, chất liệu thoáng khí và có thể thấm hút tốt. Thay đồ lót 1 – 2 lần/ngày, sau khi vệ sinh xong hãy để vùng kín khô ráo rồi mới mặc.

2. Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng

Sự phát triển và hoàn thiện của cơ thể trong giai đoạn dậy thì đòi hỏi việc cung cấp đầy đủ những dưỡng chất trong thực đơn hằng ngày ở cả nam giới và nữ giới. Do đó, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến việc cải thiện kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì.

Các bạn nữ trong tuổi dậy thì cần chú ý:

+ Ăn uống đúng giờ, đủ chất, ăn chậm, nhai kỹ, không được nhịn ăn để giảm cân.

+ Cần bổ sung: Rau củ, hoa quả tươi, các loại đậu (đặc biệt là đậu nành), các loại hạt, thịt bò, thịt gà, thịt cá chứa omega 3, gan, uống nhiều nước (nước khoáng, nước trái cây, canh, súp)… mỗi ngày.

+ Những thực phẩm cần tránh: Đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, các món ăn quá nhiều dầu mỡ, món cay nóng, bia rượu, nước ngọt, cà phê, nước chè, lượng muối và đường chỉ sử dụng ở mức độ vừa phải…

+ Cân bằng thời gian học tập, hoạt động và nghỉ ngơi.

+ Xây dựng thời gian dành cho việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý cũng cần thiết không kém chế độ dinh dưỡng. Theo đó, nữ giới trong giai đoạn dậy thì cần tránh học tập quá sức, suy nghĩ quá nhiều, thức khuya… Thay vào đó, nên ngủ đủ giấc 7 – 8h/ngày, luôn giữ cho tâm trạng vui vẻ, thoải mái.

Nếu gặp phải vấn đề gì trong cuộc sống, nữ giới nên chia sẻ với bố mẹ hoặc những người ở xung quanh để cùng nhau tìm ra hướng giải quyết hiệu quả. Các bậc phụ huynh cũng nên quan tâm đến con cái để giúp đỡ kịp thời. Ngoài ra, vận động, luyện tập là việc rất tốt, tuy nhiên chỉ nên thực hiện ở mức vừa phải, phù hợp với bản thân.

3. Thăm khám bác sĩ

Có thể không ít phụ huynh cho rằng việc đưa con mình đến gặp bác sĩ khi thấy kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì là không cần thiết. Tuy nhiên, việc này thực tế lại đem đến nhiều lợi ích cho các bạn nữ. Bác sĩ sẽ thăm khám chính xác xem cơ thể nữ giới đang gặp phải tình trạng bất thường nào hay không. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc để giảm bớt các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt.

Bên cạnh đó, nắm bắt được tâm lý, những vấn đề thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi này, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho bạn gái về việc chăm sóc, bảo vệ bản thân sao cho khoa học. Kết hợp với sự quan tâm và theo sát của phụ huynh thì các bạn nữ sẽ thoải mái hơn, có được thêm kiến thức, kinh nghiệm trong cuộc sống.

Ngoài ra, nếu kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì có những biểu hiện dưới đây thì phụ huynh cũng phải nhanh chóng đưa con đi khám bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời, tránh các rủi ro:

+ Những triệu chứng trong kỳ kinh xuất hiện với mức độ nặng: Đau bụng dữ dội, ra nhiều máu kinh một cách quá mức, cơ thể suy nhược, ngất xỉu, hành kinh trên 1 tuần chưa dứt…v.v

+ Ra máu kinh với màu sắc và mùi bất thường, khó chịu; Âm đạo ngứa ngáy, sưng tấy đỏ, khí hư ra nhiều có mùi hôi, màu lạ…v.v

+ Không thấy kinh nguyệt xuất hiện trong thời gian từ 3 tháng trở lên.

Hy vọng qua bài viết vừa rồi, các bạn nữ trong độ tuổi dậy thì đã hiểu rõ hơn về: Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT]. Đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 0982.111.497. Hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

 

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC