Viêm vùng chậu là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ. Nếu không thăm khám, điều trị kịp thời có thể gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh sản. Vậy viêm vùng chậu là gì? Khám viêm vùng chậu như thế nào mới phát hiện ra bệnh nhanh nhất? Cùng phòng khám phụ khoa ĐÔNG PHƯƠNG tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
hình ảnh viêm vùng chậu
1. Viêm vùng chậu là bệnh gì?
Vùng chậu của phụ nữ bao gồm: xương chậu nằm ở phần bụng dưới, ống dẫn trứng, buồng chứng, cổ tử cung, tử cung. Chúng đều thuộc về các cơ quan sinh sản. Do đó, viêm vùng chậu được hiểu là tình trạng viêm nhiễm ở cơ quan sinh sản. Viêm vùng chậu thường gặp ở đối tượng trong độ tuổi sinh sản và có quan hệ tình dục không an toàn.
Biểu hiện viêm vùng chậu:
Khí hư bất thường
- Khí hư bình thường của người phụ nữ khỏe mạnh sẽ có màu trắng trong, không hôi, hơi dai. Khi bị viêm vùng chậu, người bệnh sẽ thấy ra nhiều khí hư. Lúc này, khí hư có màu trắng đục, vàng xanh hoặc xám đục đôi khi còn thấy lẫn máu. Khí hư cũng có mùi hôi rất khó chịu.
Đau khi quan hệ
- Viêm vùng chậu sẽ làm cho việc quan hệ trở nên khó khăn hơn. Chị em bị đau khi quan hệ, tâm lý vì vậy cũng dễ bị ảnh hưởng, sợ “gần gũi”. Thêm vào đó, vùng kín có mùi cũng khiến cho cuộc yêu giảm chất lượng.
Xuất huyết âm đạo bất thường
- Chảy máu ngoài kỳ kinh thường xảy ra với những người mắc viêm vùng chậu. Nguyên nhân chảy máu bất thường là do lúc bị viêm nhiễm, vùng chậu rất dễ bị tổn thương. Chỉ cần tác động nhỏ cũng dễ bị ảnh hưởng và gây chảu máu ra ngoài âm đạo.
Kinh nguyệt bị rối loạn
- Khi bị viêm vùng chậu, người bệnh thấy kinh nguyệt thất thường, máu kinh thay đổi, ra nhiều hơn. Và chị em cũng thường xuyên đối mặt với chứng đau bụng kinh dữ dội hơn.
Những cơn đau bụng dưới
- Đau bụng dưới xảy ra thường xuyên, có thể đau âm ỉ hoặc có lúc lại đau dữ dội. Điều này khiến bạn không kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mình. Bệnh nhân cũng cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đôi khi còn bị sốt cao.
- Khi thấy có biểu hiện bất thường, chị em nên thăm khám để biết mức độ tình trạng sức khỏe của mình. Bác sĩ sẽ tư vấn và có cách xử trí phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
2. Khám vùng chậu như thế nào?
Khám vùng chậu là giải pháp để biết chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh để đưa ra cách điều trị phù hợp. Theo đó, khám vùng chậu sẽ được tiến hành qua các bước sau:
Khám tổng quát bên ngoài:
- Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra nếp gấp âm đạo, cửa âm đạo.
- Bước này để xem xét dấu hiệu của u nang, mục cóc sinh dục hay các biểu hiện khác.
- Khám tổng quát giúp các bác sĩ đưa ra những nhận định chung về tình trạng bệnh sau đó tiến hành các bước tiếp theo.
Khám bằng mỏ vịt:
- Mỏ vịt được đặt vào âm đạo, mở rộng âm đạo giúp bác sĩ dễ dàng quan sát khám bệnh.
- Tiến hành lấy dịch âm đạo, tế bào tử cung để xét nghiệm các nguy cơ viêm vùng chậu.
Khám vùng chậu:
- Đây là bước thăm khám quan trọng nhất trong quy trình khám viêm vùng chậu. Sau khi tiến hành khám vùng chậu bác sĩ có thể đưa ra kết luận về tình trạng viêm nhiễm. Bạn có thể biết về các khối u hay nang hình thành, tình trạng tử cung ra sao… Từ đó, bác sĩ đưa ra kết quả chính xác về viêm vùng chậu.
- Sau các bước khám viêm vùng chậu, bác sỹ sẽ tiến hành xét nghiệm dịch âm đạo, tế bào cổ tử cung, máu, nước tiểu… Và đưa ra kết quả chẩn đoán viêm vùng chậu nhanh, chính xác nhất.
[el5a1f68440e4c9]
3. Điều trị viêm vùng chậu như thế nào?
Sau quá trình khám viêm vùng chậu, các bác sĩ sẽ chuẩn đoán được cụ thể nguyên nhân gây nên do đâu và nặng nhẹ ở mức nào để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Điều trị viêm vùng chậu bằng thuốc kháng sinh
Bệnh nhân viêm vùng chậu nên thăm khám, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị viêm vùng chậu như sau:
Thuốc giảm đau:
- Nhóm acetaminophen hay floctafenine thường được chỉ định cho trường hợp viêm cấp. Tuy nhiên, nhóm thuốc này chống chỉ định với bệnh nhân có vấn đề về gan, thận.
Thuốc kháng sinh:
- Thuốc Beta lactam, Macrolid chỉ định cho người mắc viêm vùng chậu kèm theo nhiễm khuẩn đường sinh dục, tiết niệu từ 7-10 ngày. Chống chỉ định sử dụng kháng sinh cho phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi.
Thuốc chống viêm không chứa steroid:
- Diclofenac, Piroxicam, Meloxicam, Celecoxib,…được sử dụng theo đường uống hoặc tiêm, tùy thuộc vào chẩn đoán của bác sĩ.
Thuốc tiêm corticoid:
- Được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân viêm vùng chậu kèm theo nhiễm trùng nghiêm trọng và không có tác dụng với steroid.
- Một số nhóm thuốc được chỉ định tiêm trong trường hợp này là betamethasone, methyl prednisolon, hydrocortison,…
Lưu ý: Việc sử dụng thuốc điều trị viêm vùng chậu có thể để lại tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, người bệnh nên tuân thủ liệu trình của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý ngưng thuốc hoặc kết hợp thuốc khi chưa được chỉ định.
Điều trị viêm vùng chậu bằng phương pháp phẫu thuật
- Biện pháp phẫu thuật điều trị viêm vùng chậu được tiến hành trong trường hợp áp xe bị vỡ. Hoặc một số trường hợp cơ thể bệnh nhân không thể thích ứng được với các loại thuốc điều trị trên.
- Phương pháp này được thực hiện bởi những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, cơ sở có trang thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ cố gắng áp dụng thuốc kháng sinh trong điều trị. Vì vẫn có một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp trong lúc tiến hành phẫu thuật.
Điều trị viêm vùng chậu bằng vật lý trị liệu
- Vật lý trị liệu là phương pháp cần được cân nhắc. Bởi điều trị nội khoa thường để lại tác dụng phụ, phương pháp ngoại khoa có nguy cơ biến chứng.
- Việc điều trị viêm vùng chậu bằng vật lý trị liệu giúp duy trì chức năng vận động của các khớp và cột sống. Đồng thời tăng sức mạnh của khớp chậu, tránh tình trạng co cơ và các biến chứng xấu do cơ thể gây ra.
[el5a1f68440e4c9]
4. Biện pháp phòng bệnh viêm vùng chậu bạn nên biết
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vậy nên cách tốt nhất để tránh bị viêm vùng chậu là phòng ngừa bệnh ngay từ ban đầu. Cụ thể như sau:
- Chị em không dùng tay hoặc các vật dụng khác để thụt rửa âm đạo. Vì âm đạo có khả năng làm sạch tự nhiên. Bạn chỉ cần dùng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ rửa cùng với nước sạch.
- Thực hiện các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục. Theo các bác sĩ khuyên, nên dùng bao cao su là cách tốt nhất để tránh bệnh lây qua đường tình dục. Thuốc tránh thai và đặt vòng ở tử cung cũng là 2 biện pháp tránh thai khá hiệu quả. Nhưng lại không ngăn ngừa được nguy cơ mắc viêm vùng chậu.
- Xây dựng thói quen xét nghiệm phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng/ 1 lần để kịp thời phát hiện nếu mắc bệnh.
Mong rằng qua bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: Khám và điều trị viêm vùng chậu hiệu quả.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT]. Đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 0982.111.497. Hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!