Dấu hiệu mang thai sớm nhất là sự hình thành một cá thể mới phát sinh. Và cá thể này sẽ phát triển sau sự kết hợp hoàn hảo giữa noãn của mẹ (giao tử cái) và tinh trùng của bố (giao tử đực).
Để được hình thành và phát triển, cá thể mới cần được nuôi dưỡng ngay trong giờ đầu tiên. Bản thân cơ thể mẹ có “mầm sống” đang hình thành và phát triển cũng cần đòi hỏi sự thay đổi toàn bộ. Đây là sự thay đổi của mẹ về sinh lý học, nội tiết học và cơ thể học.
Hãy cùng tìm hiểu cách phát hiện, dấu hiệu mang thai để lên kế hoạch chăm sóc thai nhi một cách tốt nhất qua bài viết dưới đây nhé!
DẤU HIỆU MANG THAI SỚM NHẤT
Khi mới thụ thai, cơ thể có thể cho bạn biết mình đã có thai qua các triệu chứng có thai sớm chỉ sau hai tuần thụ thai. Để nhận biết xem mình đã có thai hay chưa, bạn hãy lưu ý những dấu hiệu có thai sớm sau đây.
1. Thường xuyên đi tiểu
Bạn vừa mới đi tiểu hơn một tiếng trước và giờ đây lại muốn “ghé thăm” toilet một lần nữa? Loại trừ những nguyên nhân sức khỏe khác, việc đi tiểu nhiều hơn so với bình thường có thể là báo hiệu bạn đã mang thai. Hiện tượng này xuất hiện vào khoảng tuần thứ 6 tới tuần thứ 8 sau thụ thai.
Sau khi trứng được thụ tinh khoảng 6 tuần, lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên đáng kể. Do đó, thận sẽ bài tiết ra nhiều nước hơn. Mặt khác, sự chèn ép của tử cung ngày càng lớn lên bàng quang sẽ làm bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn.
2. Máu báo dấu hiệu có thai 100%
Máu báo thường xuất hiện sau 7 ngày quan hệ. Do sau khi trứng được thụ tinh, phôi nang sẽ di chuyển vào tử cung, bám vào lớp nội mạc tử cung. Và khiến máu chảy ra ngoài âm đạo. Để không bị nhầm lẫn với kinh nguyệt bạn cần chú ý một số điểm:
- Màu sắc: Màu sắc của máu có thể là màu hồng, đỏ hoặc nâu.
- Lượng máu: Máu rỉ 1 chút khi dùng khăn, giấy vệ sinh lau âm đạo hoặc máu dính trên quần lót.
- Thời gian ra máu: Xuất huyết do phôi làm tổ có thể kéo dài ít hơn 3 ngày và không cần điều trị.
Muốn biết chính xác có phải máu báo hay không bạn hãy dùng băng vệ sinh hàng ngày để theo dõi lượng máu. Nếu máu ra nhiều kèm đau bụng thì bạn nên đi khám ngay vì nó có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung hoặc động thai.
3. Chậm kinh
Chậm kinh là dấu hiệu có thai sớm nhất mà bạn có thể nhận thấy sau 1 tháng. Sau khi trứng được thụ tinh, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ vắng mặt ít nhất trong 9 tháng tới đây. Cơ thể sản sinh hormone HCG tiết ra từ nhau thai duy trì thai kỳ, làm buồng trứng giảm sự tích trứng ở từng tháng. Vì thế nếu chậm kinh thì bạn có thể mua que thử thai để kiểm tra và phát hiện lượng HCG trong nước tiểu. Kết quả này sẽ có tính chính xác cao và bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.
4. Mệt mỏi
Dấu hiệu những tuần đầu tiên có thai là chị em phụ nữ sẽ cảm thấy mệt mỏi. Bởi những tuần đầu tiên là do cơ thể phải hoạt động liên tục để cung cấp dưỡng chất cho bào thai. Đây không phải là triệu chứng riêng biệt, dễ bị nhầm với tình trạng khác như: ốm, đến kỳ kinh,.. nên dễ bị bỏ qua. Nhưng mệt mỏi lại là triệu chứng phổ biến khi mang thai và thường đi kèm với tình trạng ốm nghén.
Một số trường hợp sẽ thấy nhạy cảm hơn, dễ khóc và dễ xúc động hơn, nhưng đôi khi lại phấn chấn hơn. Để vượt qua những ngày khó chịu này, mẹ bầu hãy bổ sung các thức ăn chứa sắt, rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin C. Bạn nên hạn chế dùng đường, không dùng đồ uống có gas, chất kích thích kết hợp thể dục nhẹ nhàng.
Bạn đang mệt mỏi và muốn tìm hiểu dấu hiệu mang thai–> CLICK ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
5. Ngực thay đổi
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất báo hiệu bạn có thai là sự thay đổi bất thường ở ngực. Bạn sẽ thấy tăng kích thước vòng 1, sưng đau, tức ngực,…Bởi đây là thời điểm các hormone trong cơ thể phụ nữ thay đổi nhanh chóng, lượng máu đến bầu ngực tăng lên. Dấu hiệu có bầu này có thể xuất hiện chỉ 1 – 2 tuần sau khi quá trình thụ thai thành công.
6. Buồn nôn
Bỗng nhiên, bạn thường xuyên bị nôn ọe thì cần nghĩ ngay đây là dấu hiệu có thai. Dấu hiệu này gặp phổ biến ở những chị em đang mang thai ở những tuần đầu. Chị em có thể nôn ở bất kỳ thời gian nào trong ngày, kế cả khi chị em chưa ăn gì.
7. Ốm nghén
Ốm nghén có thể bắt đầu sau hai tuần thụ thai nhưng phổ biến nhất là sau 6 tuần. Lúc này, bạn có thể cảm thấy buồn nôn bất cứ lúc nào, dù là ngày hay đêm. Nguyên nhân của triệu chứng này có thể do có sự liên quan đến sự gia tăng hormone HCG và Estrogen. Hoặc các hormone thyroxine từ tuyến giáp cũng có thể liên quan đến triệu chứng ốm nghén trong thai kỳ.
Khi sợ mùi thức ăn, ốm nghén bạn có thể uống trà gừng hoặc mật ong chanh để làm giảm cảm giác buồn nôn.
8. Ngủ nhiều và liên tục thèm ngủ, ngáp mọi nơi
Giai đoạn cấn thai (tuần 1-6 của thai kỳ), lượng Progesterone tăng làm mất cân bằng năng lượng bên trong cơ thể. Do đó cơ thể phụ nữ hay uể oải, thèm ngủ và ngáp ngủ liên tục.
9. Âm đạo thay đổi màu sắc
Một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ sau tuần đầu quan hệ là sự thay đổi màu sắc của âm hộ và âm đạo. Hiện tượng này có thể xuất hiện trước khi bạn kịp nhận ra các dấu hiệu khác.
Thông thường, âm hộ và âm đạo của bạn có màu hồng tươi. Nhưng khi có thai, nó sẽ đổi dần thành màu tím hoặc đỏ sẫm. Khi thai nhi càng lớn, màu sắc này càng đậm hơn. Vì lượng máu cung cấp cho các mô quanh khu vực này sẽ tăng cao.
10. Dịch tiết âm đạo nhiều hơn
Dịch nhờn âm đạo là dấu hiệu mang thai tuần đầu dễ nhận thấy. Nó sẽ có màu trắng và trắng đục do sự thay đổi và dày lên thành của âm đạo. Thông thường, dịch tiết âm đạo trong thai kỳ sẽ nhiều hơn nhưng nó không có hại. Chính vì vậy, đừng thụt rửa nhiều để tránh gây kích ứng. Khi sự thay đổi của dịch tiết âm đạo kèm theo mùi hôi và ngứa, bạn nên đi khám bác sĩ.
Bạn cảm thấy dịch tiết âm đạo nhiều hơn–> CLICK NGAY để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ.
11. Nhiệt độ cơ thể tăng
Tình trạng này xảy ra là do khi mang thai lượng progesterone trong cơ thể chị em sẽ được tiết ra nhiều hơn. Mang thai phụ nữ luôn cảm thấy nóng ngay cả khi mọi người cảm thấy lạnh hay thời tiết lạnh.
12. Đau đầu, đau lưng
Rất nhiều thai phụ mang thai ở tuần đầu cho biết họ xuất hiện đau đầu hoặc đau lưng nhẹ phần dưới. Đây cũng là dấu hiệu thường gặp trước khi đến kỳ kinh nguyệt nên nhiều bạn thường hay bỏ qua. Để nhận biết rõ, cần theo dõi tình trạng đau lưng, đau đầu. Nếu bạn chưa có thai thì tình trạng này chỉ kéo dài đến hết kỳ “dâu”.
13. Đau bụng dưới âm ỉ
Dấu hiệu mang thai sớm không thể không kể đến chính là triệu chứng đau bụng dưới âm ỉ. Các cơn đau không liên tục, thỉnh thoảng xuất hiện vài ba lần trong ngày. Hiện tượng này thường kéo dài tới tuần thai thứ 6 là hết.
14. Khó thở
Một số mẹ bầu cảm thấy khó thở, nhất là trong lần đầu tiên mang thai. Hiện tượng này cũng có thể diễn ra trong suốt 9 tháng của thai kỳ. Do lúc này bạn cần thêm oxy cho phôi thai đang phát triển hay do hormone progesterone gia tăng mạnh.
15. Dễ bị bất tỉnh tạm thời
Khi có bầu, nhịp tim, tốc độ bơm máu và lượng máu lưu chuyển trong cơ thể bạn tăng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hệ thống tim mạch đôi khi không điều chỉnh kịp thời là nguyên nhân khiến bạn dễ chóng mặt, váng đầu. Bên cạnh đó, huyết áp trong những ngày đầu thai kỳ giảm hẳn so với bình thường.
Dấu hiệu này xuất hiện ở khoảng tuần thứ 8 tới tuần thứ 10 sau thụ thai. Tim thai phụ bắt đầu đập nhanh và mạnh hơn, dẫn tới hiện tượng đánh trống ngực và rối loạn nhịp.
16. Thói quen ăn uống bị đảo lộn
Để nhận biết dấu hiệu có thai, chị em cũng có thể dựa vào thói quen ăn uống hàng ngày. Chẳng hạn nếu như trước đây bạn ghét ăn chua mà giờ lại thèm ăn đồ chua…thì rất có thể bạn đã mang thai. Hormone progesterone thai kỳ làm cho bạn cảm thấy đói hoặc thèm ăn vặt, ăn chua hơn. Tuy nhiên, triệu chứng này dễ nhầm lẫn với sự thay đổi hormone xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn.
17. “Thính” mũi
Đột nhiên bạn trở nên nhạy cảm với mùi xung quanh mình, như: nước hoa, thuốc lá, hay đơn giản là mùi cơm nấu… Nó có thể làm bạn cảm thấy khó chịu, thậm chí buồn nôn.
Một số trường hợp lại thay đổi 180 độ và thấy ghét mùi hương mình ưa thích trước đây. Bởi nội tiết tố nữ Estrogen tăng lên làm mẹ bầu thính hơn, dễ nhạy cảm với mùi.
CLICK TẠI ĐÂY –> để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu.
18. Chảy máu cam
Bạn có ngạc nhiên không khi biết rằng chảy máu cam là một triệu chứng chung của rất nhiều mẹ bầu? Bởi khi mang thai, cơ thể bạn sẽ sản xuất nhiều máu hơn. Trong thai kỳ, các hormone tạo áp lực làm giãn nở các mạch máu nhỏ trong mũi của bạn. Hệ quả của việc này là mũi bạn có nguy cơ dễ “đổ máu” hơn hẳn.
19. Bị tưa miệng, sâu răng hoặc viêm lợi
Mang thai có thể làm cho bạn dễ bị tưa miệng, viêm lợi hoặc làm những chiếc răng sâu trở nên đau hơn. Nguyên nhân là do hormone nữ tăng cao từ thời điểm cấn thai. Nếu thấy những hiện tượng này mẹ bầu hãy đi khám nha sỹ. Bạn không nên tự ý mua thuốc điều trị vì nó có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
20. Táo bón
Sự thay đổi hormone và nồng độ nội tiết tố progesterone tăng cao khi mang thai cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân làm bạn dễ bị đầy hơi, táo bón… Sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực cho xương chậu, bàng quang cũng khiến bạn bị táo bón khi có thai.
21. Bị chuột rút
Đây là một hiện tượng tương đối phổ biến trong thai kỳ. Khi tử cung mở rộng chút để chuẩn bị cho sự xuất hiện của bé, các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng. Và các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung giai đoạn này bị đè nén cũng gây nên hiện tượng chuột rút. Mẹ bầu cần bổ sung chế độ ăn uống nhiều canxi và kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng.
Thường thì các mẹ bầu bị chuột rút nhẹ sẽ có cảm giác giống như cơn đau trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, cần thận trọng bởi chuột rút có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo nguy cơ sảy thai, thai ngoài tử cung, viêm ruột thừa, viêm đường tiết niệu…
22. Tăng cân hoặc giảm cân
Bên cạnh sự thay đối bất thường ở ngực, chị em cũng sẽ thấy cân nặng của mình tăng dần. Tuy nhiên, dấu hiệu này không dễ nhận biết ở những tuần đầu. Bạn theo dõi sau quan hệ nếu thấy mình tăng cân hoặc giảm cân đột ngột thì cần xem xét. Bởi phụ nữ có thai tuần đầu có thể tăng cân nếu họ không bị ốm nghén. Hoặc nếu họ chán ăn, buồn nôn và mệt mỏi thì lại có thể giảm cân.
23. Bụng – vòng 2 to lên
Sau khi quan hệ 1 – 3 tuần, bạn thấy bụng mình to lên bất thường thì rất có thể bạn đã có thai. Sau thụ thai kích thước tử cung sẽ tăng nên vòng 2 của bạn cũng sẽ to lên để phù hợp theo. Nên nếu bạn hay theo dõi đo vòng 2 thì có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi này.
Bạn đang băn khoăn về dấu hiệu mang thai–> HÃY CLICK để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/7.
CÁCH PHÁT HIỆN MANG THAI CỦA NGƯỜI XƯA
Khi chưa có những biện pháp thử thai hiện đại, người xưa đã có những phát kiến thú vị để xác định khả năng mang thai như:
– Thử với lúa mì và lúa mạch
Phương pháp này của người Ai Cập cổ đại. Vào năm 1350 TCN, phụ nữ có thể đi tiểu trên hạt lúa mì và lúa mạch trong vài ngày. Nếu lúa mì nảy mầm là bạn đã mang thai con gái. Hạt lúa mạch mọc lên có nghĩa là bạn mang bầu con trai. Hạt không nảy mầm nghĩa là bạn chưa mang thai.
Năm 1963, một phòng thí nghiệm thử nghiệm trên hạt lúa mì và lúa mạch. Kết quả nhận được là 70% nước tiểu của phụ nữ mang thai sẽ khiến lúa mạch, lúa mì nảy mầm. Nước tiểu của phụ nữ không mang thai thì hạt không nảy mầm.
– Thử với rau củ quả
Người Hy Lạp cổ đại thường nhét một củ hành hoặc một loại củ có mùi hăng vào âm đạo và để qua đêm. Sáng hôm sau nếu hơi thở của người phụ nữ có mùi hành thì điều đó đồng nghĩa với việc cô ấy không mang thai. Bởi họ cho rằng nếu không mang thai, tử cung sẽ mở. Và lúc này mùi hành có thể thông lên đến miệng do hít phải mùi hành. Trường hợp người phụ nữ mang thai thì tử cung sẽ đóng lại nên hơi thở của cô ấy sẽ không có mùi hành.
– Kiểm tra qua màu sắc nước tiểu
Vào thế kỷ 16 ở châu Âu thì đây là phương pháp thử thai được áp dụng. Cụ thể, nước tiểu của phụ nữ mang thai có màu vàng đến màu trắng đục.
Một số vùng khác, người ta hòa nước tiểu với rượu vang và quan sát kết quả. Tuy nhiên, thử nghiệm này không chính xác nếu người phụ nữ mắc một số bệnh như tiểu đường, trầm cảm… Hoặc trước khi thử nghiệm, người phụ nữ ăn thực phẩm như cà rốt, dâu tây… khiến màu nước tiểu thay đổi.
– Kiểm tra màu sắc âm đạo
Trong khoảng thời gian từ 6-8 tuần của thai kỳ, âm đạo có thể có màu xanh đậm hoặc tím đỏ. Do khu vực này có sự lưu thông máu gia tăng. Vào năm 1836, một bác sĩ người Pháp đã nhận ra dấu hiệu này. Tuy nhiên, để nhận thấy dấu hiệu này phải khám âm đạo nên nhiều phụ nữ không muốn dùng biện pháp này.
– Đi tiểu vào thỏ
Năm 1920, hai nhà khoa học người Đức, Selmar Aschheim và Bernhard Zondek, đã xác định rằng có một loại hoóc-môn có trong nước tiểu của bà bầu. Điều này dường như có liên quan đến sự tăng trưởng buồng trứng.
Họ tiêm nước tiểu vào thỏ trong khoảng 5 ngày. Vào ngày thứ 5, những con vật này bị giết và kiểm tra buồng trứng. Nếu buồng trứng của nó phát triển chứng tỏ người phụ nữ này mang thai. Phương pháp này đã khiến nhiều con thỏ bị giết chết nên không được khuyến khích áp dụng.
Bạn đang tìm hiểu phương pháp nhận biết có thai –> CLICK TẠI ĐÂY để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ
NHỮNG BIỆN PHÁP THỬ THAI HIỆN NAY
Những biện pháp nhận biết mang thai của người xưa tuy có cho kết quả nhưng chỉ là những cách thủ công. Điều này không thể đảm bảo chính xác cũng như đảm bảo độ an toàn cho nữ giới. Hiện nay với sự tiến bộ của y khoa, có rất nhiều phương pháp thử thai cho kết quả chính xác, cụ thể như sau:
– Thử thai bằng que
Bạn có thể dùng que thử thai sau vài ngày bị chậm kinh nhưng tốt nhất là lúc đi tiểu vào buổi sáng. Bạn không nên uống quá nhiều chất lỏng trước khi chuẩn bị thử thai. Vì việc này có thể làm loãng hormone HCG trong nước tiểu sẽ không đem lại kết quả chính xác.
Cách sử dụng que thử thai rất đơn giản, chị em có thể tiến hành tại nhà bằng cách:
Bước 1: Lấy nước tiểu vào trong cốc.
Bước 2: Xé túi đựng que thử thai.
Bước 3: Cắm que thử thai vào cốc đựng nước tiểu theo hướng mũi tên chỉ xuống. Lưu ý không được để mặt nước tiểu ngập quá mũi tên.
Bước 4: Chờ 5 phút bắt đầu đọc kết quả.
Sau 5 phút, vạch ngang màu hồng sẽ hiện ra trên que thử thai báo hiệu cuộc thử nghiệm đã hoàn tất. Khi vạch hồng thứ hai hiện ra dưới vạch hồng đầu tiên nghĩa là bạn đã có thai. Nếu không thấy có vạch hồng thứ hai nghĩa là bạn không có thai.
– Thử thai bằng cách xét nghiệm máu
Đây là một xét nghiệm khá phổ biến bằng cách phát hiện nội tiết tố HCG trong máu từ rất sớm. Chỉ khoảng 2 tuần sau khi thụ thai, bác sĩ có thể khẳng định kết quả bạn có thai hay không.
– Phép thử số lượng beta HCG
Đây là phương pháp có tác dụng biết chính xác hàm lượng hormon HCG trong máu. Nó có thể phát hiện ngay cả khi hàm lượng hoóc môn HCG trong máu cực thấp. Do biết được nồng độ chính xác của HCG nên phương pháp xét nghiệm này có khả năng đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình mang thai. Đặc biệt, phép thử này giúp bạn nhận biết hiện tượng trứng bị lạc chỗ khi hàm lượng HCG sụt giảm nhanh chóng.
-
Thử thai bằng cách siêu âm
Siêu âm trong vòng 12 tuần trở lại từ khi thụ thai sẽ giúp người phụ nữ xác định việc có thai mà không cần khám bên trong.
Các nội tiết tố thụ thai làm mềm cổ tử cung, tử cung và làm cho máu đến vùng hố chậu nhiều hơn. Do đó, cổ tử cung của bạn hơi to ra, âm đạo và cổ tử cung sẽ có màu tím nhạt.
CLICK TẠI ĐÂY –> để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ về cách chăm sóc sức khỏe bà bầu.
Trên đây là những chia sẻ về các dấu hiệu nhận biết mang thai sớm. Hy vọng đã mang lại nhiều thông tin hữu ích tới bạn đọc.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT], đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 0982.111.497 hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!