Tìm kiếm [x]
x

Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu

Một trong những vấn đề được các chị em quan tâm khi biết mình mang thai là thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu. Bởi trên thực tế không phải cứ ăn nhiều là tốt cho bà bầu mà ăn như thế nào mới là quan trọng. Thấu hiểu nỗi niềm đó, trong bài viết dưới đây, các chuyên gia sẽ chia sẻ tới các bà bầu thực đơn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bé. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

  1. 1. Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu

Lên kế hoạch chi tiết các bữa ăn hàng ngày để đảm bảo vừa đủ chất dinh dưỡng cho bé mà mẹ vừa không bị tăng cân quá nhiều là việc làm rất quan trọng với thai phụ. Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu cần đảm bảo:

1.1. Thời kì 3 tháng đầu:

Thời gian 3 tháng đầu là thời kì cấu tạo các cơ quan của bé nên rất cần cung cấp dinh dưỡng đủ và hợp lí nhưng mẹ lại ốm nghén, đôi khi mẹ sụt cân nếu không cố gắng ăn uống. Vì vậy thực đơn hàng ngày cho bà bầu phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất như protein, lipit (cá, thịt, đậu, dầu), can xi, sắt, axit folic, thực phẩm giàu sắt như  huyết, gan, thận, trứng, đậu đỏ, rau dền đỏ, đu đủ chín, nho…, thực phẩm giàu can xi như cá, sữa, tôm, cua, đậu tương, …, các loại vitamin, khoáng chất có trong rau, củ, quả chín. Bên cạnh đó, các mẹ không nên ăn mặn, ăn gia vị và thức uống có tính kích thích như ớt, tiêu, chè đặc hay cà phê, không uống bia rượu, hút thuốc.

Bổ xung thực phẩm dinh dưỡng cho mẹ bầu

Nên thay đổi thực đơn cho bà bầu nhằm tạo sự ngon miệng cho mẹ. Dù mệt mỏi, bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu cố gắng tạo cho mình sự thoải mái về tinh thần và cố gắng ăn uống đầy đủ để có thể đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của con.

Lúc này, sữa bột dành cho bà bầu cũng là lựa chọn có trong thực đơn hàng ngày cho bà bầu và rất cần cho bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu.

1.2. Thời kỳ 3 tháng giữa (mang thai tháng thứ 3 đến hết tháng thứ 6):

Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ là giai đoạn phát triển về khung xương, chiều cao của trẻ, vì vậy mẹ nên chú ý ăn các thực phẩm giàu can xi, kẽm như: tôm, cua, trứng, sữa, thủy sản,…Giai đoạn này mẹ sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn, các triệu chứng ốm nghén giảm và có thể hết hẳn nên thuận lợi cho việc cung cấp và hấp thụ các chất dinh dưỡng, mẹ bầu có thể tăng 1 đến 2kg mỗi tháng, thai nhi khoảng 640gr.  Vì vậy ngoài khẩu phần ăn hàng ngày như 3 tháng đầu mẹ bầu cần có thể bổ sung thêm:

  • 1 cái bánh chưng nhỏ hoặc một lát bánh tét (hoặc bánh gạo, 1 bắp ngô, củ khoai…)
  • 400ml sữa, nước dừa, sữa đậu;
  • Chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa thay vì 3 bữa. Không nên bỏ bữa, nhịn ăn.

[el5a1f67846f40f]

1.3. Thời kì 3 tháng cuối:

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn tốc độ phát triển cân nặng của thai nhi nhanh nhất, thai nhi phát triển mạnh cuối tháng thứ 7 và cân nặng khoảng 1.230gr, hoạt động trong bụng mẹ, đến tháng cuối thai nhi tăng lên 3000gr và mẹ bầu tăng từ 4 đến 5 kg trong 3 tháng cuối và đạt số cân nặng cần tăng trong suốt thai kỳ đến cuối tháng thứ 9 là từ 10 đến 12 kg. Vì vậy mẹ bầu cần duy trì chế độ ăn uống tốt, đảm bảo vệ sinh, hợp lý để cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển hoàn thiện của bé và chuẩn bị sức khỏe cho mẹ để sinh nở.

  • Thời gian này cơ thể mẹ bầu ngày một nặng nề do bụng to, không nên ăn quá no.
  • Mỗi ngày nên ăn 4 đến 5 bữa ngoài bữa ăn sáng;
  • Tiếp tục cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày như 3 tháng đầu và giữa;
  • Ăn thêm thực phẩm giàu can xi và phốt pho (có nhiều trong sữa, cá hồi, súp lơ xanh, phô mai…). Trong thời kì này nhiều mẹ bầu bị chuột rút do thiếu can xi, phốt pho vì vậy cần bổ sung;
  • Ăn thêm các thực phẩm có tác dụng lợi tiểu như dưa hấu, dưa leo, đậu đỏ, hành tây;
  • Uống nhiều nước, hạn chế muối;
  • Ăn thêm cá giàu chất béo (cá basa, cá hồi, cá chép… ) giúp phát triển não thai nhi tăng chỉ số IQ trong tương lai;
  • Tăng cường rau xanh, hoa quả;

Có thai 3 tháng cuối là năng lượng cung cấp tăng thêm 450 kcal/ngày, để đơn giản mẹ nên nhớ tương đương 2 chén cơm và thức ăn, mẹ cần ăn thêm nhé.

>> Xem thêm: Nhóm thực phẩm tuyệt đối không nên ăn khi mang thai

  1. 2. Nguyên tắc áp dụng thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu

Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé thì khi áp dụng thực đơn dinh dưỡng, các mẹ bầu cần tuân theo những nguyên tắc dưới đây:

  • Thay vì uống sữa bầu, hãy uống 2 3 ly (1 lít) sữa tươi không đường hằng ngày giúp cung cấp đầy đủ canxi và các chất dinh dưỡng cần thiết mà không khiến thai phụ tăng cân ầm ầm.
  • Không ăn quá nhiều mà nên chia theo khẩu phần ăn giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng tránh có những chất được nạp vào quá nhiều mà chất lại được nạp vào quá ít.
  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ. Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày để cơ thể có thể tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn. Bạn có thể chia nhỏ ngày ăn 6 bữa thau vì ăn 3 bữa.
  • Hạn chế đồ ngọt, tránh béo phì không tốt cho thai nhi.
  • Kiêng đồ uống, thức ăn không có lợi.
  • Uống đủ 3 lít chất lỏng vừa giúp nước ối không bị cạn mà còn giúp đào thải chất độc trên da.
  • Tăng cường thực phẩm có lợi, giúp cho não bộ của thai nhi phát triển tốt nhất.
  • Lối sống, sinh hoạt hàng ngày điều độ, khoa học. Chị em nên chú trọng về sức khỏe, làm sao để mẹ và bé đều khỏe mạnh bằng cách tập ngủ đúng giờ, đủ giấc; tập luyện, vận động phù hợp với sức mình.

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên khoa về thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu. Hy vọng đã mang lại nhiều thông tin hữu ích tới bạn đọc.

Nếu còn bất cứ điều gì cần tư vấn, chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT]. Đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất.Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 0982.111.497. Hoặc đến trực tiếp  Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Ho Tro Y Te 1

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC