Có khoảng 50% chị em bị đau lưng sau sinh. Trong đó, có khoảng 20% các bà mẹ sau sinh có tình trạng đau lưng dai dẳng sau 3 năm. Đây rất có thể báo hiệu vùng chậu của bạn đang gặp một số vấn đề. Để giúp các chị em giải phóng khỏi các cơn đau dai dẳng này, chúng ta cần đi khám và tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.
Dưới đây là “Các phương pháp giúp chị em thoát khỏi tình trạng đau lưng sau sinh”, phòng khám phụ khoa Đông Phương xin mách bạn!
tình trạng đau lưng dai dẳng thường bắt gặp ở các chị em sau sinh
Các nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng sau sinh ở nữ giới bạn nên biết
Phụ nữ đang mang thai thường rất dễ bị đau lưng và gặp các vấn đề tại vùng chậu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các nguyên nhân gây ra tình trạng này liên quan đến thay đổi về thể chất và sinh lý trong thai kỳ. Đau lưng do mất cân bằng hệ thống cơ, xương, dây chằng. Do thay đổi yếu tố nội tiết, mạch máu, dinh dưỡng. Đặc biệt là tình trạng loãng xương vi thể, sự lỏng lẻo của collagen trong khối cơ cột sống, cơ bụng trong suốt quá trình mang thai và thời gian cho con bú.
Dưới đây là các nguyên nhân chính gây đau lưng sau sinh
-
Vấn đề tăng cân
Khi mang thai khỏe mạnh, phụ nữ Việt thường tăng từ 10 – 20kg. Cột sống của người mẹ ngoài việc phải chịu áp lực trọng tải của chính mình còn phải hỗ trợ trọng lượng khối tử cung – em bé khi mang thai. Vùng thắt lưng là nơi tải trọng trọng lực chính. Khi đó khối cơ thành bụng bị dãn nên cột sống bị mất sự hỗ trợ từ khối cơ bụng dẫn đến căng cơ nhiều hơn ở phía lưng phần thấp.
Khối lượng công việc của người mẹ cũng bị tăng dần lên khi nâng em bé lặp đi lặp lại ở tư thế uốn cong và xoắn nghiêng trong lúc di chuyển. Ngoài ra, trọng lượng của em bé và tử cung đang phát triển cũng gây áp lực lên các mạch máu và dây thần kinh ở khung xương chậu, lưng và vùng xương cùng cụt. Điều này làm tiền đề cho hiện tượng đau lưng sau sinh.
-
Tư thế thay đổi
Mang thai làm thay đổi trọng tâm cơ thể. Do đó, có thể người mẹ dần dần điều chỉnh tư thế và cách di chuyển. Điều này có thể dẫn đến đau vùng cột sống thắt lưng hoặc căng khối cơ lưng.
- Hormone thay đổi
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ tạo ra một loại hormone gọi là relaxin cho phép dây chằng ở vùng xương chậu được thư giãn và các khớp trở nên lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Hormone này có thể giúp các dây chằng hỗ trợ cột sống nới lỏng, dẫn đến mất ổn định trục cột sống. Hiện tượng này gây tăng nguy cơ viêm khớp và dây chằng. Tuy nhiên, loại hormon này vẫn ở mức cao sau khi sinh bé 3 – 4 tháng. Sau khi về mức bình thường thì hiện tượng đau lưng sau sinh mới giảm.
-
Giãn cơ thẳng bụng
Khi tử cung mở rộng, hai khối cơ song song chạy từ lồng ngực đến xương mu có thể tách ra dọc theo đường giữa. Sự tách và giãn cơ này có thể gây ra hiện tượng đau lưng do mất hỗ trợ của khối cơ này khi mẹ mang em bé.
-
Căng thẳng
Cảm xúc trong quá trình mang thai như lo lắng, hồi hộp có thể gây căng cơ, đặc biệt cơ ở lưng. Việc cột sống phải gắng sức tăng dần lên theo thời gian đối với hầu hết phụ nữ. Những tác động này tạo ra cảm giác mỏi, nặng, dãn vùng lưng tăng dần theo thời gian.
sự lo lắng cũng dẫn đến vấn đề đau lưng sau sinh
-
Loãng xương
Hiện tượng loãng xương vi thể gây xẹp vi thể các đốt sống trong quá trình mang thai và cho con bú gây nên vấn đề đau lưng sau sinh. Đặc biệt, với một số bà mẹ mang thai lớn tuổi, quá trình thoái hoá đĩa đệm cột sống đã bắt đầu xuất hiện gây nguy cơ đau lưng xuất hiện sớm hơn. Đặc biệt giai đoạn cuối thai kỳ, ngay sau sinh và trong thời kỳ chăm sóc em bé.
Các vấn đề làm tăng gánh nặng một cách đột ngột lên cột sống đó là: mang vật nặng, thay đổi tư thế đột ngột, có thể gây tổn thương các khớp xung quanh cột sống, các dây chằng gây nên cơn đau cấp tính, đôi khi cần nhập viện cấp cứu.
-
Quá trình viêm
Viêm có thể xảy ra do hiện tượng lỏng lẻo các khớp, các dây chằng liên quan đến cột sống thắt lưng và vùng khung chậu. Hiện tượng viêm là một phản ứng bảo vệ của cơ thể, đồng thời tín hiệu đau do viêm gây nên là một hình thức báo hiệu rằng vấn đề đau cần được quan tâm. Cơ thể phản ứng lại bằng cách hạn chế thêm những tác động lên vùng đau bằng sự thay đổi tư thế, co cứng khối cơ, dây chằng. Phản ứng này có thể tạo nên vòng luẩn quẩn gây đau nhiều hơn. Đặc biệt giai đoạn cuối thai kỳ và giai đoạn hồi phục sau sinh.
Biểu hiện của đau lưng do viêm thường xuất hiện ở một số khớp vùng xung quanh cột sống thấp như: Khớp mặt bên, khớp cùng chậu, khớp cùng cụt… hay ở các dây chằng thắt lưng chậu, dây chằng liên gai…v.v
Làm gì để giải quyết tình trạng đau lưng sau sinh?
Nguyên nhân đau lưng thông thường là do chấn thương gần thời điểm bị đau. Do nâng vật nặng, sai tư thế hoặc tư thế cố định do thói quen (như trong lúc ngồi làm việc, khi ngủ) hoặc trong khi mang vật nặng. Hoặc hiện tượng tăng sức căng, trọng lượng trên xương hoặc cơ gây tổn thương các thành phần đệm của cột sống như đĩa đệm, dây chằng, các khớp bổ trợ như khớp liên mấu, khớp cùng chậu… gây nên hiện tượng viêm.
Ngoài ra, cũng không loại trừ một số tình trạng có tiền sử bệnh của cột sống vùng lưng trước khi mang thai. Hoặc các chấn thương sẵn có, viêm khớp, vẹo cột sống, viêm cột sống dính khớp, nhiễm trùng tiết niệu và khối u cũng có thể gây đau lưng. Do đó, chị em nên đi khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, điều trị dứt điểm bệnh.
khi có hiện tượng đau lưng kéo dài hãy tiến hành kiểm tra tình trạng
Tại Phòng khám phụ khoa Đông Phương, quá trình điều trị luôn có sự phối hợp của các chuyên khoa: Điều trị đau, vật lý trị liệu, ngoại khoa, sản khoa, dinh dưỡng để đưa ra chẩn đoán chính xác nguyên nhân và nguồn gốc vấn đề của người bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp nhất cho người bệnh.
Các kỹ thuật điều trị đau lưng sau sinh tại Phòng khám phụ khoa ĐÔNG PHƯƠNG
Các bài tập VẬT LÝ TRỊ LIỆU trị liệu chuyên sâu hiện nay được áp dụng rất hiệu quả. Có tác dụng hồi phục sức cơ, hồi phục chức năng cột sống và các khớp. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn các mẹ những bài tập hữu hiệu để chủ động tự tập tại nhà.
Ngoài ra, bác sĩ Đông Phương còn thực hiện một số thủ thuật như siêu âm chuyên sâu cho thần kinh, cơ, xương khớp, dây chằng. Máy siêu âm vừa giúp định hướng chẩn đoán vừa hướng dẫn cho kỹ thuật tiêm để đảm bảo chính xác, an toàn. Điều trị đau lưng gồm có các kỹ thuật: Phong bế nhánh thần kinh chi phối vùng đau để giảm đau, tiêm các khớp liên mấu, khớp cùng chậu bằng thuốc giảm đau, chống viêm để giảm đau ngay tức thì cho các mẹ.
KỸ THUẬT tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP) vào các dây chằng bị tổn thương, hay viêm chỗ bám gân – cơ, tuỳ loại tổn thương dưới sự hướng dẫn của máy siêu âm. Điều này nhằm phát huy quá trình tự hàn gắn của mô tổn thương, và cần thời gian phục hồi. Chẩn đoán kỹ sẽ xác định rõ nguồn gốc đau lưng của mẹ sau sinh bé. Sau đó các bác sĩ chuyên khoa ĐÔNG PHƯƠNG sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, giúp các mẹ hồi phục nhanh, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Để được tư vấn trực tiếp, bạn vui lòng bấm số HOTLINE: 0982.111.497 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.