Các chuyên gia y tế ước tính có khoảng 80% phụ nữ có một lần nhiễm HPV trong suốt cuộc đời. Có tới 50% trường hợp nhiễm HPV đó là nhóm nguy cơ cao gây ung thư. Đây chính là một loại virus nguy hiểm gây bệnh trên cơ thể nữ. Chính vì thế mà những thông tin có trong bài viết dưới đây rất cần thiết, mỗi chị em nên nắm rõ.
1. Virus HPV là gì?
Virus HPV (Human PapillomaVirus) là một trong những virus lây qua đường tình dục. Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đã tìm ra 210 chủng. Trong đó có khoảng 40 chủng gây mụn cóc và ung thư vùng sinh dục cả nam và nữ. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ, con người nhiễm HPV khi quan hệ tình dục. Bất kể là qua đường miệng, âm đạo hay hậu môn với người bị nhiễm virus. Ngoài ra, cũng có những trường hợp lây nhiễm HPV qua tiếp xúc gián tiếp. Cụ thể như dùng chung dụng cụ sinh hoạt như cắt móc tay hay chung dụng cụ y tế chưa được tiệt trùng…
-
Virus HPV gây bệnh như nào trên cơ thể nữ?
TS Nguyễn Đăng Mạnh, Viện trưởng Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm- BV Trung ương quân đội 108 đã cho rằng: “Virus HPV rất phổ biến ở cả nam và nữ. Có tới 50% dân số thế giới nhiễm loại virus này tại một thời điểm trong đời. Nhưng đa phần không biểu hiện thành triệu chứng. Nên chính người bị nhiễm cũng không biết mình mang virus trong cơ thể”.
Cũng theo TS Mạnh thông tin thêm: “Thông thường khi virus xâm nhập vào, cơ thể sẽ sinh ra miễn dịch để chống đỡ. Nhưng chỉ những trường hợp có miễn dịch đủ khoẻ mới có thể tiêu diệt hoàn toàn virus. Còn các trường hợp còn lại, virus vẫn có thể lẩn tránh được trong cơ thể. Khi gặp điều kiện thuận lợi là tái nhiễm. Qua thời gian gây tổn thương tế bào này sẽ chuyển biến tạo thành các khối u. Một người có thể ủ virus HPV trong cơ thể mình một thời gian dài. Đến khi có các triệu chứng của mụn cóc sinh dục mất vài tuần, vài tháng hay nhiều năm. Với ung thư còn lâu hơn nữa”.
HPV có hơn 200 type nhưng 14 type có nguy cơ cao gây ra loại ung thư. HPV 16 và HPV 18 là 2 chủng có khả năng gây ung thư cổ tử cung cao nhất. Chúng được tìm thấy ở 70% trong tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung. Con số là hồi chuông cảnh báo để chị em phụ nữ quan tâm hơn đến sức khỏe của mình.
2. Những căn bệnh ung thư ám ảnh phụ nữ do virus HPV gây ra?
Có thể khẳng định virus HPV là tác nhân chính gây ung thư cổ tử cung và nhiều loại ung thư khác như ung thư hậu môn, âm đạo,… Dưới đây là những căn bệnh ung thư nguy hiểm đe dọa tính mạng của nữ.
-
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe của nữ giới. Đặc biệt ảnh hưởng thiên chức làm mẹ. Bệnh nhân có thể chữa khỏi, bảo tồn thiên chức làm mẹ, nếu được phát hiện sớm.
ThS.BS Nguyễn Thị Minh Thanh, Phó Trưởng Khoa khám chuyên sâu sản phụ khoa và sơ sinh (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội), cho biết: Đặc biệt, nguy cơ lây nhiễm HPV không chỉ qua quan hệ tình dục mà qua tiếp xúc vật dùng, lây từ mẹ sang con. Tại Việt Nam mỗi ngày có 7 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung. Trong đó có 14 trường hợp mới được chẩn đoán mắc bệnh. Nếu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm tỷ lệ điều trị thành công 93%. Tuy nhiên, khi ung thư phát hiện ở giai đoạn trễ thì tỷ lệ trị khỏi chỉ 15%.
Đặc biệt, ung thư cổ tử cung thường phát triển âm ỉ trong một thời gian dài nên phụ nữ thường chủ quan trong việc điều trị bệnh. Quá trình từ khi bị nhiễm virus HPV đến khi phát triển thành ung thư cổ tử cung sẽ kéo dài từ 10 – 15 năm.
-
Ung thư âm hộ
HPV là một trong những virus có liên quan mật thiết đến căn bệnh này. Tuy là căn bệnh ung thư ít gặp ở nữ giới. Những triệu chứng ban đầu của bệnh cũng không có gì đặc biệt nên rất khó để chẩn đoán. Thường bệnh nhân chỉ được phát hiện khi bệnh tiến triển mạnh. Tại Việt Nam ung thư âm hộ chiếm từ 3-5% các ung thư sinh dục nữ. Căn bệnh xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi, thường gặp nhất ở lứa tuổi 65-75 tuổi.
Ung thư âm hộ là một loại ung thư xảy ra bề mặt ngoài của cơ quan sinh dục nữ. Các hình thái ung thư âm hộ thường được ghi nhận như: khối u hoặc loét âm hộ gây đau hoặc/và ngứa. Hiện nay có 2 loại ung thư âm hộ là: Ung thư tế bào vảy âm hộ và U sắc tố âm hộ.
Bệnh ung thư âm hộ thường gặp ở những người quan hệ tình dục sớm hoặc có nhiều bạn tình. Đa số trường hợp nhiễm virus HPV kéo dài, virus biến đổi tế bào. Các tế bào bất thường có thể phát triển ở da âm hộ trong nhiều năm. Ung thư âm hộ giai đoạn đầu không có biểu hiện gì đặc trưng, người bệnh có thể cảm thấy ngứa, xuất huyết, cảm giác căng tức… Những triệu chứng này thường dễ bị bỏ qua do giống với các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm nấm thông thường. Nên nữ mắc bệnh này thường không biết, chủ quan không đi khám, để lâu bệnh tiến triển nặng hơn thành bệnh ung thư.
-
Ung thư hậu môn
Theo thông tin từ BSCK2 Nguyễn Văn Tiến, Trưởng Khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP HCM đã kết luận HPV là một trong những yếu tố có liên quan mật thiết, làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn. Còn theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ ước tính có khoảng 8.200 trường hợp ung thư hậu môn sẽ được phát hiện vào năm 2017 và dự kiến khoảng 1.100 trường hợp tử vong trong năm đó do ung thư hậu môn.
Chỉ có khoảng nửa trong số các bệnh ung thư hậu môn được chẩn đoán trước khi khối u ác tính lan rộng ra khỏi vị trí ban đầu. Và có đến 13% đến 25% được chẩn đoán sau khi ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết. Khoảng 10% được chẩn đoán sau khi ung thư di căn đến các cơ quan xa hơn.
Khi được phát hiện sớm, ung thư hậu môn có khả năng điều trị cao. Với khả năng sống trong 5 năm đầu sau khi được chẩn đoán ung thư hậu môn là 71% đối với nữ. Ung thư âm hộ là “sát thủ thầm lặng”, ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe và thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Nữ bị ung thư âm hộ khi có những biểu hiện bất thường như thay đổi màu sắc, có mụn cóc hay loét không lành. Hay ngứa âm hộ kéo dài, xuất huyết âm đạo bất thường không liên quan chu kỳ kinh. Cảm giác căng tức vùng âm hộ.
-
Ung thư hầu họng
Khi HPV xâm nhập vào tế bào, nó gây nên những thay đổi vật lý. Khi cơ thể yếu hệ miễn dịch không loại bỏ được virus cùng những tế bào bất thường. Chúng có thể dẫn tới việc phát triển các khối u. Vị trí khối u có thể gặp là ở họng, khu vực gần amidan, ở vòm miệng hoặc dưới lưỡi. Khối u này xuất hiện rất lâu sau khi phơi nhiễm virus HPV. Nó có thể tới 10 năm hoặc lâu hơn nữa.
Bệnh nhân ung thư vùng đầu và cổ trong những năm gần đây đang có sự gia tăng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention – CDC) Hoa Kỳ ước tính có khoảng 11.600 công dân Hoa Kỳ được chẩn đoán ung thư vùng đầu cổ có liên quan tới virus HPV mỗi năm. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh ít hơn nam giới. Và độ tuổi mắc phải nhiều nhất là dưới 60 tuổi, đặc biệt là những người trong độ tuổi 30 và 40.
-
HPV còn gây ra sùi mào gà (Mụn cóc sinh dục)
Virus HPV có mối liên quan đến bệnh mào gà ở nữ. Thời gian ủ bệnh từ 1 – 3 tháng, cũng có thể lâu hơn từ vài tháng đến 1 năm. Độ tuổi mắc bệnh nhiều là từ 20 – 45 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ lại nhiều hơn nam. Nguyên nhân gây bệnh là virus type 6, 11.
Mụn cóc sinh dục có thể có một hay nhiều nốt với nhiều kích thước và hình dạng khác nhau. Với bệnh sùi mào gà, mỗi năm BV Da liễu Trung ương khám và điều trị cho khoảng 7.000 – 8.000 người bệnh. Sau mỗi năm, số ca mắc mới tăng thêm khoảng 10%. Độ tuổi mắc nhiều nhất từ là từ 15-49 bao gồm cả nam và nữ. Khi nữ mắc sùi mào gà, đồng nghĩa virus ở trong cơ thể suốt đời, khi hệ miễn dịch suy yếu là bệnh lại phát triển trở lại.
3. Phòng tránh virus HPV ở nữ bằng cách nào?
Khi cơ thể nữ bị nhiễm HPV từ 10 – 15 năm sẽ có nguy cơ tiến triển thành ung thư. Tuy nhiên vấn đề không ai biết mình nhiễm HPV từ khi nào và từ đâu. Thêm vào đó, HPV tồn tại dai dẳng, có thể thành tế bào ung thư. Vì thế, việc khám phụ khoa định kỳ, tầm soát ung thư, xét nghiệm HPV là rất quan trọng để theo dõi.
-
Tiêm phòng vaccine HPV
Vaccine phòng HPV được chỉ định cho nữ giới. Vaccine có hiệu quả cao nhất khi tiêm ở thời điểm chưa quan hệ tình dục và chưa phơi nhiễm HPV. Chị em phụ nữ cũng có thể tiêm sau khi đã quan hệ, để giảm nguy cơ nhiễm HPV.
Nữ nên tiêm phòng HPV ở độ tuổi lý tưởng là 11 hoặc 12 tuổi. Phác đồ tiêm ngừa cho bé gái trong độ tuổi từ 9-14 là 2 mũi, mỗi mũi cách nhau từ 6-12 tháng. Nữ giới từ 15 đến 26 tuổi được khuyến cáo tiêm theo phác đồ 3 mũi.
Trong thực tế, nhiều chị em vẫn quan niệm đã quan hệ tình dục và nhiễm virus HPV không cần tiêm vacxin nữa. Thực tế, virus HPV có nhiều chủng nên việc tiêm vaccine vẫn rất cần thiết để bảo vệ cơ thể khỏi các chủng HPV khác.
-
Tầm soát định kỳ ung thư cổ tử cung
Khuyến cáo phụ nữ nên làm tầm soát định kỳ ung thư cổ tử cung. Độ tuổi từ 21 – 65 tuổi có thể giúp chị em ngăn ngừa bệnh. Theo các bác sĩ làm xét nghiệm tìm tế bào cổ tử cung (xét nghiệm PAP) có thể tìm kiếm những tế bào tiền ung thư trong cổ tử cung, là những tế bào bắt đầu có những biến đổi đầu tiên.
Ngoài xét nghiệm PAP, nên làm thêm xét nghiệm HPV test vì đây là nguyên nhân chính gây nên ung thư cổ tử cung. Nếu xét nghiệm PAP bình thường, nguy cơ biến đổi tế bào để xuất hiện ung thư cổ tử cung là rất thấp.
-
Quan hệ tình dục cần sử dụng bao cao su
Nên sử dụng bao cao su trong mỗi lần quan hệ. Và điều quan trọng là cần sử dụng bao đúng cách mới có thể giảm nguy cơ bị HPV. Tuy nhiên, virus HPV có thể gây nhiễm trùng ở những chỗ bao cao su không được phủ kín. Khi đó bao cao su cũng không phòng được HPV một cách triệt để. Sử dụng bao chỉ hạn chế được khả năng nhiễm virus HPV. Ngoài ra, chị em phụ nữ cũng cần thực hiện quan hệ chung thủy. Hạn chế quan hệ với nhiều người khác nhau cũng là cách phòng tránh bị nhiễm virus HPV.
-
Vệ sinh vùng kín và đồ lót
Nữ cần thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày. Chị em có thể dùng nước muối pha loãng hoặc dung dịch vệ sinh. Hơn nữ, chị em nên thay đồ lót mỗi ngày. Cần giặt sạch bằng xà phòng và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Khuyến cáo chị em nên thay đồ lót mới sau 3 tháng sử dụng.
-
Vận động thường xuyên
Việc ngồi lâu trong một thời gian dài có thể gây tắc nghẽn vùng chậu. Làm suy yếu quá trình lưu thông máu ở ruột thừa và cổ tử cung. Từ đó gây ra các bệnh phụ khoa như phì đại cổ tử cung, viêm cổ tử cung,… Do đó, bạn nên tập thói quen thư giãn cơ thể sau mỗi giờ làm việc bằng cách đi lại. Hằng ngày, nên thể dục thường xuyên bằng những bài tập phù hợp với cơ thể.
-
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Nữ nên thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin E, A, C và canxi chứa chất chống oxy hóa. Nó giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa ung thư. Các loại thức ăn nên ăn: rau hữu cơ, trái cây, đậu hạt, thịt, cá. Các chất béo lành mạnh từ dầu oliu và dầu dừa. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, bữa ăn nhanh, soda, ăn kiêng…
-
Khám phụ khoa định kỳ
Nữ nên khám phụ khoa định kỳ 3 tháng/ lần. Đặc biệt khi thấy nhiều biểu hiện lạ ở cơ quan sinh dục. Hoặc bất cứ vị trí nào trên cơ thể nên đi khám sớm để có kết luận chính xác về bệnh.
Hy vọng những thông tin trên thực sự hữu ích với chị em. Ngoài ra chị em cũng nên chú ý tới sức khỏe của mình. Khi có những dấu hiệu bất thường nên đi khám sớm là cách tốt nhất.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT]. Đội ngũ bác sĩ Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 0982.111.497. Hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương – 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn miễn phí.