Tìm kiếm [x]
x

Bật mí cách cải thiện đau vùng chậu khi mang thai

Theo các thống kê cho thấy cứ 5 phụ nữ sẽ có 1 người bị đau xương chậu trong thời gian mang thai. Triệu chứng đau xương chậu này khiến không ít bà bầu bị đau đớn và khó chịu. Vậy làm thế nào để cải thiện được tình trạng này giúp mẹ có được một thai kì nhẹ nhàng? Mẹ bầu có thể tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

1. Đau vùng chậu khi mang thai là gì?

Trieu Chung Dau Vung Chau Khi Mang Thai

Vùng khung chậu có cấu trúc vòng đai tròn, được tạo bởi xương cùng ở phía sau và 2 xương chậu hai bên, hình dạng giống cái chậu. Những triệu chứng của đau vùng chậu có thể từ nhẹ đến nặng, bao gồm: 

– Mẹ bầu cảm nhận đau ở vùng mu, vùng dưới thắt lưng.

– Đau hông, háng, đùi hoặc đầu gối. 

– Những cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi di chuyển. Ví dụ như khi đi bộ, khi bước lên xuống bậc cao. Khi thay quần áo, xoay trở người trên giường hay khi quan hệ tình dục.

– Mức độ đau vùng chậu còn tùy thuộc vào từng mẹ bầu cụ thể. Nhưng tóm lại là các mẹ đều có cảm giác khó chịu khi đi lại, làm việc nhà, hoạt động tình dục, hay khi ngồi làm việc cả ngày. 

– Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý phân biệt giữa đau vùng chậu và đau do thắt tử cung. Khi đau do co thắt thường đau thành từng cơn, vùng bụng có cảm giác cứng. Ngoài ra nếu do dọa sảy hay sảy thai sẽ kèm theo ra mau bất thường ở âm đạo. Còn bị đau xương chậu khi mang thai có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ hoặc sau khi sinh.

2. Vì sao mẹ bầu bị đau xương chậu khi mang thai?

Mẹ bầu xuất hiện hiện tượng bị đau xương chậu khi mang thai là đau ở phía trước hoặc phía sau xương chậu. Và nó có thể đau lan ra khu vực xung quanh như hông, đùi… “Thủ phạm” gây đau vùng chậu là:

Do nội tiết thai kỳ thay đổi: Khi mang thai cơ thể mẹ bầu sản sinh ra một loại hormone có tên là Relaxin, hormone này khiến dây chằng vùng chậu mềm và giãn ra. Đây là sự chuẩn bị của cơ thể khi thai nhi ra đời qua ngả âm đạo. Những điều này khiến các khớp xương vùng chậu di chuyển không đều. Thêm vào đó, thai nhi lớn dần lên trong tử cung, cùng với sự thay đổi tư thế đi đứng, càng tăng.

Can Nang Be Thay Doi Khien Me Bau Bi Dau Vung Xuong Chau

Do cân nặng của bé thay đổi: Quá trình thai nhi phát triển trong bụng mẹ, trọng lượng bé sẽ tăng thêm theo thời gian. Đây là nguyên nhân dẫn đến vùng xương chậu của mẹ bị áp lực vì còn nâng đỡ bào thai. Và khi bào thai càng lớn thì áp lực lên vùng xương chậu càng nhiều. Hoặc khi bụng mẹ to, sự thay đổi trong cách mẹ ngồi hoặc đứng sẽ gây ra nhiều căng thẳng hơn cho xương chậu. 

– Phần lưng hoặc xương chậu của mẹ bầu bị chấn thương trước khi mang thai: Điều này khiến cho tình trạng đau vùng chậu càng trở nên trầm trọng trong thai kỳ.

Những nguyên nhân khác có thể ảnh hưởng đến mẹ bầu bị đau vùng xương chậu: 

– Nhiều mẹ bầu do không kiểm soát được cân nặng trong thai kỳ: Tăng cân quá nhiều trong quá trình mang thai. Nó sẽ làm tăng gánh nặng lên các khớp trên cơ thể gây ra tình trạng đau xương chậu.

– Những mẹ bầu có chỉ số cơ thể cao: Đó là hiện tượng bị thừa cân/ béo phì ở mẹ trước khi mang thai.

– Do mẹ bầu bị thiếu hụt vitamin D và canxi trong quá trình mang thai: Một khi mẹ bị thiếu canxi để đáp ứng đủ nhu cầu canxi cho thai nhi thì cơ thể sẽ lấy canxi từ xương ra để cung cấp cho con. Khi đó sẽ dẫn đến lượng canxi bị thiếu hụt, mẹ bầu bị đau xương chậu.

3. Đau xương chậu khi mang thai có hại cho thai nhi không?

Dau Xuong Chau Khi Mang Thai Co Anh Huong Den Thai Nhi Khong

– Mẹ bầu bị đau xương chậu khi mang thai nhưng lại hoàn toàn không gây hại cho thai nhi. Ở mức độ nhẹ thì những cơn đau vùng xương chậu là chuyện bình thường. Tác hại nó chỉ khiến mẹ có cảm giác khó chịu và mệt mỏi. 

– Nhưng tùy từng mẹ bầu mà mức độ đau có thể từ nhẹ hoặc nghiêm trọng. Đặc biệt là nếu mẹ bầu thấy vùng chậu có triệu chứng đau quá không thể chịu nổi. Lúc này mẹ cần phải đi khám và điều trị ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Nếu những can thiệp điều trị từ sớm mẹ bầu sẽ khắc phục được vấn đề hơn là triệu chứng quá nặng mới đi thăm khám.

– Ở những mẹ có biểu hiện các cơn đau nhói giống như vùng chậu bị thắt lại. Lúc này thai phụ nên đi thăm khám vì đây có thể là dấu hiệu co thắt chuyển dạ sớm.

– Ngoài ra, một số dấu hiệu khác mà các mẹ bầu cũng cần lưu ý như: bị chảy máu âm đạo, chuột rút, bị rỉ nước ối nhiều. Các cơn đau có biểu hiện co thắt dữ dội. Đặc biệt, mẹ cảm nhận thai nhi có những chuyển động bất thường hay ngừng hoạt động thì thai phụ cần đến cơ sở y tế được được kiểm tra ngay.

>> Bị ứ dịch vùng chậu ảnh hưởng gì tới sức khỏe nữ?

4. Bật mí cách cải thiện đau vùng chậu khi mang thai

  • Khám và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ

Kham Bac Si Khi Bi Dau Xuong Chau Trong Khi Mang Thai

Đau vùng chậu khi mang thai dù ít hay nhiều đều sẽ gây mệt mỏi và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu. Tuy nhiên, đau vùng chậu khi mang thai hoàn toàn có thể khắc phục được giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và vui vẻ hơn. Nhưng để đảm bảo an toàn sức khỏe của cả hai mẹ con. Mẹ bầu nên đi khám đề phòng những trường hợp mẹ bị nặng. Hoặc tiềm ẩn những nguy hiểm khác để kịp thời điều trị sớm.

Khi hiện tượng đau vùng xương chậu quá nặng, mẹ bầu nên đi khám. Các bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp khám điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu như: 

Nhiệt trị liệu: Cách dùng đèn hồng ngoại, chườm ấm giúp mềm cơ giảm đau.

Cách xoa bóp: Xoa bóp nhẹ nhàng vùng chậu thường xuyên là biện pháp giảm đau hiệu quả.

Thuốc giảm đau: Trường hợp đau nhiều, mẹ bầu có thể dùng các loại thuốc giảm đau cho phụ nữ mang thai như paracetamol. Tuy nhiên, mẹ bầu nên áp dụng cách trên trước. Nếu không được hiệu quả, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc. Không nên tự ý mua thuốc về nhà uống, điều này sẽ ảnh tới thai nhi.

  • Cách cải thiện đau vùng chậu khi mang thai

Dưới đây là những cách hỗ trợ mẹ bầu cải thiện rõ rệt triệu chứng đau vùng chậu khi mang thai:

Các biện pháp hỗ trợ

massage vung-xuong-chau-bị-dau-giup-me-bau-cai-thien-trieu-chung

Dùng đai hỗ trợ: Có thiết kế rất đặc biệt dùng để nâng đỡ phần bụng ngày một lớn của thai phụ, giảm áp lực từ trọng lượng của bé lên khung xương chậu của mẹ. Từ đó mẹ sẽ phần nào giảm tình trạng đau xương chậu khi mang thai.

Massage vùng chậu: Liệu pháp này vừa giúp giảm đau vừa giúp mẹ bầu có những phút giây thư giãn. 

Chườm nóng- lạnh: Mẹ bầu có thể đắp những miếng gạc nóng và lạnh lên vùng bị đau. Đây cũng là một cách an toàn mà mẹ có thể thử để giảm đau. Và cách này có thể thực hiện trong mọi tư thế từ đứng đến ngồi.

Nằm nghiêng sang trái: Tư thế này không chỉ giúp máu từ động mạch chủ vào tử cung dễ dàng hơn, cung cấp nhiều oxy cho bé mà còn làm giảm áp lực hiệu quả. Mẹ bầu nên sử dụng thêm gối ôm khi nằm để tạo cảm giác thoải mái.

Lưu ý vận động nhẹ

Van Dong Nhe Nhang Khi Mang Bau Giu Giam Dau Vung Chau

Thể dục nhẹ nhàng: Ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu nên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường chức năng cột sống, bụng, vùng chậu, hông cũng như các cơ. Việc làm này có công dụng rất lớn, nó sẽ cải thiện sự ổn định của xương chậu và phần lưng.

Di chuyển nhẹ nhàng: Trong suốt quá trình mang bầu mẹ cần cẩn thận và nhẹ nhàng. Nhấlà khi thay đổi tư thế đứng, ngồi, nằm. Cần phân bổ đều trọng lượng trên cơ thể. Tuyệt đối mẹ không ngồi bắt chéo hai chân. Nó sẽ làm gia tăng tình trạng đau xương chậu khi mang thai.

Không đứng trên một chân: Việc làm này sẽ khiến các triệu chứng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, khi thay quần áo mẹ nên ngồi trên giường hoặc ghế. Sau đó, từ từ cho hai chân vào rồi mới từ từ đứng dậy và kéo lên.

Không ngồi một tư thế quá lâu: Thường xuyên thay đổi tư thế, tránh ngồi yên quá 30 phút mỗi lần. Các công việc thường ngày nên thực hiện ở tư thế ngồi. Ví dụ như thay mặc quần áo, ủi đồ,… Cũng không nên ngồi xổm và không nên đứng nhiều sẽ gây áp lực nên xương chậu. 

Không đi giày cao gót: Những đôi giày gót nhọn chỉ khiến mẹ bầu đi đứng khó khăn, dễ vấp ngã. Hơn nữa, khi đi giày cao gót thường xuyên còn khiến mẹ bị đau lưng, đau xương chậu khi mang thai nhiều hơn.

Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học

Che Do Dinh Duong Khoa Hoc Giu Me Bau Cai Thien Dau Vung Chau

Chế độ dinh dưỡng như: Ăn uống đầy đủ chất. Đặc biệt bổ sung canxi trong bữa ăn hàng ngày nhất. Ngoài ra, mẹ nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Cần bổ sung thêm các loại hoa quả, trái cây có nhiều vitamin.

Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều: Bầu cần dành thời gian để nghỉ ngơi. Không làm việc nhiều và quá sức. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp vùng xương chậu và dây chằng được thư giãn. Từ đó giảm đau hiệu quả. Thêm vào đó, mẹ bầu cũng cần ngủ đủ 8h/ ngày, tránh thức khuya, hay làm việc thâu đêm…

Không sử dụng các chất kích thích: như rượu, bia, thuốc lá… Bởi những chất kích thích này đều chứa nhiều độc tố ảnh hưởng tới cơ thể mẹ và thai nhi.

Tổng kết

Mẹ bầu không thể tránh khỏi cảm giác bị đau vùng xương chậu khi mang thai. Nhất là khi ở những tuần cuối của thai kỳ.Vì thế, mẹ nên tham khảo những cách trên để ó thể làm giảm triệu chứng đau. Nếu các biện pháp trên không giúp giảm bớt sự khó chịu. Và mẹ bầu cảm thấy ngày một đau. Mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn tốt hơn.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT]. Đội ngũ bác sĩ Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 0982.111.497. Hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương – 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn miễn phí. Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC