Tìm kiếm [x]
x

Bầu 1 tháng tuổi đã có tim thai chưa?

Khi biết mình mang thai thì một trong những cột mốc đầu tiên mà thai phụ mong đợi là được lắng nghe nhịp tim của bé. Trái tim là là một trong những cơ quan phát triển sớm nhất và quan trọng nhất của thai nhi. Vậy 1 tháng tuổi đã có tim thai chưa? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Mấy tuần tuổi thai nhi có nhịp tim?

Hình ảnh bào thai 1 tháng tuổi đang phát triển

Sau 13 ngày từ khi trứng được thụ tinh, hình dạng của trứng trong tử cung có rất nhiều thay đổi và đặc biệt là hình dáng của phôi thai hiện ra tương đối rõ. Bắt đầu từ ngày thứ 16, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Mặc dù lúc này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành nhưng do những hoạt động co bóp nên nó đã bắt đầu đập và làm theo đúng chức năng như một quả tim thực thụ.

Đến cuối tháng thứ nhất (tức tuần thứ 4), phôi thai dài thêm khoảng 1cm, tim của thai nhi cũng đi vào quá trình hoàn thiện hơn mặc dù thai nhi chưa có ngũ tạng và chân tay.

Sang tuần thứ 6, tim thai bắt đầu hoạt động. Tới tuần thứ 7, tim lớn dần lên, bắt đầu phân chia thành hai buồng tim: trái và phải và có nhịp đập rõ ràng. Ngoài ra, lúc này phôi thai cũng rõ ràng hơn trong hình ảnh siêu âm. Tuy nhiên, trong nhiều trường bạn có thể nghe thấy tim thai muộn hơn vào khoảng tuần thứ 8-10 của thai kỳ.

[el5a1f67e314594]

>> Xem thêm: Phá thai tại Hà Đông

2. Nhịp tim của thai như thế nào là bình thường?

Bên cạnh vấn đề mấy tuần có tim thai thì các mẹ cũng cần quan tâm tới nhịp tim thai của đập nhanh hay chậm. Bởi nếu tim thai đập quá nhanh quá ngưỡng bình thường thì rất có thể sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi đang gặp vấn đề.

Phát hiện bệnh nhờ nhịp độ tim thai

Vào khoảng tuần thai 12, tim thai gần như đã hoàn thiện với những nhịp đập rõ ràng hơn. Vào cuối tuần thai 16, tim thai hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và có thể đảm nhiệm chức năng bình thường. Lúc này, tim thai có thể bơm khoảng 24 lít máu/ngày. Trung bình tim thai có thể giao động từ 120-160 lần/phút nhưng nhịp tim có thể tăng nhanh đến 180 lần/phút nếu em bé cựa quậy nhiều.

Đến tuần thai thứ 20, tim thai đập càng mạnh hơn. Lúc này, mẹ chỉ cần dùng tai nghe bình thường cũng có thể nghe thấy được nhịp tim của con. Nhịp đập càng to và dễ dàng thì chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường. Tuy nhiên, nếu nhịp tim đập hơn 180 lần/phút thì mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay vì đây có thể là dấu hiệu báo động về sức khỏe mẹ hoặc thai nhi.

Sự phát triển của thai nhi

So với tim thai đập nhanh, mẹ cũng nên lưu ý tới những trường hợp tim thai yếu. Nếu ở tuần thứ 6-8, nhịp tim thai dưới 70 nhịp/phút thì bạn có nguy cơ sảy thai lên đến 100%. Dưới 90 nhịp/phút thì tỷ lệ sảy thai là 86% và 50% đối với nhịp tim dưới 120 nhịp/phút.

Nhịp tim thai dưới 110 nhịp/phút được xem là nhịp tim chậm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do khả năng lưu thông máu kém, bà bầu bị huyết áp thấp, nhau thai bất thường hoặc do dị tật thai nhi. Tùy theo nguyên nhân và tuổi thai mà bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý phù hợp.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm của một số người, tim của bé gái luôn đập nhanh và mạnh hơn bé trai. Vì vậy, nếu tim thai dưới 140 nhịp/phút thì có khả năng bé là con trai. Ngược lại, nhịp tim trên 140 nhịp/ phút thì khả năng bé là con gái sẽ cao hơn. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có bằng chứng cụ thể về điều này.

3. Mẹ nên làm gì để giữ trái tim của bé khỏe mạnh

Chăm sóc và bảo vệ thai nhi ngay từ những ngày đầu

Như chị em thấy, rất nhiều thứ đang phát triển và thay đổi khi bé ở trong bụng. Những điều nằm ngoài khả năng kiểm soát của mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào là gen của bé. Có những lưu ý mà mẹ có thể thực hiện để giúp tim bé khỏe mạnh nhất có thể:

  • Uống axit folic trước và trong khi mang thai, dường như giúp ngăn ngừa bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
  • Nếu mẹ có hút thuốc lá, hãy bỏ nhé: Các nhà nghiên cứu ước tính rằng mẹ hút thuốc trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể gây ra khoảng  2% các khuyết tật của tim, bao gồm cả sự bất thường của van tim và các mạch máu.
  • Nếu mẹ bị đái tháo đường týp 2 hoặc bệnh tiểu đường lúc mang thai, hãy kiểm soát lượng đường trong máu trong thời kỳ mang thai, vì bệnh tiểu đường có liên quan đến nguy cơ tim mạch tăng lên.
  • Một số thuốc khác như Accutane (trị mụn trứng cá), cũng có thể gây ra khuyết tật tim thai.
  • Nên tránh rượu và các chất gây kích thích để trái tim bé thực sự được khỏe mạnh.

Thực tế có nhiều trường hợp khi đã mẹ thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa và làm tất cả những gì mà bác sĩ đề nghị, nhưng bé vẫn có thể bị tim bẩm sinh. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tim của bé, ngoài khả năng kiểm soát của mẹ cũng như bác sĩ, nhưng đa số các khuyết tật tim bẩm sinh có thể được khắc phục và điều trị nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh cần phải đi khám bác sĩ tim mạch định kỳ trong suốt thời thơ ấu và theo dõi tiếp đó.
Mong rằng nội dung trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc  giải đáp được băn khoăn: Khi nào thai nhi có nhịp tim cũng như cách chăm sóc để trái tim bé luôn được khỏe mạnh.

Nếu còn bất cứ điều gì cần tư vấn, chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT]. Đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất.Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 0982.111.497. Hoặc đến trực tiếp  Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

[el594c2144b4ef2]

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC