Tìm kiếm [x]
x

Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung và biện pháp khắc phục

Mang thai ngoài tử cung được xem là hiện tượng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong đối với phụ nữ. Phát hiện các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung để có biện pháp xử lý kịp thời là điều vô cùng quan trọng. Các bác sĩ Đông Phương sẽ chia sẻ với bạn đọc cách nhận biết mang thai ngoài tử cung và biện pháp khắc phục hiệu quả ở bài viết dưới đây.

Mang-thai-ngoai-tu-cung-gay-anh-huong-nghiem-trong-den-suc-khoe-thai-phu

Mang thai ngoài tử cung có thể đẫn đến nguy cơ thai phụ tử vong.

  1. Thai ngoài tử cung là gì?

Các bác sĩ Phòng khám phụ khoa Đông Phương cho biết, trứng sau khi được thụ tinh sẽ phát triển trong lòng tử cung. Môi trường này là lý tưởng nhất cho thai “làm tổ”. Sau quá trình thụ thai diễn ra 1/3 vòi trứng, khoảng 7 – 10 ngày hợp tử vừa nhân đôi vừa di chuyển tới tử cung. Trong vòng 7 – 10 ngày tiếp là thai đã về đến và nằm yên vị trong tử cung.

Tuy nhiên, một số trường hợp trong quá trình hợp tử di chuyển về tử cung nhưng gặp trục trặc. Hợp tử không về đến tử cung mà dừng lại và phát triển tại vị trí đó. Các vị trí thai ngoài tử cung có thể làm tổ bao gồm:

-Thai nằm ở vòi tử cung. Đây là trường hợp thai ngoài tử cung hay gặp nhất (chiếm 95%)

-Thai nằm ở vòi trứng, buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, vòi tử cung.

Thai ngoài tử cung không được buồng tử cung bảo vệ. Túi thai vỡ sẽ khiến chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm tính mạng sản phụ. Điều này thường hay xảy ra trong vài tuần đầu của thai kì.

thai-ngoai-tu-cung-khong-duoc-buong-tu-cung-gay-vo-va-chay-mau-o-at

Thai ngoài tử cung không được buồng tử cung bảo vệ gây vỡ và mất máu.

  1. Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung

Phần lớn các ca mang thai ngoài tử cung xảy ra ở tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Mẹ bầu cần lưu ý những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm nhất dưới dây để có quyết định phù hợp.

  • Chảy máu âm đạo bất thường

Khi bạn thấy xuất hiện đốm máu nơi vùng kín có thể là phôi thai đang cấy vào thành tử cung. Đây là dấu hiệu ban đầu của việc mang thai. Lúc này, bạn nên tới bác sĩ sản khoa thăm khám sớm.

  • Giảm lượng hCG trong máu

Khi bạn khám thai thông qua dụng cụ thử thai có thể phát hiện mức hCG đang giảm dần. Một số trường hợp mức độ hCG tăng nhưng tăng rất chậm hoặc có xu hướng đứng yên. Bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm để xem có mang thai ngoài tử cung không.

  • Chuột rút

Chuột rút đi kèm với các dấu hiệu khác như: đau bụng, chảy máu âm đạo… thì có thể là dấu hiệu bạn đã mang thai ngoài tử cung.

  • Khó chịu khi đi vệ sinh

Khi mang thai ngoài tử cung, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu khi đi tiểu hoặc đại tiện hoặc bị tiêu chảy…

Bạn băn khoăn về dấu hiệu  thai ngoài tử cung –> CLICK TẠI ĐÂY để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ.

[el594c5a4703e3b]

  • Mẹ bầu bị hoa mắt chóng mặt

Khi thai ngoài tử cung phát triển lớn sẽ gây tình trạng bị vỡ. Người mẹ sẽ phải chịu những cơn đau buốt đột ngột và dữ dội ở bụng, chóng mặt, tụt huyết áp do mất máu quá nhiều. Người nhà cần đưa thai phụ đi bệnh viện ngay lập tức.

  • Đau bụng

Đau bụng dưới, đau bụng một bên dữ dội là một trong những dấu hiệu sớm của hiện tượng mang thai ngoài tử cung. Triệu chứng phát triển đột ngột và có thể kéo dài.

  • Đau vai gáy khi mang thai

Bỗng nhiên, bạn phải chịu đựng cơn đau bất thường từ vai cho đến cánh tay. Lúc này có thể là thai ngoài tử cung đang bắt đầu vỡ.

  • Mẹ mang thai bị huyết áp thấp

Ra máu ở âm đạo nhiều có thể khiến mẹ bị tụt huyết áp. Mặt khác, bạn cũng cảm thấy khó thở, mệt mỏi.

  • Buồn nôn

Buồn nôn cũng là một dấu hiệu bạn mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, nghén gây nôn ói là rất phổ biến trong thai kỳ nên triệu chứng này rất khó để nhận biết.

  • Bà bầu bị xuất huyết

Chảy máu âm đạo là hiện tượng thông thường trong thời gian mang thai nên các bà mẹ cũng hay bị nhầm lẫn. Chính vì vậy bạn cần đến bác sĩ sớm để được thăm khám và tư vấn.

can-den-bac-si-tham-kham-som-khi-bi-chay-mau-am-dao

Cần đến bác sĩ thăm khám sớm ngay khi bị chảy máu âm đạo.

  1. Tại sao mắc mang thai ngoài tử cung

Theo lý thuyết, trứng sẽ được thụ tinh ở phía ngoài của vòi trứng. Sau đó nó sẽ di chuyển vào làm tổ và phát triển trong buồng tử cung. Vì vậy sự bất thường xảy ra với vòi trứng và tử cung làm cản trở quá trình thụ tinh sẽ gây ra thai ngoài tử cung.

Cụ thể là tình trạng tắc ống dẫn trứng, hẹp ống dẫn trứng, dính tử cung, sẹo ở cổ tử cung, khối u ở buồng trứng… Các vấn đề bất thường này có thể do dị tật bẩm sinh, viêm nhiễm phụ khoa. Hoặc có thể gặp sau khi phẫu thuật tại vòi trứng, tử cung và ổ bụng như: thắt ống dẫn trứng, nạo phá thai, sinh mổ,…

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung:

-Mang thai ở độ tuổi trên 35.

-Hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia.

-Đang sử dụng vòng tránh thai IUD hoặc thuốc tránh thai chỉ chứa Progesterone nhưng lại mang thai.

-Quan hệ tình dục không lành mạnh và mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

-Đã phẫu thuật thắt ống dẫn trứng (nguy cơ tăng cao sau khoảng 2 năm kể từ lúc phẫu thuật thắt ống dẫn trứng).

-Phẫu thuật tháo thắt ống dẫn trứng.

  1. Cần làm gì khi có dấu hiệu mang thai ngoài tử cung?

Khi gặp những dấu hiệu bất thường cảnh báo mang thai ngoài tử cung, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Thông thường thai nhi phát triển ngoài tử cung khó sống sót vì không có đủ máu và các chất dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy cần loại bỏ thai nhi và cắt bỏ ống dẫn trứng bị thai bám vào. Phẫu thuật này giúp giảm thiểu nguy cơ sót mô thai, tránh tái phát mang thai ngoài tử cung.

Bác sĩ có thể quyết định loại bỏ thai ngoài tử cung và giữ lại ống dẫn trứng nếu nó chưa bị vỡ và chưa bị tổn thương nghiêm trọng. Chỉ định này thường được áp dụng cho người mẹ chỉ còn một ống dẫn trứng.

Nếu giữ lại ống dẫn trứng mà vẫn bị sót mô thai sau phẫu thuật thì các mô này vẫn tiếp tục phát triển sau khi bào thai bị bỏ. Trường hợp này sẽ được điều trị bằng thuốc methotrexate để ức chế mô phát triển.

Đây cũng là biện pháp thay thế phẫu thuật ở giai đoạn sớm của thai, khi nồng độ hormone thai kỳ còn khá thấp. Sau khi dùng thuốc, các mô thai sẽ bị hấp thu trở lại và triệt tiêu bởi chính cơ thể bạn.

Phẫu thuật nội soi qua lỗ rạch nhỏ thường được ứng dụng nhiều hơn phẫu thuật phanh ổ bụng. Bởi phương pháp này có tác dụng hồi phục nhanh hơn so với mổ phanh. Nhưng nếu ống dẫn trứng của bạn đã vỡ, bác sĩ sẽ chỉ định mổ phanh ổ bụng. Vì đây là cách nhanh nhất để giảm mất máu ồ ạt.

phau-thuat-thai-ngoai-tu-cung-noi-soi-hoi-phuc-nhanh-hon-so-voi-mo-phanh

Phẫu thuật nội soi có tác dụng hồi phục nhanh hơn so với mổ phanh.

  1. Biện pháp khắc phục hiện tượng mang thai ngoài tử cung

Để phòng ngừa thai ngoài tử cung, phụ nữ nên hạn chế phá thai và sử dụng các biện pháp phòng tránh thai. Chị em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt tốt, thời gian sau sinh và cho con bú.

Bạn nên đi khám phụ khoa định kỳ. Ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm sinh dục phải điều trị kịp thời, tránh di chứng viêm dính tắc vòi trứng. Vì biến chứng này này rất nguy hại cho khả năng sinh sản về sau.

Khi bị đau bụng hay ra máu thất thường vào giai đoạn sớm của thai kỳ, bạn cần đi thăm khám sớm nhất có thể. Đặc biệt, những người đã từng bị thai ngoài tử cung hoặc có tiền sử viêm nhiễm sinh dục cần theo lộ trình điều trị của bác sĩ kỹ càng.

Phát hiện sớm khi thai ngoài tử cung chưa vỡ giúp mẹ bầu giảm được nguy cơ mất máu, thậm chí tử vong do thai vỡ. Bác sĩ sẽ giữ lại được vòi trứng và duy trì khả năng có thai lại bình thường.

Bạn đang cần TƯ VẤN kỹ vềmang thai ngoài tử cung –> Hãy CLICK TẠI ĐÂY

[el5a1f67846f40f]

  1. Một số câu hỏi liên quan cần biết

Mang thai ngoài tử cung thử que được không?

Kết quả thử thai dựa và nồng độ hormone HCG có trong nước tiểu, không phụ thuộc vào vị trí túi thai làm tổ. Khi có thai thì nước tiểu của phụ nữ chứa hormone này. Nếu mang thai ngoài tử cung thử que thì vẫn lên 2 vạch.

Tuy nhiên, nồng độ hormone HCG ở phụ nữ mang thai ngoài tử cung sẽ có dấu hiệu giảm dần. Vì thế với trường hợp mang thai ngoài tử cung, khi thử thai sẽ thấy vạch thứ 2 lên mờ.

Ngay khi biết mình có thai, phụ nữ cần đi siêu âm để kiểm tra xem thai đã vào tử cung hay chưa. Trường hợp tuần thai chưa đủ để thai vào tử cung, bác sĩ sẽ hẹn bạn đến kiểm tra sau 1 – 2 tuần nữa. Nếu nghi ngờ thai đã làm tổ ngoài tử cung, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm đầu dò qua đường âm đạo để xác định vị trí túi thai.

Ngoài ra, bạn cũng có thể phát hiện tình trạng thai qua nội soi ổ bụng và đo nồng độ HCG trong máu.

mang-thai-ngoai-tu-cung-thi-thu-van-len-2-vach

Nếu phụ nữ mang thai ngoài tử cung thì thử que vẫn lên 2 vạch.

Thai ngoài tử cung bao lâu thì vỡ?

Các bác sĩ ĐÔNG PHƯƠNG cho biết thêm, không có thời gian chính xác bao lâu thì vỡ thai ngoài tử cung vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

– Độ tuổi và kích thước của thai nhi: thai càng lớn thì nguy cơ vỡ càng cao hơn.

– Vị trí khối thai làm tổ ngoài tử cung: Buồng trứng, vòi trứng, cổ tử cung và ổ bụng là các cơ quan khác nhau nên diện tích cũng không giống nhau.

Chị em nhận biết dấu hiệu mang thai ngoài tử cung càng sớm càng hạn chế những biến chứng cho thai phụ. Chính vì thế bạn cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để có những phác đồ điều trị phù hợp.

Thai ngoài tử cung có tái phát không?

Thai ngoài tử cung có thể tái phát nhưng rất ít khả năng. Nguy cơ này phụ thuộc vào nguyên nhân gây thai ngoài tử cung, mức độ tổn thương của ống dẫn trứng của thai phụ.

Hãy CLICK TẠI ĐÂY để được bác sĩ  chia sẻ, tư vấn miễn phí tình trạng sức khỏe của bạn.

[el594c5a4703e3b]

Hy vọng với nội dung được chia sẻ trong bài viết trên đây, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung. Từ đó chị em sẽ có biện pháp khắc phục tốt nhất.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT], đội ngũ bác sĩ Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 0982.111.497 hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC