Tìm kiếm [x]
x

Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu bệnh gì?

Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản của chị em. Trường hợp diễn biến nặng còn là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu bệnh gì? Các chị em cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của Đông Phương nhé!

Như thế nào được coi là kinh nguyệt không đều?

Kinh Nguyet Khong Deu La Dau Hieu Cua Benh Gi

Đa số chị em thường bị mắc kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt là hiện tượng âm đạo chảy máu theo chu kỳ hoạt động của buồng trứng. Được bắt đầu khi nữ từ năm 9 – 15 tuổi, và kéo dài đến 45 – 46 tuổi thì kết thúc. Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ, diễn ra theo một chu kỳ nhất định.

Biểu hiện:

  • Một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28 – 32 ngày là bình thường. Quá trình này được tính từ ngày đầu tiên hành kinh (tức ngày đầu tiên ra máu âm đạo) của chu kỳ kinh nguyệt – cho đến ngày đầu tiên hành kinh của chu kỳ kinh nguyệt kế tiếp.
  • Số ngày hành kinh là số ngày ra máu âm đạo. Thường là từ 3 – 7 ngày với tổng lượng máu kinh là từ 80 – 150ml.

Kinh nguyệt không đều là gì?

Kinh nguyệt không đều là hiện tượng kinh nguyệt không theo một chu kỳ nhất định như trên. Chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn hơn hoặc dài hơn, lượng máu kinh và màu sắc kinh nguyệt thay đổi thất thường.

Kinh nguyệt không đều có liên quan mật thiết tới sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Chị em trong độ tuổi sinh sản bị kinh nguyệt không đều kéo dài có thể dẫn tới vô sinh – hiếm muộn.

Kinh nguyệt không đều thường gặp ở độ tuổi nào?

Kinh nguyệt không đều thường gặp ở những bạn gái trong độ tuổi dậy thì do nội tiết tố, hoạt động của buồng trứng chưa ổn. Tuy nhiên, nó chỉ xuất hiện trong 2-3 năm đầu hành kinh. Với các chị em trong độ tuổi sinh sản, kinh nguyệt không đều mà kéo dài nhiều ngày thì có thể là dấu hiệu bị mắc các bệnh phụ khoa, u nang buồng trứng…

Ket Noi Voi Bac Si

Nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều

Kinh Nguyet Khong Deu La Dau Hieu Cua Benh Gi 2

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều, nhưng tóm lại có những nguyên nhân chủ yếu sau đây: 

  • Mất cân bằng nội tiết tố

Chu kỳ kinh nguyệt được điều chỉnh bởi hoạt động của hệ nội tiết bao gồm estrogen và progesterone. Khi hệ nội tiết mất cân bằng thì chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ bị rối loạn.

  • Mang thai

Khi nữ giới mang thai thì lớp niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị cho trứng đã thụ tinh làm tổ. Do đó thai phụ sẽ mất kinh trong toàn bộ quá trình mang thai.

  • Tuổi dậy thì

kinh-nguyet-khong-deu-gay-benh-gi

Bé gái trong tuổi dậy thì thường có kinh nguyệt thường không đều

Kinh nguyệt không đều thường gặp ở độ tuổi dậy thì. Nguyên nhân là do 2-3 năm đầu khi mới có kinh, hoạt động nội tiết của vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng chưa trưởng thành. Vì vậy mà chu kỳ kinh nguyệt không đều.

> XEM THÊM: Kinh nguyệt không đều ra ít máu kinh có màu đen cảnh báo bệnh gì?

  • Cho con bú

Chất lượng hormone prolactin chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ sẽ cản trở quá trình rụng trứng. Với những bà mẹ cho con bú thường bị chậm kinh trong 6 tháng sau sinh. Hoặc thậm chí còn lâu hơn thế. Một số trường hợp, kinh nguyệt sẽ chỉ xuất hiện sau khi ngừng cho con bú.

  • Tiền mãn kinh

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, chức năng buồng trứng của nữ giới bắt đầu suy giảm estrogen và progesterone sản xuất ít hơn. Quá trình này gây ra rối loạn kinh nguyệt và cuối cùng là không còn kinh nữa. 

  • Thừa cân hoặc sút cân

Sự thay đổi cân nặng của phụ nữ cũng sẽ ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong cơ thể, ảnh hưởng đến hành kinh.

  • Bị stress

kinh-nguyet-khong-deu-la-dau-hieu-cua-benh-gi

Lo lắng, căng thẳng sẽ làm cho tuyến thượng thận tiết ra nhiều hormone cortisol. Hormon làm gián đoạn quá trình sản xuất nội tiết tố như estrogen và progesterone dẫn đến kinh nguyệt không đều.

  • Tác dụng phụ của thuốc

Các loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc tuyến giáp, thuốc chống đông máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị, thuốc động kinh,… đều làm giàn đoạn chu kỳ kinh nguyệt. Đây là nguyên nhân khiến chị em chậm kinh, đau bụng kinh dữ dội, rối loạn kinh nguyệt.

  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng

Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng cần thiết sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất hormone estrogen và gây ra kinh nguyệt không đều.

  • Sử dụng chất kích thích

Thường xuyên sử dụng chất kích thích: như rượu, bia, thuốc lá… Các chất kích thích không chỉ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tâm trạng của con người. Làm tăng nguy cơ chuột rút, ức chế dây thần kinh… đồng thời là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất kinh trong một thời gian dài. 

  • Tập thể dục quá sức

Tập thể dục quá sức cũng làm cho hoạt động của cơ thể bị gián đoạn.

Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu của bệnh gì? 

Chu kỳ kinh nguyệt của bé gái tuổi dậy thì, chị em trong độ tuổi sinh sản không đều, kéo dài thường xuyên chính là dấu hiệu bất thường. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị thì sẽ gây nên hậu quả rất nghiêm trọng. Vì vậy nữ giới nên hết sức lưu ý nhé.

1. Bệnh viêm nhiễm phụ khoa

kinh-nguyet-khong-deu-gay-benh-viem-nhiem-phu-khoa

các bệnh viêm nhiễm phụ khoa đều có biểu hiện kỳ kinh không đều

Theo các chuyên gia sản khoa những biểu hiện như kinh nguyệt bị rối loạn như chậm kinh, vô kinh, kinh nguyệt ra nhiều,… là biểu hiện chị em đã bị viêm nhiễm phụ khoa.

Viêm nhiễm phụ khoa làm tổn thương đến các cơ quan như tử cung, vòi trứng. Từ đó khiến cho sự dày lên của lớp niêm mạc tử cung và sự bong tróc lớp niêm mạc đó mỗi khi đến kỳ kinh bị ảnh hưởng. Lúc này, tình trạng chậm kinh rất dễ xảy ra.

2. Bệnh viêm âm đạo

Viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng tại cơ quan sinh dục. Bộ phận chịu ảnh hưởng là âm đạo do sự xâm nhập của các tác nhân có hại như nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng, trùng roi gây ra.

Viêm nhiễm âm đạo nhất là tình trạng viêm nhiễm lâu, nặng sẽ gây viêm nhiễm ngược dòng làm ảnh hưởng tới các bộ phận bên trong cơ quan sinh dục như buồng trứng – nơi phóng noãn điều chỉnh nội tiết tố tạo nên kinh nguyệt. Do đó, kinh nguyệt sẽ bị rối loạn. Nhiều chị em sẽ bị mất kinh, chậm kinh trong thời gian dài.

3. Bệnh viêm vùng chậu

Kinh Nguyet Khong Deu Gay Benh Viem Vung Chau

bệnh viêm vùng chậu do những kỳ nguyệt san phụ nữ bị đau bụng dữ dội

Viêm vùng chậu (PID) hay còn gọi là viêm đường sinh dục trên. Đây là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh sản của phụ nữ bao gồm tử cung, cổ tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Bệnh này xảy ra do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Nhiễm trùng có xu hướng lây lan dễ nhất trong khi đang hành kinh. Bệnh viêm vùng chậu và các bệnh nhiễm trùng khác có thể gây ra do rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Điều này có thể gây chảy máu nghiêm trọng và đau.

4. Hội chứng buồng trứng đa nang

Kinh Nguyet Khong Deu Gay Buong Trung Da Nang

kỳ kinh thất thường có thể gây buồng trứng bị đa nang

Buồng trứng đa nang là hiện tượng nồng độ hormone nam Androgen tăng cao bất thường trong cơ thể gây mất cân bằng nội tiết. Androgen gây khó khăn cho sự phát triển nang noãn. Khi đó xuất hiện các nang nhỏ ở buồng trứng khiến trứng không thể trưởng thành và rụng bình thường. 

Hội chứng buồng trứng đa nang gây ra các triệu chứng như kinh nguyệt không đều. Chu kỳ ngắn hoặc dài, có khi vài tháng hoặc vài năm mới có kinh một lần. Hoặc có thể tắt kinh và chảy máu nhiều khi có kinh nguyệt.

5. Vấn đề về tuyến giáp

Tuyến giáp có vai trò điều khiển quá trình chuyển hóa trong cơ thể và giải phóng các hormone. Vì vậy, tuyến giáp cũng ảnh hưởng nhiều đến chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy 44% những người tham gia có kinh nguyệt không đều cũng bị rối loạn tuyến giáp. 

Biểu hiện suy giáp có thể khiến chu kỳ kinh dài hơn, nặng hơn và tăng các cơn đau bụng kinh, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, nhạy cảm với lạnh và tăng cân. Cường giáp thì chu kỳ kinh sẽ ngắn hơn, nhẹ hơn với các triệu chứng như sút cân đột ngột, tim đập nhanh, hồi hộp. Nồng độ hormone tuyến giáp cao trong cường giáp có thể khiến chu kỳ kinh ngắn hơn, nhẹ hơn kèm theo các triệu chứng giảm cân đột ngột, lo lắng và hồi hộp, tim đập nhanh.

6. Suy buồng trứng sớm

Buồng trứng là nơi nuôi dưỡng sự phát triển của trứng, giúp trứng chín và rụng để sẵn sàng thụ tinh. Buồng trứng cũng tiết ra 2 hormone nữ là estrogen và progesterone rất cần thiết để duy trì chức năng sinh lý nữ. Estrogen giúp các cơ quan sinh dục phát triển ở trạng thái cân bằng. Progesterone có tác dụng chuẩn bị cho tử cung mang thai và tiết sữa ở tuyến vú.

Suy buồng trứng sớm là tình trạng ngừng hoạt động chức năng buồng trứng trước tuổi 40. Bệnh nhân không thể thực hiện được chức năng sinh sản và nuôi dưỡng trứng để duy trì hoạt động sinh sản một cách bình thường. Biểu hiện của suy buồng trứng là chu kỳ kinh nguyệt không đều, thiểu kinh hoặc vô kinh làm giảm khả năng sinh sản, thậm chí là vô sinh.

7. Viêm cổ tử cung

Kinh Nguyet Khong Deu Gay Benh Viem Co Tu Cung

Do rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều… là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm cổ tử cung. Thông thường, viêm cổ tử cung không có dấu hiệu và triệu chứng, và chỉ vô tình phát hiện khi người bệnh đi khám sức khỏe định kỳ hoặc do bệnh khác mới phải đi khám bệnh. Đây là hiện tượng làm xáo trộn chức năng của cổ tử cung. Biểu hiện là chị em cảm thấy đau đớn bụng dưới, kinh nguyệt thất thường, tháng có tháng không.

Dang Ki Kham

8. U xơ tử cung

U xơ là khối u cơ phát triển trong thành tử cung. Hầu hết các khối u xơ là lành tính có thể có kích thước từ nhỏ như hạt đậu đến kích thước của quả bưởi.

Khi mắc u xơ tử cung, bạn có thể thấy hiện tượng kinh nguyệt không đều bất thường như ra máu âm đạo không đúng chu kỳ. Hoặc ra quá nhiều máu trong những ngày hành kinh khiến cơ thể thiếu máu, mệt mỏi, da dẻ xanh xao…v.v  Ngoài ra có các triệu chứng như: đau vùng chậu, cảm giác chèn ép, đau thắt lưng, chân, đau khi quan hệ…

9. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các tế bào nội mạc tử cung được tìm thấy ở vị trí bên ngoài tử cung như buồng trứng, ống dẫn trứng, mô nâng đỡ tử cung, mặt sau của tử cung… Nó có thể làm tổn thương ống dẫn trứng, vòi trứng, cản trở nhu động ống dẫn trứng và ảnh hưởng đến sự phóng noãn. Lạc nội tử cung biểu hiện lượng máu không thể chảy ra ngoài âm đạo mà bị ứ đọng lại. Khi đó sẽ gây nhiễm trùng và nhiều vấn đề khác.

Khi bị lạc nội tử cung, người bệnh sẽ có các triệu chứng như xuất hiện các cơn đau vùng chậu, đau bụng dữ dội trong thời gian hành kinh. Cơn đau càng có xu hướng nặng hơn theo thời gian. Lạc nội tử cung khiến kinh nguyệt không đều, thời gian hành kinh dài hơn và bị ra máu nhiều hơn. Nó cùng kèm theo dấu hiệu như táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, đầy hơi trong kỳ kinh nguyệt.

10. U nang buồng trứng

Đây là một khối chứa dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu phát triển bất thường trên hoặc bên trong buồng trứng. Khối u này có thể là các mô mới khác thường hay là sự tích tụ dịch tạo thành một nang trên buồng trứng. U nang buồng trứng có thể phát triển từ các mô của buồng trứng. 

Khi phụ nữ có kinh nguyệt sớm hơn bình thường cũng là yếu tố dẫn tới u nang buồng trứng phát triển thành bệnh. Chu kỳ kinh bất thường hay còn gọi là chứng rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện của nhiều bệnh phụ khoa trong đó có liên quan đến buồng trứng.

11. Ung thư cổ tử cung và ung thư nội mạc tử cung

Kinh Nguyet Khon Deu Gay Ung Thu Noi Mac Tu Cung

Ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung có xu hướng gia tăng ở nữ giới. Bệnh là do các tế bào nội mạc tử cung phát triển quá mức. Khi đó hình thành nên các khối u ác tính. 

Khi bị ung thư cổ tử cung, nội mạc tử cung gây ra những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Biểu hiện như đau bụng, mất nhiều máu. Hoặc chảy máu trong hoặc sau khi giao hợp. Nếu xuất tiết bất thường này  là dấu hiệu “tố cáo” chị em có nguy cơ ung thư cổ tử cung hoặc ung thư nội mạc tử cung.

12. Dấu hiệu tiền mãn kinh

Có thể nói, tiền mãn kinh là giai đoạn xảy ra trước khi mãn kinh ở phụ nữ, thường bắt đầu ở độ tuổi 40 hoặc sớm hơn. Do sự mất cân bằng hoặc suy giảm của các nội tiết tố nữ kích thích buồng trứng như estrogen và progesterone sẽ tác động trực tiếp vào chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Biểu hiện rõ nét nhất của tiền mãn kinh là gây ra kinh nguyệt không đều và kéo dài nhiều ngày, máu kinh ra ít hoặc ra nhiều. Hoặc là trong một chu kỳ hoặc gặp tình trạng mất kinh một thời gian sau đó có lại.

Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản

Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng lớn đến khả năng thụ thai của nữ. Bởi vì hoạt động của buồng trứng bị thay đổi. Vì vậy, các nang trứng không thể chín và phóng đúng chu kỳ. Nghiêm trọng nhất không được hỗ trợ kịp thời có thể dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.

Ngoài ra, kinh nguyệt không đều còn gây ra các tác hại như: 

  • Kinh nguyệt không đều làm thay đổi nội tiết tố nữ. Vì vậy sẽ khiến nhan sắc của chị em bị thay đổi. Đặc biệt là là những người trên 30 tuổi.
  • Da xanh xao, thô ráp, dễ bị nám, tàn nhang, lỗ chân lông to, nổi mụn, lão hóa sớm.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, cáu giận, trí nhớ giảm, dễ mắc các bệnh xương khớp.
  • Chu kỳ kinh kéo dài gây mất máu nhiều khiến người mệt mỏi, da niêm mạc nhợt, chóng mặt, thở gấp, tim đập nhanh…

Biểu hiện của kinh nguyệt không đều

Biểu hiện của kinh nguyệt không đều bao gồm:

  • Kinh sớm: Kinh nguyệt có thể đến sớm 3 ngày. Nhưng có khi 7 ngày hoặc thậm chí kinh nguyệt diễn ra 2 lần/tháng.
  • Chậm kinh: Thông thường nữ giới hay bị trễ kinh 3-4 ngày. Nếu chậm kinh 10 ngày mà trước đó có hoạt động quan hệ tình dục thì nên nghĩ đến việc có thai.
  • Rong kinh: Kinh nguyệt kéo dài > 7 ngày. Lượng máu ra ngoài nhiều hay ít tùy theo nguyên nhân.
  • Kinh thưa: Bị chậm kinh 2 tháng, 3 tháng hay khoảng cách chu kỳ kinh nguyệt cách nhau 5 tháng.
  • Vô kinh: Tức là không có kinh trên 6 tháng hoặc 1 năm.

Cách khắc phục kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể. Do vậy, chị em cần biết cách chăm sóc bản thân. Tham khảo những cách sau chị em có thể cải thiện được tình trạng kinh nguyệt không đều. Từ đó, nguy cơ mắc các bệnh cũng hạn chế hơn.

Điều cần làm:

  • Thay đổi thực đơn hàng ngày

Nên tạo cho mình một chế độ ăn uống phù hợp. Bổ sung các loại vitamin và các khoáng chất thiết yếu. Nên ăn nhiều rau củ quả và ăn đa dạng các loại thực phẩm. Điều này giúp tăng cường sức đề kháng và nội tiết tố trong cơ thể được ổn định.

  • Tăng cường tập luyện thể dục
kinh-nguyet-khong-deu-la-dau-hieu-cua-benh-gi

thể dục mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh phòng chống bệnh

Tập thể dục hàng ngày phù hợp với bản thân, không tập luyện quá sức. Giúp chị em có hệ tuần hoàn và trao đổi chất tốt, loại bỏ những rối loạn nội tiết.

  • Uống nhiều nước

 Cơ thể đủ nước sẽ hoạt động trơn tru và giữ cho lượng đường huyết ổn định. Đồng thời, giúp hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị kinh nguyệt không đều. Nên bổ sung 2 lít nước mỗi ngày.

  • Tránh sử dụng các chất kích thích

Tránh uống bia rượu, hút thuốc lá… Bởi đây là những thứ gây hại đến sức khỏe khiến cho kinh nguyệt không đều. 

  • Nên khám bác sĩ phụ khoa thường xuyên

Tóm lại kinh nguyệt không đều ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Hy vọng chị em có được những kiến thức bổ ích qua bài viết trên. Để bảo vệ sức khỏe của mình, chị em nên đến bệnh viện khám phụ khoa theo định kỳ nhé!

Trên đây là chia sẻ về “Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu bệnh gì?” của bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám phụ khoa Đông Phương.

Nếu còn bất cứ điều gì cần tư vấn, chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT]. Đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 0982.111.497. Hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC