Bạn đang mang thai và chẳng may mắc bệnh sùi mào gà một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm có thể lây nhiễm cho thai nhi. Vậy phải làm gì để đứa trẻ được sinh ra khỏe mạnh không phải chịu những hệ lụy o căn bệnh này mang lại? Hãy cùng Phòng khám đa khoa Đông Phương tìm ra phương pháp trong bài viết dưới đây.
-
Tìm hiểu về bệnh sùi mào gà
Sùi mào gà là bệnh do virus Human Papilloma gây nên. Đây là loại virus gây u nhú ở người, môi trường sống của chúng là những nơi ẩm ướt, ấm áp như: bộ phận sinh dục, hậu môn, mắt, miệng,…
Sau thời gian thời gian ủ bệnh từ 2-9 tháng, thai phụ sẽ có những biểu hiện của sùi mào gà như:
- Tại cơ quan sinh dục hoặc hậu môn, miệng sẽ xuất hiện những mụn sùi nhỏ, nhô cao như những nhú gai, có màu hồng nhạt, mềm, nhiều trường hợp xuất hiện tổn thương có hình ovan hoặc tròn.
- Nếu thai phụ bị sùi mào gà ở miệng thì sẽ có biểu hiện như vòm họng hay amidan xuất hiện những mảng màu đỏ hồng, trắng, người bệnh cảm thấy đau rát, sưng phồng, những dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm họng thường thấy.
- Sau một thời gian, nếu kéo dài không điều trị bệnh thì những mụn này sẽ liên kết với nhau thành từng mảng lớn giống như mào gà hay hoa súp lơ, nếu chạm vào rất dễ bị vỡ ra và chảy dịch, chảy máu, có mùi hôi khó chịu.
- Những phụ nữ đang mang thai sức đề kháng rất yếu nên là đối tượng rất dễ mắc bệnh. Do đó, nếu bị sùi mào gà thì những tổn thương sẽ có triệu chứng rất nghiêm trọng, nên nhiều thai phụ không chịu nổi đã bị sốt cao, nổi bạch huyết.
-
Sùi mào gà khi mang thai ảnh hưởng như thế nào?
Sùi mào gà khi mang thai không chỉ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai phụ mà còn cả em bé.
đừng để sai lầm của bạn làm ảnh hưởng đến trẻ nhỏ
Ảnh hưởng tới thai phụ
- Với thai phụ, sùi mào gà có thể gây ra tình trạng bội nhiễm. Bởi vì khi mang thai, sức đề kháng của người mẹ kém nên nếu để tình trạng sùi mào gà diễn ra lâu ngày mà không được chữa trị kịp thời sẽ gây nên các bội nhiễm, tạo điều kiện cho một số căn bệnh xã hội phát triển.
- Bệnh sùi mào gà khi đang mang bầu có thể gây ra tình trạng chảy máu bất thường và rất khó cầm cho chị em phụ nữ. Nếu như không được phát hiện kịp thời dễ dẫn đến tình trạng sinh non, sẩy thai, ảnh hưởng đến tính mạng.
- Bị sùi mào gà khi có thai là tác nhân tăng cao nguy cơ ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn. Đặc biệt, sùi mào gà chính là yếu tố khiến cho bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ phát triển mạnh.
- Mắc sùi mào gà khi mang thai còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của người phụ nữ. Khi phụ nữ mang thai, trạng thái tâm lý thay đổi nhiều nên nếu bị sùi mào gà thì dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm, stress vì lo lắng, sợ hãi, gây ảnh hưởng không tốt cho mẹ và bé.
Ảnh hưởng tới thai nhi
- Khi phụ nữ mang thai bị sùi mào gà thì em bé sẽ đối diện với nguy cơ cao của ung thư vòm họng.
- Bên cạnh đó, người mẹ bị sùi mào gà khi mang thai cũng là nguyên nhân khiến cho thai nhi khó có thể hấp thu được các chất dinh dưỡng, từ đó em bé sẽ bị suy dinh dưỡng, còi yếu từ khi còn ở trong bụng mẹ. Việc không hấp thu được chất dinh dưỡng cũng khiến cho trí não của em bé bị ảnh hưởng.
- Theo các bác sĩ thì em bé sẽ không bị sùi mào gà do di truyền từ mẹ sang con, cũng không lây nhiễm qua đường máu từ mẹ mà sẽ lây truyền khi người mẹ đẻ thường. Do đó, nếu chị em bị sùi mào gà khi mang thai mà chọn hình thức sinh thường thì đây chính là cơ hội để virus lây truyền sang cho em bé, gây nên các căn bệnh về đường da và đường hô hấp.
Như vậy, bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai rất nguy hiểm, do đó khi có các triệu chứng của bệnh, thai phụ nên tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.
>> XEM THÊM: Phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai thì phải làm sao?
-
Điều trị sùi mào gà ở phụ nữ mang thai
Vì các mụn sùi mào gà dễ bị bở và nát vụn trong thai kì, gây ra tác động xấu đến các vùng da xung quanh nên phác đồ điều trị chung thường là loại bỏ chúng ngay trong thời gian thai kì, càng sớm càng tốt.
Phụ nữ mang thai xuất hiện các triệu chứng của bệnh sùi mào gà cần phải tích cực tiến hành chữa trị ngay. Do khi mang thai, các cơ quan của người mẹ sẽ bị tụ máu, bị mềm đi và có ảnh hưởng nhất định đối với thai nhi. Do vậy, khi tiến hành điều trị bệnh sùi mào gà, bạn phải lưu ý đến những điều cần hạn chế và cấm kỵ theo chỉ định của bác sĩ.
Để loại bỏ các nốt sùi này, bác sĩ có thể sử dụng laser CO2 hay đốt điện. Phương pháp này chỉ loại bỏ được các nốt sùi chứ không tiêu diệt được virus, sau đó bệnh dễ phát triển trở lại. Vì vậy vẫn phải tiếp tục theo dõi và điều trị cho đến khi hết hẳn, cần nhớ rằng do thời gian ủ bệnh của virus dài, sau 8 tháng hết thời gian ủ bệnh mới xác định bệnh khỏi hẳn.
Ngoài phương pháp trên, đối với các tổn thương sùi mào gà ở âm hộ, âm đạo có thể chấm dung dịch Trichloactic acid, chấm đến khi nốt sùi chuyển màu trắng là được. Tuy nhiên, không nên chấm dung dịch Trichloactic acid lên những nốt sùi ở cổ tử cung hay trong lỗ hậu môn, vì không kiểm soát được mức độ tổn thương loét niêm mạc.
Cũng có thể dùng dung dịch Podophyllotoxine 20-25% bôi lên những nốt sùi nhỏ lẻ ở âm hộ, chú ý bôi thuốc từ 1-3 giờ phải rửa sạch để đề phòng loét xuống phần da lành, mỗi tuần bôi một lần. Thuốc này cũng không được bôi vào những nốt sùi ở trong âm đạo, cổ tử cung, trong hậu môn.
Nếu điều trị dứt điểm thì bạn vẫn có thể sinh thường được, còn nếu không thì chị em nên sinh mổ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Mong rằng với những nội dung vừa chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai, qua đó sẽ có biện pháp phòng tránh và xử lý phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp các chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT], đội ngũ y bác sĩ tại Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ qua đường dây nóng 0982.111.497 hoặc đến trực tiếp tại Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc