Tìm kiếm [x]
x

Tiêm thuốc tránh thai có hiệu quả như thế nào?

Hiện nay có khá nhiều biện pháp tránh thai, tùy thuộc vào thời gian, tính hiệu quả và cách sử dụng khác nhau mà nữ giới có sự lựa chọn dành riêng cho bản thân. Trong đó, tiêm thuốc là một biện pháp ngừa thai mới nên không ít chị em băn khoăn tiêm thuốc tránh thai có hiệu quả như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để giải đáp vấn đề này nhé!

  1. Tiêm thuốc tránh thai có hiệu quả như thế nào?

Ngoài dùng bao cao su, đặt vòng tử cung, uống thuốc tránh thai hằng ngày thì tiêm thuốc tránh thai được xem là một cách tránh thai an toàn. Công thức của mỗi mũi tiêm có tác dụng tránh thai trong 3 tháng chứa hàm lượng cao hormone progestinrong (hormone nội tiết tố).

Với đặc tính liều dùng cao, hấp thu chậm nên thuốc luôn luôn có mặt trong cơ thể, phát huy hiệu lực cao, có thể coi như đình sản tạm thời. Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế rụng trứng gần như 100%. Ngoài ra, thuốc còn ức chế chất nhầy cổ tử cung cũng rất mạnh, khiến cho tinh trùng không thể thâm nhập được để lên buồng tử cung, niêm mạc tử cung teo đi khiến trứng khó có khả năng làm tổ.

Thuốc tiêm tránh thai phù hợp cho những phụ nữ khó dùng các biện pháp tránh thai khác, ví dụ như bị tác dụng phụ do estrogen (có trong viên thuốc tránh thai loại uống) hoặc không thể dùng được estrogen do chống chỉ định hoặc những người hay bị các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng nhiều vào thời gian rụng trứng…

Thuốc sẽ được tiêm vào vùng trên của cánh tay hay vào mông 3 tháng 1 lần. Thuốc tiêm tránh thai sẽ có tác dụng ngay lập tức khi bạn tiêm trong 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn tiêm vào những ngày khác, thuốc tiêm sẽ có tác dụng sau 7 ngày tiêm.

> Xem thêm:

  1. Đối tượng có thể tiêm thuốc tránh thai

Mặc dù hiệu quả của việc tiêm thuốc tránh thai có thể đạt đến hơn 90% nhưng được khuyến cáo không dành cho những người đã và đang có dự định mang thai trong vòng một năm, hay không muốn thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, những người có những tình trạng sau cũng không nên tiêm thuốc tránh thai:

  • Từng bị ung thư vú trong 5 năm gần đây;
  • Xuất huyết âm đạo chưa rõ nguyên nhân;
  • Bệnh mạch máu, tim mạch, đột quỵ
  • Đái tháo đường có biến chứng.
  • Bệnh gan.
  • Nguy cơ loãng xương
  • Lupus ban đỏ hệ thống.

Chính vì vậy, chị em nên tham  khảo tư vấn của bác sĩ chuyên sản khoa để biết mình có phù hợp với tiêm thuốc tránh thai hay không.

  1. Tiêm thuốc tránh thai có ảnh hưởng gì không?

Cũng giống các phương pháp tránh thai khác, tiêm thuốc tránh thai cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe phụ nữ mà chị em cần lưu ý:

  • Ảnh hưởng đến kinh nguyệt

Khi sử dụng phương pháp tiêm thuốc tránh thai, kinh nguyệt của chị em có thể bị gặp trường hợp kinh nguyệt không đều, có thể không thấy kinh. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, khi thuốc hết tác dụng, chu kỳ kinh nguyệt và khả năng thụ thai sẽ trở lại bình thường. Kinh nguyệt quay trở lại sau khi ngưng tiêm thuốc có thể đến nhanh hay chậm tùy theo cơ địa từng người.

  • Có khả năng gây loãng xương

Ảnh hưởng đáng kể của biện pháp tránh thai này là sẽ làm giảm độ kết dính của xương, loãng xương nữ giới ở bất cứ độ tuổi nào. Khi dùng thuốc với liều lượng cao, thời gian tránh thai lâu sẽ gây loãng xương và không thể phục hồi sau khi bạn ngưng sử dụng thuốc. Do đó, nếu muốn dùng tiêm thuốc tránh thai kéo dài hơn hai năm trở lên, chị em phụ nữ nên đo tỉ trọng xương trước và kiểm tra định kỳ độ loãng xương để cân nhắc.

  • Không có tác dụng phòng bệnh xã hội

Tiêm thuốc tránh thai sẽ không thể ngăn ngừa được các bệnh tình dục. Vì vậy, bạn nên cân nhắc bảo vệ sức khỏe của bản thân, khi quan hệ bạn vẫn nên dùng thêm bao cao su để tránh được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như giang mai, lậu…

  • Tác dụng phụ không mong muốn

Kế đến, khi các bạn dùng phương pháp này để tránh thai có thể gặp trường hợp tăng cân, lo lắng, bồn chồn, chóng mặt, buồn nôn, rụng tóc, mụn trứng cá, đau cương vú và trầm cảm nhưng không tăng nguy cơ đông máu và bệnh tim mạch.

Vì vậy, bạn cần cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định thực hiện phương pháp tránh thai này. Tuy nhiên, theo các bác sĩ sản phụ khoa đây là một biện pháp hiệu quả cao và có thời gian tác dụng tốt cho các bạn muốn tránh thai trong thời gian ngắn. Bạn có thể kết hợp với nhiều biện pháp tránh thai khác tùy theo thể trạng và kế hoạch sinh con của mình nhé!

Hy vọng qua nội dung bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ: Tiêm thuốc tránh thai có hiệu quả như thế nào? Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT], đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ qua đường dây nóng 0982.111.497 hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

[el594c2144b4ef2]

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC