Đau bụng kinh là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, cơn đau ít hay nhiều là tùy vào thể trạng của từng người. Vậy đau bụng kinh có phải là bệnh không? Cùng các bác sĩ Đông Phương tìm hiểu rõ hơn vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Đau bụng kinh có phải là bệnh?
Đau bụng kinh là do đâu?
Theo các chuyên gia, đau bụng kinh là hiện tượng xảy ra ở 90% nữ giới khi kỳ nguyệt san “ghé thăm”. Hiện tượng này không đáng lo lắng bởi nó không phải là bệnh. Tuy nhiên, chị em cần phải lưu ý nếu như cơn đau kéo dài thường xuyên, kèm theo những triệu chứng bất thường (sốt cao, buồn nôn, đau đầu…) thì rất có thể bạn đang mắc phải các căn bệnh tiềm ẩn gây nguy hại tới sức khỏe như:
1. U xơ tử cung
Thực chất, u xơ tử cung chỉ là một khối u lành tính nên ít gây biến chứng ung thư về sau. Khối u này thường có thể sẽ bị teo đi sau khi sinh hoặc khi bạn đã ở độ tuổi mãn kinh. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là khối u này sẽ không gây nguy hiểm. Bởi lẽ, nếu bạn đang ở trong độ tuổi sinh sản mà mắc phải bệnh u xơ tử cung thì bệnh có thể gây ra một số triệu chứng phiền toái như:
- Táo bón, đi đại tiện ra máu.
- Đau bụng dưới và vùng chậu dữ dội.
- Bí tiểu, đái rắt, thậm chí có thể gây suy thận.
- Ra nhiều máu trong kỳ “đèn đỏ” khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải.
Ngoài ra, đối với phụ nữ mang thai mà mắc bệnh u xơ tử cung thì có thể gây nguy hiểm đến thai nhi như sảy thai, sinh non.
>> Xem thêm: Cách chữa đau bụng kinh bằng bài thuốc dân gian
2. Hẹp cổ tử cung
Căn bệnh này có thể là do bẩm sinh hoặc đôi khi là do tác động đến cổ tử cung như viêm, dính sau hút nạo thai… Do cổ tử cung bị co hẹp lại nên trong kỳ “đèn đỏ”, bạn thường xuất hiện những cơn đau bụng từ nhẹ đến nặng. Ngoài ra, tình trạng này còn gây đau đớn khi quan hệ tình dục, chảy máu bất thường ở âm đạo hoặc vô kinh. Thêm nữa, khi bị hẹp cổ tử cung thì người bệnh sẽ bị chậm kinh hoặc khó có thai do tinh trùng bị cản trở nên không thể di chuyển vào buồng tử cung đến vòi trứng.
3. Viêm vòi trứng
Vòi trứng bị viêm có thể là do u nang buồng trứng hoặc các chứng bệnh viêm nhiễm khác. Trong thời kỳ rụng trứng, bệnh này sẽ khiến cho trứng khó di chuyển qua vòi trứng hơn.
4. Ung thư cổ tử cung
Trong giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung sẽ chưa có biểu hiện gì rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên, khi các tế bào ác tính xâm nhập và phát triển được thì có thể gây ra một số triệu chứng như:
- Tiết dịch âm đạo bất thường.
- Đau vùng chậu, vùng dưới rốn, thỉnh thoảng đau bụng kinh dữ dội.
- Đau hoặc phù chân.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Đau khi giao hợp.
Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, do đó khi thấy có các triệu chứng này thì bạn cần đi khám ngay để điều trị càng sớm càng tốt. Nhờ đó sẽ không gây ra các biến chứng nặng, làm ảnh hưởng đến tính mạng về sau.
5. Viêm vùng chậu mạn tính
Đau bụng dữ dội trong kỳ “đèn đỏ” cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm vùng chậu. Bệnh này có thể lây truyền qua đường tình dục hoặc cũng có thể do u nang bị nhiễm trùng. Thêm nữa, bệnh viêm vùng chậu rất dễ tái phát và trở thành mạn tính nên bạn cần đi kiểm tra sớm nếu có dấu hiệu đau bụng bất thường.
6. Lạc nội mạc tử cung
Trong tử cung của nữ giới thường có các lớp mô gọi là nội mạc tử cung. Mỗi tháng, khi con gái đến kỳ “đèn đỏ”, các mô này sẽ bong ra và được đẩy ra ngoài cơ thể. Thế nhưng, do một số yếu tố tác động khiến các mô lại đi lạc vào trong khoang bụng, buồng trứng, ruột hay trực tràng… rồi bám lại ở đó phát triển nên gọi là tình trạng lạc nội mạc tử cung. Một số người khi mắc bệnh này sẽ không có biểu hiện gì khác lạ, một số người thì lại phải đối mặt với cơn đau bụng kinh dữ dội đi kèm cùng các biểu hiện như chóng mặt, mệt mỏi, chân tay run rẩy…
Xem thêm: Khi bị đau bụng kinh nên ăn gì và kiêng gì?
Cần lưu ý những gì khi bị đau bụng kinh?
Nếu như đau bụng kinh không có những dấu hiệu bất thường thì chị em nên áp dụng cách chữa đau bụng kinh tại nhà để giảm bớt cơn đau 1 cách an toàn nhất. Nhưng khi đã có những dấu hiệu lạ, đáng lo ngại thì cách tốt nhất là chị em hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và sớm có hướng giải quyết nếu chẳng may mắc 1 trong các bệnh kể trên.
Ngoài ra để tránh các hệ quả không mong muốn, chị em cũng lưu ý trong những ngày kinh nguyệt cần:
- Thay băng vệ sinh mỗi 4 tiếng một lần để ngăn ngừa vi khuẩn từ máu sinh sôi phát triển.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống nhiều nước, hạn chế thực phẩm có tính hàn trong những ngày nguyệt san.
- Không vận động mạnh hoặc làm việc quá sức trong những ngày hành kinh.
Mong rằng nội dung trong bài viết trên đây đã giúp chị em giải đáp được lo lắng: Đau bụng kinh có phải là bệnh không?
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT] đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ qua đường dây nóng 0982.111.497 hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!