Biện pháp cấy que tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai đang thu hút sự chú ý của nhiều chị em. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về phương pháp này. Vậy, hãy cùng các bác sĩ phụ sản Đông Phương tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
cấy que tránh thai biện pháp tránh thai tối ưu hàng đầu hiện nay
-
1. Tìm hiểu biện pháp cấy que tránh thai
Que tránh thai là một thanh đơn có kích thước rất nhỏ, được cấy ở vùng da dưới bắp tay. Hằng ngày, dụng cụ này sẽ giải phóng một lượng rất nhỏ progestin – hoocmon giúp ngăn chặn sự rụng trứng và làm dày các chất nhầy ở cổ tử cung khiến tinh trùng không gặp được trứng. Trong tất cả các biện pháp, que cấy giải phóng hoocmon progestin ở mức thấp nhất và ổn định nhất nên đem lại nhiều lợi ích cho người dùng.
Thời điểm lý tưởng nhất để cấy que tránh thai: chính là 5 ngày đầu khi bạn bước vào thời kì hành kinh. Còn nếu không phải trong vòng 5 ngày đó, bạn sẽ cần sử dụng thêm 1 biện pháp hỗ trợ trong tuần đầu tiên sau khi cấy.
Kết quả thống kê cho thấy, hiệu quả tránh thai cao, chưa gặp trường hợp nào có thai trong lúc cấy que và đặc biệt là không chống chỉ định phụ nữ cho con bú, không ảnh hưởng đến việc tiết sữa và chất lượng sữa của người mẹ. Vì vậy, các mẹ hoàn toàn có thể sử dụng biện pháp này trong thời gian cho con bú. Trong khi đó, những phụ nữ có vấn đề về tim mạch, hay ung thư đường sinh dục thì không nên áp dụng phương pháp này, còn lại cơ bản phụ nữ nào cũng có thể sử dụng.
Khi bạn đã sẵn sàng để có thai, chỉ cần 1 tháng sau khi lấy que ra, bạn hoàn toàn có thể có thai trở lại.
Lưu ý, phương pháp này không thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), bao gồm cả HIV. Nếu lo lắng về nguy cơ mắc những bệnh này, đừng quên sử dụng bao cao su khi quan hệ.
> XEM THÊM: Khi nào nên đặt vòng tránh thai?
-
2. Quy trình thực hiện cấy que tránh thai an toàn
Quy trình thực hiện cấy que tránh thai an toàn gồm những bước sau:
+ Bước 1: Tư vấn về phương pháp cấy que tránh thai
Chị em sẽ được bác sĩ giới thiệu về que cấy tránh thai Implanon, cơ chế hoạt động, những lợi ích và những tác dụng phụ mà chị em phải đối mặt.
+ Bước 2: Kiểm tra điều kiện cấy que tránh thai
Đây là bước khá quan trọng với việc bác sĩ sẽ thực hiện những xét nghiệm cần thiết để xác định xem khách hàng có cấy que tránh thai được hay không.
+ Bước 3: Sát khuẩn, gây tê trên vùng da cấy que tránh thai
Nếu khách hàng đủ điều kiện cấy que tránh thai, bác sĩ sẽ tiến hành sát khuẩn vùng da dưới cánh tay không thuận và gây tê để chuẩn bị cấy que tránh thai.
+ Bước 4: Cấy que tránh thai và băng bó lại
Bác sĩ tiến hành các thủ thuật để đưa que tránh thai vào dưới da rồi băng lại, giúp da không bị nhiễm trùng và que cấy được cố định trên tay.
+ Bước 5: Tư vấn sau cấy que tránh thai
Bác sĩ tư vấn những lưu ý cần thiết để chị em giữ cho vùng da dưới cánh tay mau chóng lành lặn và có cách xử lý phù hợp nếu gặp phải tình trạng buồn nôn, chóng mặt, đau đầu sau cấy que tránh thai.
> XEM THÊM: Quy trình phá thai bằng thuốc
-
3. Tác dụng phụ khi cấy que tránh thai
Cũng giống như các biện pháp tránh thai khác, cấy que tránh thai cũng có những tác dụng phụ nhất định như: rong kinh, tăng cân, nổi mụn…v.v Tuy nhiên, những hiện tượng này chỉ xảy ra trong thời gian đầu và không phải ai cũng gặp. Thông thường, chỉ 20% phụ nữ sử dụng phương pháp cấy que tránh thai gặp phải tác dụng phụ.
Bên cạnh đó, khoảng 1 – 2% phụ nữ có cơ địa không phù hợp khi cấy que tránh thai sẽ xuất hiện tình trạng rong kinh liên tục, điều trị có thể mất khá nhiều thời gian, nhưng chỉ là tỷ lệ rất nhỏ. 70% phụ nữ vô kinh hoàn toàn trong thời gian cấy que, một số người vài ba tháng mới có kinh và một số chị em kinh vẫn đều nhưng lượng kinh cũng rất ít. Tuy nhiên, điều này không đáng lo ngại khi tháo que ra, vòng kinh sẽ trở về bình thường và khả năng có thai sẽ trở lại ngay, trừ những trường hợp rong kinh cần phải can thiệp.
-
Cần lưu ý gì sau khi cấy que tránh thai?
Để đảm bảo ngừa thai hiệu quả 100%, chị em cần lưu lý những điều sau:
- Không quan hệ tình dục trong 24 giờ đầu tiên kể từ khi cấy tránh thai.
- Trong thời gian đầu cấy que tránh thai, không nên vận động quá mạnh ở cánh tay chứa que cấy, nhất là tập luyện thể dục thể thao với cường độ cao để tránh việc que cấy bị trôi đi khiến việc lấy que ra sau này mất nhiều thời gian hơn.
- Không nên hoang mang, lo lắng nếu bị rong kinh, vô kinh vì đây là những biểu hiện bình thường do hoạt động của que cấy tránh thai gây nên.
- Khi thấy chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và cảm thấy không chịu được sau khi cấy que tránh thai, bạn cần quay trở lại ngay cơ sở ý tế đang sử dụng dịch vụ để được các y bác sĩ ở đây hỗ trợ.
Mong rằng qua nội dung bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về “Dịch vụ tránh thai bằng biện pháp cấy que tránh thai“.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT], đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé!
Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!