Tìm kiếm [x]
x

Các bước thăm khám phụ khoa chị em cần biết

Bài viết chia sẻ kinh nghiệm và các bước thăm khám phụ khoa dành cho chị em lần đầu đi khám. Khám phụ khoa là việc mà chị em cần thực hiện đều đặt và định kì để đảm sức khỏe và sinh lí nữ. Nhưng với các bạn gái lần đầu đi khám phụ khoa còn nhiều bỡ ngỡ thì bài viết này cũng Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương sẽ giúp chị em có nhiều kinh nghiệm hơn khi đi khám phụ khoa tại bất kì đâu.

Kinh nghiệm đi khám phụ khoa chị em cần biết

Đối với các chị em phụ nữ, việc thực hiện khám phụ khoa định kỳ là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe phụ khoa cũng như giúp bạn theo dõi và kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường để tiến hành điều trị.

Vậy khám phụ khoa là gì? Khám phụ khoa gồm những bước nào? Tất cả những vấn đề này sẽ được các chuyên gia tại Phòng khám đa khoa Đông Phương chia sẻ trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!

> Chú ý:

  1. Khám phụ khoa là gì?

Khám phụ khoa là hình thức kiểm tra vùng kín của người phụ nữ, xác định kích thước, vị trí của các bộ phận chính trong vùng kín như cổ tử cung và buồng trứng nhằm phát hiện những virut gây viêm nhiễm, các bệnh lây qua đường tình dục, u xơ, ung thư cổ tử cung

Việc này rất quan trọng vì nếu đi khám phụ khoa thường xuyên, chị em sẽ có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, tỉ lệ khỏi bệnh cao. Nhiều chị em không đi khám phụ khoa đã dẫn tới hậu quả là mắc bệnh ở cơ quan sinh sản mà không biết, khiến cho bệnh ngày càng nặng, chữa trị mất nhiều thời gian và tiền bạc mà khó đem lại kết quả như ý muốn.

Các chuyên gia cũng lưu ý, không phải cứ đi khám phụ khoa là sẽ bị rách màng trinh. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng màng trinh của bạn để có cách thức khám phù hợp nhất. Vì vậy, nên khám phụ khoa ít nhất một năm một lần. Từ 15 tuổi, chị em nên khám phụ khoa để kịp thời phát hiện bệnh ung thư giai đoạn đầu (nếu có). Nữ giới từ năm 21 tuổi hoặc 3 năm sau lần quan hệ tình dục đầu tiên, nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung để phát hiện sớm nguy cơ ung thư cổ tử cung.

[el5a1f67846f40f]

  1. Các bước thăm khám phụ khoa chị em cần biết

Khám Phụ Khoa Tổng Quát

Thông thường khi tiến hành khám phụ khoa, các bác sĩ thường thực hiện khám các bước thăm khám phụ khoa cơ bản sau:

Bước 1: Khám tổng quát

Đây là bước quan trọng trong các bước thăm khám phụ khoa, tuy nhiên có nhiều cơ sở y tế thường bỏ qua nên khó phát hiện vấn đề bệnh nhân đang mắc phải.

Đầu tiên, nhân viên y tế sẽ lấy thông tin về chiều cao, cân nặng, huyết áp… Xác định chu kỳ kinh nguyệt gần nhất, các loại thuốc mà bạn từng sử dụng, các vấn đề về vùng kín mà bạn từng gặp phải, tiền sử bệnh và thai sản để biết tình hình sức khỏe của bạn.

Bước 2: Khám bên ngoài vùng kín

Bác sĩ sẽ tiến hành xem xét và thăm khám các nếp gấp ở âm đạo và âm hộ của bạn. Mục đích của việc kiểm tra bên ngoài “vùng kín” là kiểm tra xem chị em có dấu hiệu của mụn cóc sinh dục, u nang, chảy dịch âm đạo, bị ngứa hay có những triệu chứng khác không.

Bước 3: Thăm khám bằng phễu soi mỏ vịt

Bác sĩ sẽ đưa một mỏ vịt bôi trơn vào âm đạo của chị em để tác động tới các ngóc ngách của âm đạo ra và xem xét. Điều này có thể gây ra một chút khó chịu nhưng không gây ra nhiều đau đớn cho chị em.

Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng một chiếc bàn chải nhỏ hay thìa nhỏ để lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung của bạn đem đi làm xét nghiệm Pap xác định xem bạn có dấu hiệu tiền ung thư hay ung thư cổ tử cung không.

Trường hợp bạn nghi ngờ mình có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục thì hãy nói cho bác sĩ phụ khoa biết để bác sĩ lấy mẫu dịch nhầy chảy ra từ cổ tử cung đem xét nghiệm xem bạn có mắc phải bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không.

Bước 4: Kiểm tra bằng 2 tay

Bước tiếp theo, bác sĩ phụ khoa sẽ sử dụng một hoặc hai ngón tay đã được đeo găng của mình và bôi trơn vào âm đạo của bạn. Trong khi đó, một tay kia bác sĩ sẽ nhẹ nhàng ấn vào vùng bụng dưới của bạn. Việc này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra và phát hiện những vấn đề sau:

  • Kiểm tra hình dạng, kích thước và vị trí tử cung của bạn;
  • Kiểm tra xem buồng tử cung có mở rộng không (tức là có dấu hiệu mang thai hay u xơ tử cung gì không);
  • Trường hợp bạn có cảm giác đau vùng bụng dưới thì đó có thể là do nhiễm trùng;
  • Kiểm tra xem ống dẫn trứng có bị sưng hay không, nếu sưng thì có thể là chị em đang mang thai ngoài tử cung.
  • Mở rộng buồng trứng, u nang hay các khối u

Bước 5: Kiểm tra trực tràng

Bác sĩ sẽ đeo găng tay rồi đặt một ngón tay vào trực tràng để kiểm tra các cơ bắp giữa âm đạo và hậu môn. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra xem có khối u nào ở phía sau tử cung, trên ngóc ngách dưới của âm đạo hay trong trực tràng.

Kết thúc quy trình khám phụ khoa, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về vấn đề mà bạn đang gặp phải và đưa ra những phương pháp hỗ trợ điều trị thích hợp.

  1. Cần lưu ý gì khi đi khám phụ khoa?

Khác với các bệnh lí thông thường, trước khi đi khám phụ khoa yêu cầu các chị em phái nữ cần phải trang bị kĩ rất nhiều thứ từ vật chất, tinh thần cho đến sức khoẻ để trong quá trình khám được diễn ra thuận tiện:

  • Chuẩn bị tâm lý:

Trước khi đi khám bạn cần phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, mạnh dạng chia sẻ với bác sĩ về các triệu chứng mình đang gặp phải để bác sĩ sẽ dựa vào kết quả để chuẩn đoán bệnh diễn ra suôn sẻ, chính xác hơn.

Nếu các chị em đã lập gia đình rồi thì khi đi khám nên đi cùng với chồng hoặc người thân trong gia đình, lỡ có trường hợp bước vào phòng khám là bác sĩ nam, tâm lí của bạn sẽ bớt lo sợ hơn.

  • Thời điểm khám phụ khoa thích hợp

Thời kì kinh nguyệt tốt nhất không nên đi khám phụ khoa. Không những vừa gây mất vệ sinh mà kết quả khám cũng không thể chính xác được. Tốt nhất là nên đi khám khi đã sạch kinh và đi khám vào buổi sáng là tốt nhất.

  • Lựa chọn cơ sở khám uy tín, chất lượng

Nếu chị em lựa chọn cho mình một  số cơ sở khám tốt các bạn sẽ yên tâm về quá trình khám và kết quả khám bệnh của mình. Ngược lại những phòng khám, bệnh viện không đảm bảo trình độ chuyên môn cao, khi đi khám không chỉ tiền mất mà khiến cho quá trình khám không diễn ra thuận lợi. Bác sĩ xâm lấn quá mức làm tổn thương đến vùng bệnh, bệnh trở nên phức tạp.

  • Vệ sinh vùng bệnh đúng cách

Trước khi khám phụ khoa khoảng 2- 3 ngày, bạn tuyệt đối không nên dùng các loại dung dịch sát khuẩn hay bất cứ loại dung dịch gì để thụt rửa âm đạo. Vì nếu các vi khuẩn bên trong âm đạo tạm thời bị diệt sạch sẽ ảnh hưởng đến kết quả và độ chính xác của xét nghiệm. Cách tốt nhất nên vệ sinh âm đạo bằng nước ấm thông thường trong 3 ngày này.

  • Tránh quan hệ tình dục

Khi có ý định đi khám phụ khoa thì trước 3-4 ngày yêu cầu người bệnh không được quan hệ tình dục với bạn tình. Vì điều này sẽ làm cho môi trường âm đạo bị thay đổi ảnh hưởng đến chất lượng của việc thăm khám. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý không được sử dụng thuốc tây y như thuốc đặt vòng, thuốc chậm kinh, thuốc tránh thai trong thời gian chuẩn bị đi khám.

  • Mặc trang phục phù hợp

Trang phục thích hợp cho việc thăm khám như váy, quần áo co giãn. Không mặc đồ bó sát vì vừa gây khó khăn trong quá trình khám vừa làm mất thời gian bạn phải thay đồ của bệnh viện.

Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn quy trình thực hiện khám phụ khoa an toàn.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT], đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ qua đường dây nóng 0982.111.497 hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC