Tìm kiếm [x]
x

Các giai đoạn phát triển bệnh giang mai ở nữ

Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh giang mai đang ngày càng gia tăng, do phần lớn các chị em thiếu sự hiểu biết về căn bệnh này. Vậy nên, dưới đây, các bác sĩ phòng khám đa khoa Đông Phương có đưa ra một số hình ảnh bệnh giang mai ở nữ giới điển hình nhất, để các chị em có thể hình dung về bệnh rõ hơn.

Hình ảnh bệnh giang mai ở nữ

Các nốt giang mai xuất hiện trên cơ thể nữ

Việc tìm hiểu hình ảnh giang mai ở nữ là điều cần thiết và quan trọng, qua đó giúp các chị em biết được những biểu hiện cụ thể của bệnh như thế nào, từ đó sẽ biết cách nhận biết ra bệnh trong thời gian sớm nhất.

1. Giai đoạn 1

Trong giai đoạn 1, sau thời gian ủ bệnh từ 3 đến 9 tuần, giang mai sẽ có những biểu hiện đầu tiên đó là xuất hiện các vết mụn nước nhỏ, sần sùi và không ngứa, không đau. Dần dần các mụn nhỏ này sẽ căng và loét ra. Các vết loét này thường gặp ở bộ phận sinh dục nữ như môi lớn, môi bé, âm đạo… Ngoài ra các vết săng giang mai còn xuất hiện ở cả cổ tử cung, khoang miệng và mắt nếu chị em có quan hệ tình dục bằng miệng.

Hình ảnh của nốt giang mai khi mới xuất hiện

Giang mai ở giai đoạn 1: Việc điều trị giang mai không gặp nhiều khó khăn. Bởi vì giai đoạn này virut gây bệnh còn chưa đi sâu và máu người bệnh. Ngược lại nếu không điều trị thì khoảng 2 – 3 tuần các triệu chứng này sẽ biến mất và không để lại sẹo. Tuy nhiên, không nên nhầm lẫn rằng bệnh đã thuyên giảm, vì lúc này vi khuẩn giang mai đã đi sâu và máu và bắt đầu chuyển sang giai đoạn 2 – giai đoạn nặng hơn.

>> Xem thêm: Bệnh giang mai nguy hiểm như thế nào

2. Giai đoạn 2

Sau khi xoắn khuẩn giang mai ăn sâu vào máu người bệnh, hình ảnh bệnh giang mai ở nữ giai đoạn 2 được biểu hiện: ở trên bề mặt da xuất hiện các nốt nhỏ như hạt đậu, cứng và mọc tách rời nhau, các nốt này thường có hình dạng sần sùi, khô và không có các mô bám dính xung quanh. Dần dần, các nốt này lan dần ra, nổi lên thành những vùng cứng hình oval, sờ vào những vết tổn thương đó sẽ có cảm giác khô cứng.

Ngoài ra, trong giai đoạn này cũng sẽ kèm theo một số triệu chứng như sốt, đau họng, mệt mỏi, giảm cân liên tục. Đến giai đoạn này nếu không kịp điều trị các xoắn khuẩn giang mai có thể ăn sâu vào các tổ chức da thịt và các phủ tạng như cơ bắp tim mạch hay não hoặc gan gây nên những biểu hiện như giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và củ giang mai.

3. Giai đoạn cuối

Giai đoạn cuối của bệnh giang mai thường xuất hiện sau khoảng 1 – 15 năm sau khi mắc bệnh. Lúc này các xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập sâu vào máu, nội tạng, cũng như các bộ phận và bắt đầu gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất hiện giang mai thần kinh, giang mai tim mạch, gôm giang mai.

Giang mai giai đoạn cuối với những vết lở loét – chảy mủ

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn cuối với các vết lở loét, hoại tử, gây sẹo toàn thân thậm chí có thể gây dị dạng khuôn mặt của người bệnh.

Với những hình ảnh bệnh giang mai ở nữ giới qua từng giai đoạn bệnh như trên, các chị em có thể nắm bắt được diễn biến của bệnh như thế nào để từ đó sớm có biện pháp phòng tránh và điều trị hiệu quả nhất.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp chị em có thể đến Phòng Khám Chuyên Phụ Khoa Đông Phương tại 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội hoặc liên hệ qua đường dây nóng 0982.111.497 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC