Tìm kiếm [x]
x

Những trường hợp bắt buộc phá thai

Thực tế có không ít thai phụ chưa kịp “ăn mừng” với tin vui có em bé thì đã phải nhận lời khuyên từ bác sĩ: không nên giữ cái thai lại. Vậy đó là những trường hợp nào? Khi đó cần giải quyết ra sao? Các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám đa khoa Đông Phương sẽ cùng chia sẻ vấn đề này qua bài viết dưới đây. 

  1. Những trường hợp không nên giữ thai

Có rất quan niệm khác nhau xung quang việc người phụ nữ có nên phá thai hay không? Rõ ràng là có trường hợp bỏ thai cần được lên án mạnh mẽ bởi lối sống buông thả và thiếu trách nhiệm của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp vì có những bất thường ở thai phụ hoặc thai nhi đã được Bác sĩ chỉ định tốt nhất là phá bỏ để đảm bảo an toàn cho người mẹ cũng như tránh hậu quả không đáng có cho em bé nếu sinh ra. Những trường hợp này cần sự thấu hiểu và quan tâm nhiều hơn từ gia đình, mọi người xung quanh để người phụ nữ vượt qua nỗi đau.

Chỉ có những nỗi đau mà phụ nữ mới thấu hiểu

> Xem thêm:

* Bất thường xuất phát từ phía thai phụ:

  • Trường hợp nghén dữ dội, kéo dài kèm theo ra máu:

Nghén là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cơ thể thai phụ có sự thay đổi, dẫn đến những triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi… Quá trình nghén không phụ thuộc vào sức khỏe của người phụ nữ mà phụ thuộc vào sự thích nghi của cơ thể bạn với phôi thai nhanh hay chậm, tốt hay không.

Một khi thai phụ bị nghén dữ dội, nôn nhiều, có thể kèm theo ra máu được xếp vào dạng nghén bệnh lý chửa trứng toàn phần thì nguy cơ ung thư rau thai là rất lớn, không nên giữ thai vì có thể nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.

  • Trường hợp thai phụ nhiễm bệnh nặng:

Đó là các bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của mẹ và bé, chẳng hạn như bệnh tim nặng, bệnh lao đang tiến triển, basedow nặng, ung thư đang điều trị bằng tia xạ, AIDS giai đoạn cuối… thì lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe là bạn không nên sinh bé ra đời bởi tỷ lệ “mẹ tròn con vuông” lúc này là vô cùng thấp.

Bất thường ở thai nhi:

  • Thai nhi bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh: có thể kể đến các khuyết tật, dị tật bẩm sinh như khuyết tật ống thần kinh, khuyết tật lồng ngực và khớp, gai đôi cột sống; nghiêm trọng hơn là khuyết tật tim, điếc, mù, chậm phát triển trí tuệ… ảnh hưởng lớn tới tương lai sau này của những đứa trẻ vô tội. Đây cũng là những trường hợp bạn nên cân nhắc, quyết định về việc “bỏ thai”.
  • Thai quá yếu do bị chấn động mạnh: rơi vào trường hợp thai phụ bị tai nạn, trượt ngã hay bị “shock” mạnh về tâm lý do gặp chuyện đau buồn, tang thương… gây động đến thai nhi.
  • Nếu sau khi khám, bác sỹ cho biết thai nhi bị động quá mạnh, khó lòng giữ được thì thai phụ nên suy xét việc có để thai lại hay không.
  • Thai chết lưu trong tử cung: do quá yếu hay một nguyên cớ nhất định nào đó mà thai nhi chết lưu trong tử cung, các bà bầu buộc phải bỏ cái thai trong bụng.

> Xem thêm: https://phukhoa497.net/pha-thai-tai-nha-bang-thuoc/

[el5a1f67846f40f]

  1. Biện pháp giải quyết trường hợp không nên giữ thai

Đứng từ góc độ chuyên môn, phá thai là thủ thuật nguy hiểm có thể khiến chị em phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng như vô sinh hiếm muộn… Tuy nhiên khi đã quá trầm trọng và được các bác sỹ chỉ định không nên giữ thai thì các bà bầu nên đến các cơ sở y tế tin cậy để được can thiệp. Đừng chần chừ lâu, càng để muộn, hậu quả sẽ càng nặng nề.

Sau khi nạo phá thai, chị em cần lưu ý:

  • Nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc nặng, đồng thời thường xuyên theo dõi tình trạng bản thân, vệ sinh hàng ngày sạch sẽ để tránh viêm nhiễm phụ khoa và dùng thuốc theo đơn của bác sỹ.
  • Trong vòng 1 tuần sau khi nạo hút, hãy chú ý bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, đề phòng những biến chứng, dị tật có thể xảy ra như dính khoang tử cung, viêm ống dẫn trứng, tổn thương nội mạc tử cung… Tất cả những tai biến kể trên đều có thể dẫn đến nguy cơ không thể thụ thai được, đẻ non hay sẩy thai.
  • Đặc biệt, bạn cần phải kiêng hút thuốc, uống rượu và kiêng quan hệ tình dục một thời gian (2 – 3 tuần).
  • Nếu tránh được biến chứng, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ sẽ trở lại sau khoảng 4 – 8 tuần (tính từ ngày phá thai). Đây là thời gian vừa đủ để hoạt động nội tiết của cơ thể ổn định trở lại, khi đó niêm mạc tử cung sẽ được tái tạo và trứng có thể phóng noãn (chín và rụng) để tạo ra kinh nguyệt nếu trứng không được thụ tinh.
  • Đợi đến lúc sức khỏe đã phục hồi, bạn sẽ có thể tiếp tục mang thai, thông thường thì đợi sau 6 tháng là thời điểm tốt nhất để bạn có thể mang thai trở lại.
  • Trường hợp phụ nữ bị bệnh nan y, được khuyến cáo rằng khó có thể sinh con, điển hình là bệnh suy tim nặng, bạn nên tìm đến một con đường khác để an ủi bản thân như xin con nuôi. Nếu tiếp tục thụ thai lần nữa, e rằng cũng khó lòng giữ được.
  • Còn đối với người mắc những chứng bệnh khác có ảnh hưởng đến việc sinh con thì hãy cố gắng điều trị dứt điểm nếu có thể và cân nhắc kỹ lưỡng về khả năng sinh con trở lại nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đọc đã có cái nhìn đúng đắn hơn về phá thai cũng như những trường hợp bắt buộc không nên giữ thai để đảm bảo sức khỏe thai phụ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT], đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ qua đường dây nóng 0982.111.497 hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

[el594c2144b4ef2]

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC