Mang thai ngoài tử cung là một trong những tình trạng sản khoa vô cùng nguy hiểm, đe dọa khả năng sinh sản cũng như tính mạng của thai phụ. Các chị em cần được các bác sĩ tư vấn kịp thời khi phát hiện ra, tránh những trường hợp đáng tiếc.
chửa ngoài dạ con rất nguy hiểm đối với thai phụ
1. Mang thai ngoài tử cung là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao?
Khi phụ nữ mang thai, quá trình thụ tinh sẽ diễn ra trong ống dẫn trứng. Sau đó, tế bào trứng sẽ di chuyển đến tử cung. Tại đây, trứng đã thụ tinh sẽ bám vào thành tử cung để phát triển thành một thai nhi hoàn chỉnh.
Có một số trường hợp, tế bào trứng đã thụ tinh lại không di chuyển đến tử cung mà bám vào thành ống dẫn trứng để phát triển. Tình trạng này được gọi là mang thai ngoài tử cung, hay còn gọi là chửa ngoài tử cung (chửa ngoài dạ con). Khi thai phụ gặp tình trạng này sẽ rất nguy hiểm. Điều này thường hay xuất hiện trong vài tuần đầu của thai kỳ.
Thai phụ khi mang thai ngoài tử cung cần phải được tiêm thuốc hoặc phẫu thuật để loại bỏ thai ngoài tử cung nhằm bảo toàn tính mạng.
Dấu hiệu nhận biết khi mang thai ngoài tử cung:
Chậm kinh: Chậm kinh là dấu hiệu bất cứ phụ nữ nào mang thai cũng có. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ mang thai ngoài tử cung thường có kinh nguyệt không đều, có tháng bị sớm, có tháng bị muộn nên rất khó nhận biết dấu hiệu này.
Âm đạo ra máu bất thường: Nếu phát hiện một chút máu hồng dính ở quần lót mà không phải đang trong kì kinh nguyệt thì có thể bạn đã có thai. Tuy nhiên, đối với người mang thai ngoài tử cung, hiện tượng ra máu này lại kéo dài, và máu có màu đỏ thẫm. Chỉ có một số ít trường hợp mang thai ngoài tử cung không có dấu hiệu ra máu bất thường.
Nhiều phụ nữ lầm tưởng hiện tượng ra máu này chính là kinh nguyệt, nhất là khi ra máu trùng với thời gian có kinh. Bạn cần chú ý phân biệt kỹ về màu sắc của máu, lượng máu chảy, độ loãng và độ đông đặc của máu có khác so với những lần kinh nguyệt trước không?
âm đạo ra máu bất thường khi mang thai
Đau bụng: Khi mang thai ngoài tử cung bạn sẽ thấy đau bụng tại vị trí thai làm tổ, đau bụng dưới. Nhiều người còn bị đau bụng mót rặn giống như táo bón. Tình trạng đau bụng kéo dài, âm ỉ gây khó chịu. Đôi lúc, có thể đau dữ dội kèm chảy máu âm đạo. Mức độ đau bụng sẽ tăng dần theo thời gian do thai ngoài tử cung phát triển.
Trường hợp, khi túi thai bị vỡ bạn sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội. Cơn đau quặn kéo dài liên tục, đau nhức vai, toát mồ hôi, chân tay bủn rủn, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, thậm chí là ngất xỉu. Vì thế, khi có các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung bạn cần đến ngay bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra và tiến hành điều trị. Nếu để lâu, thai phát triển to dần, túi thai vỡ sẽ khiến dịch tràn ổ bụng, gây vô sinh, nguy hiểm tới tính mạng sản phụ.
2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ có thai ngoài tử cung, bạn nên biết như:
- Từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như Chlamydia và bệnh lậu;
- Mắc bệnh viêm vòi tử cung hoặc viêm khung chậu;
- Mắc phải các vấn đề bẩm sinh về ống dẫn trứng;
- Sẹo do lạc nội mạc tử cung hoặc phẫu thuật vùng chậu;
- Đã từng mang thai ngoài tử cung;
- Từng phẫu thuật thắt ống dẫn trứng thất bại (phẫu thuật triệt sản);
- Dùng các loại thuốc hoặc các phương pháp điều trị vô sinh như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF);
- Hút thuốc trước khi mang thai;
- Mẹ của sản phụ từng dùng diethylstilbestrol trong khi mang thai;
Khi có những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, bạn cần làm gì?
Khám vùng chậu: Giúp kiểm tra xem có dấu hiệu chửa ngoài dạ con bên trong ống dẫn trứng hay không. Việc khám vùng chậu còn có thể kiểm tra kích thước của tử cung. Đối với thai kỳ khỏe mạnh, kích thước của tử cung sẽ tăng. Nhưng với trường hợp, mang thai ngoài tử cung, tử cung sẽ không tăng kích thước.
Siêu âm: Giúp đánh giá tình trạng của tử cung và ống dẫn trứng. Phương pháp này là đáng tin cậy nhất để kiểm tra vị trí thai.
Xét nghiệm máu: Nhằm mục đích để kiểm tra nồng độ hormone hCG. Đối với thai kỳ khỏe mạnh, nồng độ hCG sẽ tăng lên sau mỗi 2 ngày. Nếu nồng độ này có bất kỳ sự bất thường nào, điều đó có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai.
khi có dấu hiệu chửa ngoài tử cung thai phụ cần đi thăm khám thai ngay
3. Những phương pháp nào dùng để điều trị mang thai ngoài tử cung?
Việc phát hiện sớm tình trạng chửa ngoài tử cung giúp bạn có thể tránh được nguy cơ vỡ ống dẫn trứng. Lúc này, bạn có thể điều trị theo các cách:
– Dùng thuốc:
Giúp ngăn chặn sự phát triển của mô thai, chẳng hạn như thuốc cản trở tăng trưởng tế bào methotrexate khi nồng độ hormone thai kỳ không quá 5000 và tim thai chưa hoạt động.
– Phẫu thuật nội soi:
Nhằm loại bỏ phôi thai và xử lý các vấn đề do chảy máu và nồng độ hCG cao.
– Rạch một đường nhỏ trên ống dẫn trứng:
Để có thể bảo toàn sức khỏe cho ống dẫn trứng trong trường hợp người này chỉ còn một vòi trứng và sinh chưa có đủ con.
– Khi ống dẫn trứng đã vỡ:
Trường hợp thai nhi đã phát triển đủ lớn để phá vỡ ống dẫn trứng thì bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật khẩn cấp để cầm máu. Nếu ống dẫn trứng bị hư hỏng nặng, bạn có thể sẽ cần phải phẫu thuật để loại bỏ chúng.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT]. Đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 0982.111.497 hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!