Tìm kiếm [x]
x

Khi mang thai nên tập thể dục như thế nào?

Tập thể dục khi mang thai là hoạt động giúp cải thiện sức khỏe và hỗ trợ cho việc sinh nở trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì thai phụ cần lưu ý những gì khi tập thể dục? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

  1. Phụ nữ mang thai có nên tập thể dục

Trao đổi cùng chuyên gia để được biết thêm về những bài tập tốt cho mẹ bầu và bé

Nhiều người vẫn quan niệm mang thai khiến phụ nữ trở nên yếu ớt và không nên vận động nhiều nhất là tập thể dục. Tuy nhiên, theo chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ mang thai nên tập thể dục để tránh bị tăng cân quá nhiều. Đồng thời, những bài tập thể dục cho bà bầu ở giai đoạn thai kì hỗ trợ tăng cường thể lực, sức đề kháng, sức chịu đựng cho cơ thể và giúp khoảnh khắc “vượt cạn” dễ dàng hơn.

Thông thường, phụ nữ đang ở trong 3 tháng đầu của thai kỳ không được khuyến khích tập luyện theo một chương trình thể dục hay một môn thể thao chuyên nghiệp. Việc cơ thể hoạt động nhiều và nặng hơn thông thường có thể gây căng thẳng cho em bé của bạn. Vì vậy nên tập thể dục khi thai từ 20 tuần, đã hình thành và vững chắc sẽ không gây ảnh hưởng thai nhi, giúp bà mẹ giảm nguy cơ tiền sản giật.

> Xem thêm:

  1. Thai phụ nên tập thể dục như thế nào?

Nếu lao vào tập nặng, tập quá sức, chị em có thể nhanh chán mà không đạt hiệu quả như mong muốn. Bởi vậy, bạn nên suy nghĩ kỹ để lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp với mình về lâu dài. Hãy lựa chọn những mục tiêu vừa phải, có thể đạt được, có tính định hướng và kịp thời.

Ba Bau Leo Thang Bo

Bà bầu thi thoảng nên leo thang bộ

Có thể đi thang bộ thay vì thang máy, lựa chọn những trạm xe buýt ở xa hơn để đi bộ nhiều hơn. Những yếu tố này sẽ cộng thêm vào số giờ mà cơ thể bạn hoạt động mỗi ngày.

Nghiên cứu gần đây cho thấy việc tập luyện từng chút một, nhưng diễn ra thường xuyên trong cả ngày sẽ tốt hơn là tập trung tập luyện nhiều trong một thời điểm. Tần số và thời gian hoạt động của cơ thể được tích lũy trong suốt cả ngày. Cơ thể bạn, với các cơ bắp, xương, dây chằng, được thiết kế để vận động. Ít vận động, kể cả khi bạn đang mang thai, sẽ khiến bạn dễ gặp các vấn đề về sức khỏe.

Yoga được coi là bài tập thể dục cho bà bầu hoàn hảo trước khi sinh. Nó giúp cơ thể linh hoạt và khiến bạn tĩnh tâm. Yoga cũng là một bài tập đôi tuyệt vời cho cả hai vợ chồng, và giúp tạo mối liên kết giữa cha mẹ với thai nhi.

aerobic-duoi-nuoc

Bài tập aerobic dưới nước

Nếu bạn không thích yoga, hãy thử bơi lội hay aerobic dưới nước. Bơi sẽ làm tăng sức mạnh cơ bắp và khả năng chịu đựng. Sức nổi của nước cũng sẽ tốt cho bụng của bạn khi tới cuối thai kỳ. Bạn có thể bơi cho đến tận khi sinh, và một số phụ nữ còn lựa chọn cách sinh con dưới nước.

Tac Dung Cua Di Bo Voi Ba Bau

Đi bộ rất tốt cho bà bầu và quá trình sinh con về sau

Đi dạo tại những nơi có đồi và dốc là bài tập aerobic lý tưởng cho cơ bắp của bạn. Điều này sẽ giúp tim của bạn làm việc hiệu quả hơn trong việc bơm máu đi khắp cơ thể, qua nhau thai và em bé.

Đi xe đạp là một cách thức tập aerobic hiệu quả khác. Hầu hết phụ nữ có thể đạp xe trong 6 tháng đầu của thai kỳ. Tất nhiên, họ không nên lựa chọn các loại xe đạp thể thao hay xe đạp leo núi, bởi những loại xe này có độ rủi ro cao.

bai-tap-truoc-sinh

Bài tập cho bà bầu trước khi sinh

Bài tập Kegel hay bài tập cho sàn chậu là bài tập quan trọng nhất mà bạn có thể thực hiện trong suốt thai kỳ. Sàn chậu giống như một tấm bạt lò xo hay sợi dây nâng đỡ các cơ quan vùng chậu. Nếu khỏe mạnh, nó sẽ giữ những cơ quan này ở đúng vị trí một cách tốt hơn. Việc duy trì một sàn chậu khỏe mạnh dễ dàng hơn nhiều so với việc cố gắng hồi phục một sàn chậu đã suy yếu.

[el594c2144b4ef2]

  1. Thai phụ không nên tập thể dục khi nào?

Thói quen tập thể dục sẽ dần dần giúp bạn cải thiện khả năng và sức chịu đựng của cơ thể. Tuy nhiên hãy chú ý tới những tín hiệu của cơ thể và ngừng tập thể dục khi:

  • Phụ nữ mang cặp song sinh hoặc ba

Phụ nữ mang thai nhiều lần được khuyên nên tránh tập thể dục, vì nó có thể kích hoạt lao động trước.

  • Phát hiện chảy máu

Nếu bạn bị chảy máu trong ba tháng đầu và ba tháng giữa, tốt hơn là tránh bất kỳ hoạt động thể chất nào, vì nó có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

  • Phụ nữ thiếu máu

Thiếu máu hoặc số lượng sắt thấp là nguy hiểm trong thai kỳ và nguy cơ bị thương và mất máu cao trong khi tập thể dục. Do đó, phụ nữ bị thiếu máu được khuyên không nên duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên.

  • Các vấn đề về tim

Phụ nữ bị bệnh tim không nên thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào khiến tim họ phải chịu áp lực to lớn.

  • Tăng huyết áp

Huyết áp cao là dấu hiệu “báo động đỏ” trong thai kỳ. Vì vậy, nếu bạn được chẩn đoán bị cao huyết áp trong thai kỳ, tốt hơn là nên cho cơ thể nghỉ ngơi.

Nếu bạn đang trải qua một thai kỳ hoàn toàn bình thường và đang trải qua các thói quen tập thể dục thường xuyên thì bạn cần quan sát 1 số dấu hiệu dưới đây tránh để tới lúc nguy hiểm.

  • Nếu thấy khó thở sau khi tập thể dục.
  • Nếu bạn đang trải qua bất kỳ loại đau ngực nào.
  • Đau cơ và sưng mắt cá chân.
  • Đau ở vùng bụng hoặc vùng xương chậu.
  • Cực kỳ nhức đầu và chóng mặt. Đây là một số dấu hiệu cho bạn biết rằng con bạn có thể không hoạt động thể chất tốt.

Trên đây là những chia sẻ về cách tập thể dục khi mang thai. Hy vọng đã mang đến nhiều thông tin hữu ích tới bạn đọc.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT], đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ qua đường dây nóng 0982.111.497 hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

[el594c2144b4ef2]

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC