Tìm kiếm [x]
x

Bị cúm trong 3 tháng đầu mang thai có sao không?

Trong 3 tháng đầu mang thai bạn bị cúm? Như vậy liệu có ảnh hưởng gì đến đứa bé hay không? Những lời giải đáp sẽ được bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bị cúm ngay trong 3 tháng đầu tiên mang thai

Cảm cúm là căn bệnh mà đa số phụ nữ mang thai mắc phải, trong đó nhiều và nguy hiểm nhất là trường hợp mang thai 3 tháng đầu.

Vậy tại sao 3 tháng đầu thai kì mẹ bầu dễ bị cúm?

Bị cúm 3 tháng đầu có sao không?

Những vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

  1. Tại sao 3 tháng đầu thai kì mẹ bầu dễ bị cúm?

mang-thai3-thang-dau

Thăm hỏi bác sĩ để 3 tháng đầu thai kì được an toàn

3 tháng đầu thai kì là giai đoạn khá nhạy cảm khi hệ miễn dịch bắt đầu suy giảm, nhất khi thời tiết thay đổi bất thường thì thai phụ càng dễ bị nhiễm cúm. Lúc này, các loại virus, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là virus cúm sẽ xâm nhập và làm tổn thương các tế bào khiến mẹ hắt hơi, sốt, sổ mũi.

Bên cạnh đó, 3 tháng đầu mang thai là thời gian mà mẹ bầu hay bị các cơn ốm nghén hành hạ nên cơ thể mệt mỏi cũng dễ tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng, sốt, ho và cảm cúm xuất hiện.

[el5a1f67846f40f]

  1. Bị cúm 3 tháng đầu mang thai có sao không?

Bị cảm cúm khi mang thai thường vô hại nếu mẹ bầu chỉ mắc các biểu hiện thông thường như ho, sổ mũi… Nhưng nếu bà bầu bị sốt cao kèm theo các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt thì cần phải thận trọng. Virus cúm và các loại virus khác đều có thể gây dị tật cho thai nhi, khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì nguy hiểm càng tăng lên. Bị cúm khi mang thai 3 tháng đầu có thể có những khả năng sau:

  • Nếu cúm là do nhiễm Rubella thì thai nhi có nguy cơ bị hội chứng Rubella bẩm sinh lên đến 90%. Bên cạnh đó, virus này còn có khả năng gây dị tật cho thai nhi với tỷ lệ cao trong giai đoạn đầu mang thai. Có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh. Trong trường hợp này, các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu nếu mang thai những tháng đầu mà chẳng may bị cúm do virus Rubella thì nên bỏ thai.
  • Nếu là bệnh cúm mùa, khi bị nhiễm cúm nặng với tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra thì có khả năng sảy thai sớm hay thai bị lưu. Lúc này, mẹ bầu nên theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng cách khám thai và siêu âm 2 tuần/ lần trong 2 tháng đầu và tiếp tục khám thai định kỳ sau đó. Bên cạnh đó cần thực hiện tất cả các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Cảnh cáo: virus cảm cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng đao,…

Tuy nhiên, mẹ bầu không phải vì thế mà quá lo lắng làm ảnh hưởng đến thai nhi. Biện pháp tốt nhất, mẹ bầu nên đi khám theo dõi sự phát triển của thai bằng siêu âm. Với công nghệ siêu âm 3D, 4D hiện đại ngày nay, bác sĩ có thể phát hiện sớm các dị tật ở thai nhi như sứt môi, tay chân khoèo, thoát vị rốn, thoát vị đốt sống…hay dị tật ở tim, ở thận, ruột hay ở não… để xử lý kịp thời.

[el594c2144b4ef2]

  1. Cần làm gì khi bị cúm 3 tháng đầu thai kì?

Theo thói quen, khi bị cảm cúm chị em thường tự ý mua thuốc về nhà sử dụng. Nhưng khi mang thai chị em cần lưu ý, việc sử dụng thuốc trị cúm trong thời kì này không được khuyến khích mà nếu có thì phải có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Bởi đa số các loại thuốc đều có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai sớm, dị tật thai nhi, nhiễm độc thai nghén.

Ngoài ra, để giảm bớt các triệu chứng của cúm, mẹ bầu có thể áp dụng một số biệp pháp sau:

  • Dùng nước muối sinh lý (hoặc nước muối biển) rửa sạch mũi, xì cho ra hết chất nhầy ở mũi.
  • Khi hỉ mũi, tốt nhất mẹ nên dùng khăn giấy mềm để lau, tránh làm cọ sát vào mũi gây rát và không được hỉ mũi quá mạnh để tránh làm tổn hại đến màng nhĩ.
  • Ăn nhiều tỏi hoặc có thể dùng nước ép tỏi nhỏ mũi để làm mũi dễ chịu hơn.
  • Ăn nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin C như ổi, bưởi cam và quýt để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Nếu tình trạng cảm cúm kéo dài kèm theo những biểu hiện sốt, nhiễm khuẩn, cơ thể mỏi mệt thì mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

>> Xem thêm:

  1. Biện pháp phòng tránh cúm 3 tháng đầu mang thai

Để tránh bản thân bị cảm cúm làm ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ bầu cần chú ý chăm sóc, giữ gìn sức khỏe bằng cách:

  • Mẹ bầu nên tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối thường xuyên và uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Ngoài ra, mẹ bầu có thể uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng.
  • Bất cứ khi nào ra ngoài bạn nên cẩn thận chuẩn bị cho mình một chiếc áo mưa. Vì nếu bị ướt người, chị em sẽ dễ bị cảm.
  • Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.
  • Trong khi ngủ nên đề phòng bị ngạt mũi bằng cách nằm tránh để quạt thẳng vào mặt, lấy một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ để đảm bảo không bị lạnh và ho.

Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc:

Tại sao 3 tháng đầu mang thai bà bầu dễ bị cúm?

Bị cúm 3 tháng đầu có sao không?

Từ đó có cách bảo vệ và chăm sóc cho bản thân tốt nhất để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT], đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ qua đường dây nóng 0982.111.497 hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

[el594c2144b4ef2]

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC