Tìm kiếm [x]
x

Cảnh báo những nguyên nhân gây sảy thai mà mẹ bầu không ngờ đến

Mang thai là hạnh phúc lớn nhất của người phụ nữ. Tuy nhiên khi mang thai không phải bất cứ người phụ nữ nào cũng được khỏe mạnh. Và theo thống kê của các bác sĩ Đông Phương, có đến 20% – 30% phụ nữ mang thai phải đối mặt với nguy cơ sảy thai. Vì vậy, các mẹ cần chú ý đến những nguyên nhân, dấu hiệu sảy thai sớm để được các bác sĩ chuyên khoa can thiệp kịp thời.

Ty-le-say-thai-chiem-khoang-tu-10-15%-tong-so-thai-ky.

tỷ lệ sảy thai chiếm khoảng từ 10 – 15% tổng số thai kỳ

SẢY THAI LÀ GÌ?

Sảy thai là hiện tượng mất thai trước khi phôi thai ra đời. Tỷ lệ sảy thai chiếm khoảng từ 10 – 15% tổng số thai kỳ. 80% trường hợp sảy thai xảy ra trước khi thai phát triển được 12 tuần.

Sảy thai và thai chết lưu là hai trường hợp khác nhau. Thai chết lưu là trường hợp thai nhi mất sau 20 tuần tuổi thai.

Các trường hợp sảy thai có thể gặp phải:

+ Sảy thai hoàn toàn: phôi thai bị đẩy ra khỏi cơ thể bạn trong một lần.

+ Sảy thai không hoàn toàn: cổ tử cung của bạn bị giãn hoặc mỏng và các phần của phôi thai sẽ bị đẩy ra khỏi cơ thể dần dần.

+ Trứng trống: tình trạng phôi thai không phát triển trong tử cung;

+ Sảy thai tái phát: trường hợp sẩy thai ít nhất 3 lần liên tiếp. Chỉ khoảng 1% các cặp vợ chồng gặp phải tình trạng này.

+ Sảy thai ngoài tử cung: trứng làm tổ tại một nơi khác ngoài tử cung của bạn, thường là trong ống dẫn trứng. Thai ngoài tử cung cần được điều trị ngay để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

+ Dọa sảy thai: thấy xuất hiện tình trạng xuất huyết hoặc chuột rút, cảnh báo nguy cơ sảy thai.

Ngoài ra, một số trường hợp bị sảy thai ngay cả khi chưa biết mình đang mang thai.

Mot-so-truong-hop-bi-say-thai-ngay-ca-khi-chua-biet-minh-mang-thai

một số trường hợp bị sảy thai ngay cả khi chưa biết mình mang thai

8 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG SẢY THAI

Các bác sĩ phòng khám phụ khoa Đông Phương cho biết, có nhiều nguyên nhân gây sảy thai mà chúng ta không ngờ đến. Sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên (từ tuần 1 – 13 tuần 6 ngày) nguyên nhân thường là do các vấn đề của thai nhi. Trong tam cá nguyệt thứ hai (từ 14 tuần –  27 tuần 6 ngày) xảy ra điều này phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe của người mẹ. Cụ thể như sau:

1. Các vấn đề về nhiễm sắc thể

Các bác sĩ Đông Phương cũng cho biết thêm, khoảng 50% các ca sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên liên quan đến nhiễm sắc thể. Do hợp tử tạo thành từ quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng có vấn đề về số lượng nhiễm sắc thể, có thể là thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể. Đây chính là nguyên nhân khiến thai nhi không thể phát triển bình thường gây sảy thai.

Nhiem-sac-the-bat-thuong-la-nguyen-nhan-khien-thai-khong-the-tiep-tuc-phat-trien.

nhiễm sắc thể bất thường khiến thai không thể tiếp tục phát triển

2. Vấn đề với nhau thai

Nhau thai là cơ quan kết nối cơ thể bé với cơ thể mẹ. Cơ quan này vận chuyển chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ sang thai nhi để thai nhi phát triển. Do đó, nếu nhau thai có vấn đề có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của bé, thậm chí là gây sảy thai.

3. Mất cân bằng hormone

Hormone có một vai trò cực kỳ quan trọng trong thai kỳ. Ví dụ như hormone progesterone có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhau thai bám vào thành tử cung. Trường hợp cơ thể của mẹ không có đủ progesterone, nhau thai sẽ dễ bong và dẫn đến sẩy thai.

4. Rối loạn miễn dịch

Một số trường hợp khi mới mang thai, sức khỏe người mẹ yếu và chưa thích nghi được với việc mang thai.

Điều này khiến hệ miễn dịch hoạt động quá mức hoặc rối loạn hệ miễn dịch.

CLICK TẠI ĐÂY để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ về sức khỏe của hai mẹ con

5. Tình trạng sức khỏe của mẹ bầu

Bà bầu mắc các bệnh như: tiểu đường, cao huyết áp, lupus, bệnh thận và các vấn đề với tuyến giáp,… có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Việc mắc bệnh khiến dòng máu đưa đến tử cung người mẹ bị hạn chế và thai nhi không thể phát triển bình thường.

Phụ nữ mắc buồng trứng đa nang thường dễ bị vô sinh và khi họ thụ thai thì nguy cơ sảy thai rất cao. Bởi hội chứng buồng trứng đa nang thường khiến cơ thể phụ nữ sẽ có nồng độ nội tiết tố nam testosterone quá cao. Nên thường gây ra các vấn đề về rụng trứng, kinh nguyệt bất thường, kháng insulin, cản trở sự hình thành và phát triển của lớp nội mạc tử cung. Đây chính là tác nhân không cho bào thai bám vào thành tử cung, dẫn tới sẩy thai sớm.

Nếu mẹ bầu mắc các bệnh truyền nhiễm, như rubella, lậu, giang mai và sốt rét, viêm âm đạo do vi khuẩn, HIV, nhiễm nấm chlamydia, nhiễm virus cytomegalo… cũng có nguy cơ sẩy thai. Tình trạng nhiễm khuẩn có thể làm cho túi ối bị vỡ sớm hoặc cũng có thể khiến cổ tử cung mở quá nhanh.

6. Bất thường ở cổ tử cung

Nếu cổ tử cung hình dạng bất thường hoặc phân chia và thường được gọi là vách ngăn tử cung thì có nguy cơ sảy thai cao. Do phôi không thể cấy hoặc ghép được vào tử cung, nên không thể phát triển và tồn tại trong tử cung được. Các dị tật ở tử cung chiếm khoảng 10% số ca sảy thai.

Vào cuối tháng thứ 3 của thai kỳ, bào thai đã phát triển đủ lớn để cổ tử cung to ra. Nếu cổ tử cung suy yếu sẽ  không thể giữ được thai nhi và phát sinh sảy thai.

Ngoài yếu tố di truyền, hở eo tử cung có thể là hệ quả do nhiều lần nạo phá thai hoặc do bị rách cổ tử cung do sinh khó. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hở cổ tử cung có thể gây ra những lần sảy thai, sinh non liên tiếp.

Ho-eo-tu-cung-se -khien-me-bau-de-say-thai-hoac-sinh-non.

hở eo tử cung sẽ khiến mẹ bầu dễ bị sảy thai hoặc sinh non

7. Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm cũng có nguy cơ dẫn đến sảy thai. Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn gây bệnh đường ruột hoặc thức ăn bị nhiễm độc. Bạn nên chú ý đến:

  • Vi khuẩn như listeria có thể có trong các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng.
  • Ký sinh trùng toxoplasma có thể có trong thịt lợn, thịt cừu sống hoặc chưa được nấu chín kỹ.
  • Vi khuẩn salmonella có thể được tìm thấy trong trứng sống hoặc nấu chưa chín.

8. Vận động quá sức

Thường thì tập thể dục là biện pháp để giữ sức khỏe khi mang thai. Tuy nhiên, đây không phải là thời điểm thích hợp để bạn tham gia các môn thể thao đòi hỏi gắng sức bởi đó thể là một trong số các hoạt động thể chất nguy hiểm nhất dễ gây sẩy thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kì.

Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khỉ thử bất cứ thói quen tập thể dục mới. Những bài tập khó khăn và nặng có thể khiến sản phụ bị quá sức, kiệt sức hoặc gây ra những tác động mạnh trong cơ thể, ảnh hưởng đến bào thai và gây sẩy thai.

Bác sĩ cũng khuyến cáo chị em không nên nâng, nhấc vật nặng trong khi đang mang thai để tránh nguy cơ sẩy thai. Những người phụ nữ có nhau thai bám thấp càng có nguy cơ bị sẩy thai cao hơn. Vì vậy bạn nên tránh xách, mang vác, nâng nhấc đồ nặng, thậm chí tránh di chuyển nội thất trong nhà vượt quá sức lực của mình để tránh sẩy thai.

CLICK TẠI ĐÂY để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho bà bầu

5 YẾU TỐ GIA TĂNG NGUY CƠ SẢY THAI

1. Tuổi của thai phụ

Phụ nữ mang thai khi đã cao tuổi có nguy cơ bị sảy thai cao hơn. Nguy cơ sảy thai ở từng độ tuổi là:

  • Phụ nữ dưới 35 tuổi có nguy cơ sảy thai khoảng 15%.
  • Phụ nữ từ 35 – 45 tuổi có nguy cơ sảy thai 20 – 35%.
  • Phụ nữ trên 45 tuổi có nguy cơ sảy thai tới 50%.

2. Hút thuốc và uống rượu

Phụ nữ từng hút thuốc hoặc đang hút thuốc và uống rượu khi mang thai có nguy cơ bị sảy thai cao hơn so với những phụ nữ không bao giờ hút thuốc và uống rượu. Những cặp vợ chồng sử dụng một lượng rượu lớn xung quanh thời điểm thụ thai có thể làm gia tăng nguy cơ sảy thai trong suốt thai kỳ.

Hut-thuoc-uong-ruou-khi-mang-thai-co-nguy-co-bi-say-thai

hút thuốc, uống rượu khi mang thai có nguy cơ bị sảy thai cao

3. Sử dụng thuốc

Bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc bừa bãi có thể khiến thai nhi bị ảnh hưởng, thậm chí là sảy thai.

Cần lưu ý một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ sảy thai như: misoprostol và methotrexate (trị viêm khớp dạng thấp), retinoids (trị mụn trứng cá), và các loại thuốc chống viêm (NSAIDs) như ibuprofen (trị đau và viêm).

4. Từng bị sy thai

Những phụ nữ đã từng bị sảy thai, hoặc sảy thai từ 2 lần trở lên có nguy cơ sảy thai cao hơn so với những trường hợp bình thường.

5. Thiếu hụt các vitamin thiết yếu cho thai kỳ

Mẹ bầu thiếu vitamin D và vitamin B trong cơ thể cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy, bạn nên có chế độ ăn đa dạng để cơ thể có được các vitamin thiết yếu. Ngoài ra, hãy trao đổi với bác sĩ để được bổ sung các vitamin cần thiết trước khi mang thai và trong khi mang thai.

CLICK TẠI ĐÂY để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ về chế độ dinh dưỡng  cho bà bầu

4 DẤU HIỆU CẢNH BÁO SẢY THAI

Nhận biết những dấu hiệu sẩy thai đúng lúc có thể giúp cứu sống thai nhi và thậm chí giúp thai nhi phát triển thành khỏe mạnh. Bởi thực tế có tới một nửa phụ nữ phát hiện dấu hiệu sẩy thai sớm và được điều trị có thể mang thai tới khi sinh:

  • Cơn co

Bụng dưới hay khu vực xương chậu có cơn co chính là dấu hiệu sảy thai. Cơn co trong bụng trong suốt quá trình mang thai thường là dấu hiệu ẩn chứa vấn đề và phải được bác sĩ kiểm tra. Tuy nhiên, cơn co nhẹ là bình thường. Bạn nên thận trọng nếu cơn co kèm thở nặng nhọc. Nếu có cơn co và chảy máu thì cần đi khám ngay.

  • Chảy máu âm đạo

Dù nhiều phụ nữ thỉnh thoảng bị chảy máu nhẹ trong suốt quá trình mang thai, nhưng chảy máu nhiều là dấu hiệu sẩy thai. Trường hợp này cần đi khám ngay.

  • Đau

Đau nhói ở bụng là dấu hiệu sảy thai trong những ngày mang thai đầu tiên. Cơn đau có thể kéo dài và sẽ đau ở lưng dưới hay khu xương chậu. Hãy liên hệ với bác sĩ và kiểm tra để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và con.

  • Thai nhi chuyển động

Thai nhi thường bắt đầu chuyển động từ tháng thứ 4 mang thai. Đây là thời điểm mẹ bầu cảm nhận chuyển động và phát triển của thai nhi. Nếu chuyển động này dừng lại và không có phát triển nào thêm, đó có thể là dấu hiệu sảy thai cần đi khám ngay.

can-di -kham-ngay-khi-cam-thay-thai-nhi-khong-chuyen-dong.

mẹ bầu cần đi khám ngay khi cảm thấy thai nhi không chuyển động

7 DẤU HIỆU SẢY THAI

Dấu hiệu sảy thai có thể khác nhau ở mỗi người. Một số thai phụ trải qua tất cả dấu hiệu nhưng số khác chỉ có những thay đổi nhẹ trên cơ thể:

1. Mất triệu chứng mang thai:

Đối với các mẹ đang bị nghén nhưng đột nhiên mất các dấu hiệu như: ngực không còn căng tức, không thấy buồn nôn…v.v.

2. Chảy máu bất thường:

Triệu chứng báo hiệu hàm lượng hormone sụt giảm và quá trình sảy thai có thể xảy ra khi bà bầu bị chảy máu bất thường. Âm đạo bị chảy máu đỏ tươi rồi ngưng, lặp đi lặp lại, màu sắc máu cũng thay đổi từ màu đỏ tươi thành màu nâu mận chín.

3. Đau bụng dưới, đau lưng:

Biểu hiện này giống như khi bạn bị đau kinh nguyệt. Nhưng nó cũng là dấu hiệu thường gặp nhất của sảy thai và mang thai ngoài tử cung. Những cơn co thắt co tử cung xuất hiện khoảng 5-20 phút một lần và bạn bị đau thắt, khó thở, chảy máu âm đạo thì phải đi khám ngay.

4. Chuột rút kèm chảy máu:

Nếu chuột rút đi kèm với chảy máu âm đạo và khó thở thì phần nhiều là bạn bị sảy thai.

chuot-rut-kem-chay-mau-am-dao-rat-co-the-bạn-bi-say-thai

nếu xuất hiện chuột rút kèm với chảy máu âm đạo rất có thể bạn bị sảy thai

5. Áp lực vùng chậu:

Áp lực vùng chậu do thai nhi đè nặng, đi kèm với chứng chảy máu âm đạo, chuột rút là dấu hiệu bạn chuẩn bị sảy thai.

6. Dịch nhờn ở âm đạo nhiều:

Xuất hiện nhiều dịch nhờn bất thường ở âm đạo kèm những cục máu đông và chất lỏng có màu hồng có thể là dấu hiệu bạn sắp sảy thai. Đặc biệt khi dịch nhờn này có mùi hôi nặng là rất đáng lo ngại.

7. Thử thai âm tính:

Kết quả xét nghiệm có thai dương tính sau đó lại âm tính là một dấu hiệu điển hình của việc mang thai ngoài tử cung, và thường đi kèm với việc ra máu lốm đốm.

CLICK TẠI ĐÂY để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ về sức

khỏe của hai mẹ con

DẤU HIỆU SẢY THAI THEO TỪNG TUẦN

1. Tuần 1 – 6

– Hầu hết các mẹ bầu thường chưa nhận biết được mình mang thai khi thai nhi chỉ mới được 1 – 2 tuần tuổi. Cách duy nhất để biết liệu bạn có thai hay không trong giai đoạn này là làm xét nghiệm thai kỳ.

– Sảy thai gây cho bạn cảm giác đau đớn và có cảm giác nặng nề. Nếu bạn tiến hành làm xét nghiệm ở một hoặc hai tuần sau đó, kết quả sẽ cho ra âm tính. Bạn sẽ không thể biết được liệu mình chỉ bị trễ kinh do chu kỳ kinh nguyệt muộn hay là đã sẩy thai.

2. Tuần 6 – 12

– Mẹ bầu thường cảm thấy bị đau vùng chậu, chuột rút hoặc ra máu âm đạo. Chuột rút có thể xuất hiện vào giai đoạn đầu và sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu lượng máu chảy ra nhiều hơn. Tình trạng xuất huyết có thể bắt đầu với các chấm nhỏ rồi nhiều lên sau một hai ngày. Đến một lúc nhất định lượng máu sẽ nhiều hơn khi bạn hành kinh bình thường.

3. Tuần 12 – 20

– Vào giai đoạn này, các hiện tượng như: ra máu hay có các cơn đau dữ dội sẽ xuất hiện. Mẹ bầu sẽ nghĩ đây là lúc sắp vượt cạn. Tuy nhiên, một số trường hợp, việc vỡ nước ối hay ra máu có thể là bị sảy thai vì cổ tử cung lúc này rất yếu (hở eo tử cung).

Ra-mau-nuoc-oi-va-co-cac-con-dau-du-doi-se-co-nguy-co-say-thai.

mẹ bầu bị ra máu, nước ối và có các cơn đau dữ dội sẽ có nguy cơ sảy thai

QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ SẢY THAI

+ Nếu không may gặp phải vấn đề này ở tuần thứ 12 thì trong tuần đầu tiên sau đó, người mẹ sẽ cảm thấy đau bụng và ra máu âm đạo. Hầu hết các trường hợp, máu âm đạo sẽ tự ngưng ra. Tuy nhiên, nếu các cơn đau vẫn kéo dài và ngày càng nghiêm trọng hơn, bạn nên đến khám càng sớm càng tốt. Những dấu hiệu này có thể là do một vài vấn đề về tử cung.

+ Việc điều trị trong hoặc sau khi sẩy thai chủ yếu nhằm ngăn ngừa xuất huyết hoặc nhiễm trùng. Nếu sảy thai sớm ở những tuần đầu tiên, cơ thể sẽ có thể tự loại bỏ các mô của thai nhi và không cần các can thiệp y tế. Nếu bạn sảy thai muộn hơn, quy trình phổ biến nhất để cầm máu và ngăn ngừa nhiễm trùng là nong và nạo tử cung (D&C).

+ Bạn có thể được kê toa thuốc để kiểm soát trình trạng xuất huyết sau khi thực hiện D&C. Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy lượng máu tăng, bắt đầu ớn lạnh hoặc sốt, hãy tái khám ngay lập tức.

+ Sau khoảng 6 tuần, thai phụ cần đến chuyên khoa sản uy tín kiểm tra sức khỏe. Đồng thời, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân sảy thai, sảy thai bao lâu nên thai trở lại. Bác sĩ sẽ tư vấn thêm về thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe, chế độ dinh dưỡng khoa học sau sảy thai.

CLICK TẠI ĐÂY để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho bà bầu

LÀM SAO ĐỂ NGỪA SẢY THAI HIỆU QUẢ?

Để đảm bảo có một thai kì khỏe mạnh và ngừa khả năng sảy thai, chị em cần lưu ý:

+ Khi có dấu hiệu mang thai cần đi khám để xác định đúng xem mình đã có thai chưa và đi khám thai định kỳ tại chuyên khoa sản. Nếu phát hiện bất thường như hở eo tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định khâu vòng eo cổ tử cung sớm (khoảng tuần 14-15) để tránh sảy.

+ Khi mang thai, cần có chế độ dinh dưỡng cân đối, uống bổ sung sắt, axit folic tránh thiếu máu và thiếu axit folic. Vì đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sảy thai.

+ Trường hợp có thai mà đau bụng lâm râm hoặc ra huyết cũng cần đến khám tại các cơ sở y tế ngay.

+ Giữ vệ sinh cá nhân vì tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo, tử cung cũng là nguyên nhân gây sảy thai.

+ Tránh lao động nặng, tránh đứng lâu, leo cầu thang nhiều lần…v.v.

+ Tránh tiếp xúc với các chất độc hại như :rượu, bia, thuốc lá, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm…v.v.

+ Bà bầu không tự ý dùng thuốc. Khi dùng thuốc cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.

+ Tránh tiếp xúc với người mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Nếu mắc phải những bệnh có thể gây sảy thai cần phải đi khám và trị bệnh kịp thời.

+ Trong 3 tháng đầu mang thai, vợ chồng nên quan hệ tình dục nhẹ nhàng phòng tránh gây sảy thai.

+ Đối với người sẩy thai tái phát, hai vợ chồng cần được khám, làm các xét nghiệm cũng như được tư vấn cẩn thận trước khi mang thai lần sau.

can-kham-suc-khoe-can-than-truoc-khi-mang-thai-lan-sau

vợ chồng cần được khám sức khỏe cẩn thận trước khi mang thai lần sau

SAU KHI SẢY THAI KHI NÀO NÊN CÓ THAI LẠI?

Một số trường hợp sau sảy thai vẫn ra huyết hoặc siêu âm thấy có túi thai trống, bác sĩ sẽ nạo để lấy sạch những thứ còn sót lại trong tử cung. Chị em có thể có kinh lại trong vòng 4 – 6 tuần sau khi sảy thai. Đó là dấu hiệu sự rụng trứng và khả năng sinh sản đã trở lại bình thường. Và chị em có thể có thai lại ngay tức khắc.

Tuy nhiên, bác sĩ thường khuyên các cặp vợ chồng nên thụ thai sau khi sảy thai khoảng 6 tháng. Bởi lúc này người phụ nữ có quá trình chăm sóc sức khỏe và ổn định tâm lý để có thể thụ thai lại an toàn.

Nếu việc sảy thai trước đó do bệnh viêm nhiễm, cần phải trị dứt điểm bệnh lý rồi mới nên có thai lại. Khi nồng độ nội tiết tố ổn định, sức khỏe hồi phục thì cơ hội mang thai lần sau sẽ tốt hơn.

CLICK TẠI ĐÂY để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho bà bầu

Hy vọng qua nội dung chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về sảy thai và nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này. Từ đó bạn đọc sẽ có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả, đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT], đội ngũ bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 0982.111.497 hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC