Nang trứng và buồng trứng đều có vị trí quan trọng trong cơ quan sinh sản của nữ. Nhưng nhiều chị em vẫn chưa hiểu rõ chúng được hình thành và cấu tạo như nào. Nữ giới nên tham khảo để hiểu rõ hơn về các bộ phận trên cơ thể của mình nhé.
1. Nang trứng là gì?
– Nang trứng chính là là các vỏ bọc chứa trứng ở bên trong. Đây là nơi tiết ra các hormone nội tiết ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của phụ nữ. Ngay trong giai đoạn bào thai, vào tuần 18 – 22, buồng trứng ở các bé gái đã tạo ra khoảng 7 triệu tế bào trứng sơ cấp. Tuy nhiên, khi sinh ra vùng vỏ buồng trứng của các bé gái chỉ còn lại từ 1 triệu – 2 triệu tế bào trứng sơ cấp. Tất cả đều đang ở giai đoạn tiền kì của giảm phân I. Một tế bào trứng sơ cấp được bao quanh bởi một lớp tế bào biểu mô vảy, tạo thành các nang nguyên thủy.
– Khi bé gái đến tuổi dậy thì, buồng trứng còn chưa đầy 300.000 tế bào trứng sơ cấp. Lúc này bắt đầu hoạt động theo chu kỳ hằng tháng. Trong mỗi chu kỳ, chỉ có một nang trứng trưởng thành và rụng đi. Suốt thời gian hoạt động sinh sản ở người nữ chỉ sử dụng tối đa khoảng 400 nang trứng. Đến tuổi mãn kinh, buồng trứng chỉ còn sót lại xấp xỉ 1.000 tế bào trứng sơ cấp.
-
Một phụ nữ bình thường có bao nhiêu nang trứng?
– Từ tuần thai thứ 9, các nang trứng trong cơ thể thai nhi nữ đã bắt đầu hình thành. Khi đến tuần thai thứ 20, hệ thống sinh sản của một thai nhi gái đã hoàn chỉnh. Bé gái bình thường khi sinh ra sẽ có khoảng 700.000 đến 2 triệu tế bào trứng.
– Số lượng trứng ở cơ thể nữ trái ngược hoàn toàn với lượng tinh trùng ở Nam. Nếu tinh trùng có thể sản xuất ra thường xuyên được. Thì số lượng trứng của nữ cố định từ lúc sinh ra và giảm dần theo thời gian. Nữ đến tuổi dậy thì, số trứng sẽ còn lại khoảng 300.000 – 400.000 trứng. Và có khoảng 500 trứng sẽ rụng (nhưng trứng có khả năng thụ thai) trong suốt cuộc đời sinh sản của phụ nữ. Số lượng trứng còn lại sẽ chết dần khi đến tuổi mãn kinh – giai đoạn hết khả năng sinh sản.
-
Phụ nữ có bao nhiêu quả trứng khi đến tuổi trưởng thành và trung niên?
– Khi nữ đến 32 tuổi, thì khả năng sinh sản của chị em bắt đầu giảm. Biểu hiện càng giảm nhanh hơn sau 37 tuổi. Đặc biệt khi đến tuổi 40, hầu hết số lượng trứng của nữ giảm xuống chỉ còn khoảng 3% so với lúc còn là bào thai.
– Không thể có câu trả lời chính xác về số lượng trứng còn lại ở nữ khi 40 tuổi. Thêm vào đó, một số yếu tố có thể ảnh hưởng như: hút thuốc, thường xuyên sử dụng rượu, bia… sẽ khiến lượng trứng ít hơn hẳn so với chị em bình thường khác.
-
Mỗi phụ nữ sẽ mất bao nhiêu trứng mỗi tháng?
– Nhiều chị em vẫn cho rằng mỗi phụ nữ thường rụng 1 trứng mỗi tháng. Điều này không phải hoàn toàn như thế. Theo như trên đã đề cập, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể mất đi trung bình 1.000 quả trứng mỗi tháng.
– Hơn nữa, trong mỗi tháng có khoảng 20 nang trứng nguyên thủy (có kích thước khoảng 0,025mm) được huy động để trưởng thành. Nhưng chỉ có một nang trứng duy nhất chiếm ưu thế. Kết quả là nó phát triển vượt trội trở thành nang noãn (nang noãn có kích thước từ 10 -28mm). Số nang trứng còn lại sẽ dần thoái hóa và biến mất.
– Khi nang noãn trưởng thành sẽ vỡ ra. Kèm theo đó là giải phóng noãn đi vào ống dẫn trứng để kết hợp với tinh trùng tạo thành hợp tử. Nếu trứng không gặp tinh trùng (không xảy ra quá trình thụ thai) thì sẽ xảy ra hiện tượng kinh nguyệt.
– Hầu hết phụ nữ đều giải phóng một tế bào trứng trưởng thành vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Những “trường hợp đặc biệt” xảy ra đó là sự rụng trứng của 2 hoặc 3 tế bào trứng dẫn đến việc thụ thai cặp song sinh khác trứng hoặc sinh ba khác trứng.
-
Làm sao để biết được hiện tại bạn nữ có khoảng bao nhiêu trứng?
– Để biết được hiện tại cơ thể mình có khoảng bao nhiêu trứng thì chị em tiến hành làm xét nghiệm nồng độ Anti-Mullerian Hormone hay còn gọi là xét nghiệm AMH. Thông qua xét nghiệm này, có thể giúp phụ nữ biết được hiện tại họ đang có bao nhiêu trứng được dự trữ trong buồng trứng.
– Nồng độ hormone này không thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, do đó phụ nữ có thể thực hiện xét nghiệm vào bất kỳ thời điểm nào của chu kỳ kinh nguyệt.
Kết quả cụ thể như sau:
- Mức dự trữ nang trứng bình thường với phụ nữ khỏe mạnh dưới 38 tuổi: Biểu hiện mức AMH trong khoảng 2.0 – 6.8ng / mL.
- Số nang trứng nguyên thủy ít hơn bình thường – đồng thời cơ hội mang thai thấp hơn: Biểu hiện mức AMH trong khoảng 0,1 – 0,15 ng / mL.
- Trường hợp này rất khó có con: Biểu hiện mức AMH <0.1 ng / mL
- Mắc hội chứng buồng trứng đa nang: Biểu hiện nếu chỉ số AMH cao hơn 6.8ng/Ml.
– Ngoài ra, để đánh giá chính xác nhất về dự trữ buồng trứng các bác sĩ sẽ yêu cầu nữ kết hợp xét nghiệm AMH với số lượng nang noãn (AFC). Xét nghiệm AFC sử dụng siêu âm để xem số lượng nang noãn nhỏ (đường kính 2-10 mm) có trong khoảng từ ngày 2 đến 4 của chu kỳ kinh nguyệt ở cả hai buồng trứng. Sự hiện diện của 4 đến 10 nang noãn là dấu hiệu dự trữ buồng trứng tốt. Trong khi số lượng nang trứng thấp hơn cho thấy dự trữ kém.
-
Cơ hội sinh sản và tỷ lệ thụ thai
– Thời điểm một nang trứng trưởng thành và phóng thích vào vòi trứng thì chỉ có khoảng 24h là có thể được thụ tinh. Sau thời gian này người phụ nữ sẽ không còn khả năng sinh sản nữa cho đến lần rụng trứng tiếp theo.
– Khoảng thời gian vàng để thụ thai là từ 5 ngày trước khi trứng rụng cho đến 1 ngày khi trứng rụng. Nếu tinh trùng xuất hiện vào thời điểm này thì phụ nữ có khả năng đậu thai cao nhất. Vì thế nếu các cặp đôi quan hệ càng gần ngày rụng trứng thì sẽ càng dễ có con. Đối với các cặp vợ chồng đang cố gắng để có con, thì lời khuyên là duy trì tần suất quan hệ 2 ngày/ lần sẽ giúp tăng cao tỷ lệ thụ thai.
2. Những điều cần biết về buồng trứng
Buồng trứng là gì? Là cơ quan sinh sản sinh ra tế bào trứng. Buồng trứng có chức năng nội tiết (tiết ra các hormon sinh dục nữ quyết định giới tính phụ như estrogen và progesteron). Nó lại vừa có chức năng ngoại tiết (sự rụng trứng). Cơ thể nữ có hai buồng trứng: một bên phải và một bên trái.
Buồng trứng nằm ở đâu?
Vị trí buồng trứng nằm trên thành chậu hông bé, hai bên tử cung, dính vào lá sau dây chằng rộng, phía sau vòi tử cung, dưới eo chậu trên khoảng 10mm. Mỗi phụ nữ gồm 2 buồng trứng. Chúng nằm trong khung chậu và có kích thước tương đương một hạt thị.
Vị trí buồng trứng thay đổi phụ thuộc phần lớn vào số lần sinh con ở nữ. Ở người phụ nữ chưa chửa đẻ lần nào, buồng trứng ở tư thế đứng, trục dọc của buồng trứng nằm thẳng đứng. Chiếu lên thành bụng, điểm buồng trứng là điểm giữa đường nối gai chậu trước trên với khớp mu.
Buồng trứng nữ có màu hồng nhạt, thường nhẵn nhụi cho đến tuổi dậy thì. Sau tuổi dậy thì mặt buồng trứng ngày càng sần sùi do rụng trứng hàng tháng làm rách vỏ buồng trứng. Chúng để lại những vết sẹo trên mặt buồng trứng. Sau thời kỳ mãn kinh, bề mặt buồng trứng lại nhẵn nhụi bình thường.
Cấu tạo của buồng trứng
Buồng trứng có cấu tạo như thế nào?
Buồng trứng có chiều dài khoảng 3cm, rộng 1,5cm và dày 1 cm, có hình hạt đậu dẹt. Cấu tạo buồng trứng gồm:
- Có mặt trong và mặt ngoài
- Gồm bờ tự do và bờ mạc treo
- Gồm đầu vòi và đầu tử cung.
– Buồng trứng được bao bọc bởi lớp áo trắng. Ngay dưới lớp áo trắng là vỏ buồng trứng. Dưới lớp vỏ, thuộc phần trung tâm là tuỷ buồng trứng.
-
Lớp áo trắng:
Là lớp tế bào trụ phủ ngoài buồng trứng. Đặc biệt lớp này thấy rõ ở buồng trứng của phụ nữ trẻ. Tế bào này dẹt dần theo tuổi và làm cho buồng trứng có màu xám đục. Vùng chuyển tiếp giữa lớp tế bào trụ phủ buồng trứng và lớp trung mô dẹt của phúc mạc là một đường trắng mảnh dọc theo bờ mạc treo của buồng trứng.
-
Vỏ buồng trứng:
Chính là lớp dày nằm ngay dưới lớp áo trắng. Lớp vỏ buồng trứng chứa các nang buồng trứng và thể vàng. Trong lớp mô đệm của vỏ buồng trứng có các sợi mô liên kết lưới và rất nhiều tế bào hình thoi cùng các tế bào cơ trơn.
-
Tủy buồng trứng:
Tập trung ở phần trung tâm của buồng trứng. Tuỷ buồng trứng gồm mô đệm được cấu tạo bởi mô liên kết có nhiều sợi chun, một số tế bào cơ trơn cùng rất nhiều mạch máu, đặc biệt là tĩnh mạch. Tuỷ buồng trứng có nhiều mạch máu hơn ở lớp vỏ.
-
Nang trứng:
Bé gái vừa ra đời, trong lớp vỏ buồng trứng đã có rất nhiều nang trứng nguyên thuỷ. Mỗi nang trứng nguyên thuỷ có một tế bào trung tâm lớn gọi là noãn, được bao quanh bởi một lớp tế bào trụ nhỏ hay tế bào dẹt gọi là các tế bào nang. Trong tuổi niên thiếu và sau dậy thì, rất nhiều nang trứng bị thoái hoá.
– Sau dậy thì, một số nang trứng nguyên thuỷ phát triển hàng tháng tạo nên các nang trứng chín. Một trong số các nang trứng chín, vỡ ra. Đó là hiện tượng rụng trứng.
Lưu ý
- Sau khi phóng noãn, thành của nang trứng xẹp xuống, tạo thành các nếp gấp. Tế bào của màng hạt to ra, chứa sắc tố vàng trong bào tương, trở thành các tế bào vàng. Sau đó tạo nên thể vàng. Các thể vàng hoạt động từ 12 đến 14 ngày sau rụng trứng. Nếu không có thai, thể vàng này sẽ thoái hoá mỡ và xuất hiện nhiều mô sợi tạo nên thể trắng.
- Từ sau tuổi dậy thì đến lúc mãn kinh, lớp vỏ buồng trứng có rất nhiều nang trứng. Thể vàng ở trong mọi giai đoạn của sự phát triển.
- Trong thể vàng còn có các tế bào cạnh vàng nhỏ sản xuất ra hormon estrogen. Thể vàng tồn tại trong chu kỳ kinh nguyệt (trong trường hợp không có thai) khoảng 12 đến 14 ngày và có đường kính khoảng 1 cm. Ở người mang thai, thể vàng hoạt động trong suốt giai đoạn mang thai và giữa giai đoạn mang thai.
Chức năng của buồng trứng
Buồng trứng là cơ quan sinh sản của nữ giới. Là nơi tiết ra nội tiết tố estrogen hình thành nên nét đặc trưng của giới tính. Chức năng chính của buồng trứng gồm có:
-
Ngoại tiết:
Từ sau tuổi dậy thì, trung bình mỗi tháng 1 lần. Buồng trứng lại thay phiên nhau phóng thích ra trứng. Từ đó hình thành nên chu kỳ và thụ thai khi trứng gặp được tinh trùng.
-
Nội tiết:
Buồng trứng là 1 tuyến nội tiết của cơ thể, bài tiết 2 hormon sinh dục nữ quan trọng là: estrogen và progesteron.
Estrogen: Là hợp chất steroid, được tổng hợp ở buồng trứng từ cholesterol và có thể cả từ acetyl coenzyme A, có 3 loại estrogen có mặt trong huyết tương là: estradiol, estron và estriol. Hormon này làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nữ thứ phát kể từ tuổi dậy thì gồm: phát triển các cơ quan sinh dục, phát triển lớp mỡ dưới da, giọng nói trong, dáng mềm mại, vai hẹp hông nở. Estrogen còn tác dụng vào tử cung, cổ tử cung, vòi trứng. Tất cả tác dụng của estrogen lên ống dẫn trứng đều nhằm giúp trứng đã thụ tinh di chuyển dễ dàng vào tử cung. Hơn nữa, estrogen còn tác dụng lên âm đạo, lên tuyến vú, chuyển hoá và xương.
Progesterone: cũng như estrogen, progesterone là hợp chất steroid được tổng hợp từ cholesterol hoặc acetyl coenzyme A. Tác dụng quan trọng nhất của progesterone là kích thích sự bài tiết ở niêm mạc tử cung vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, chuẩn bị niêm mạc tử cung ở trạng thái sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh vào làm tổ. Hơn nữa nó còn làm giảm co bóp cơ tử cung do đó ngăn cản việc đẩy trứng đã thụ tinh ra ngoài và tạo môi trường yên ổn cho thai phát triển. Ngoài ra, progesteron còn tác dụng lên cổ tử cung, vòi trứng, tuyến vú và thân nhiệt.
Một số bệnh lý về buồng trứng nguy hiểm?
Buồn trứng là cơ quan quan trọng nhất trong hệ cơ quan sinh sản của nữ giới. Vì vậy nơi này khi gặp các vấn đề về bệnh lí sẽ khiến cả hệ thống sinh sản bị “delay”. Hiếm muộn và vô sinh thậm trí tử vong là điều chắc chắn, nếu như bệnh lý tại cơ quan này không được quan tâm và điều trị.
1. Buồng trứng đa nang
15% phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản đang mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang. Một số người mắc phải hội chứng này vẫn có thể có con bình thường . Vì ở những người này có rất nhiều trứng nhưng nang trứng ngăn cản việc trứng rụng theo chu kỳ.
Nguyên nhân gây ra bệnh buồng trứng đa nang này thường là do bệnh nhân có các triệu chứng thiết hụt estrogen, tăng nội tiết tố nam, rối loạn kinh nguyệt (kinh thưa, mất kinh trong tháng), thừa cân hay béo phì…
2. Suy buồng trứng
Suy buồng trứng là hiện tượng buồng trứng không thể thực hiện được chức năng sản sinh trứng. Nuôi dưỡng trứng để duy trì hoạt động sinh sản. Phụ nữ bị suy buồng trứng là một trong những nguyên nhân chính gây yếu sinh lý nữ. Bệnh lí: khô, rát, đau đớn khi giao hợp. Điều này dẫn tới suy giảm đời sống tình dục và ngăn cản khả năng sinh sản của nữ giới.
Bệnh thường gặp ở phụ nữ từ 35-45 tuổi. Bệnh làm cho các hormon sinh dục của nữ giới bị suy giảm. Mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể nữ giới.
Biểu hiện phụ nữ đang mắc bệnh suy buồng trứng:
- Rối loạn kinh nguyệt trong thời gian dài, lượng kinh nguyệt không ổn định, trạng thái và màu sắc kinh thay đổi.
- Thường hay chóng mặt, buồn nôn và mất ngủ, ngủ tỉnh, hay giật mình.
- Giảm ham muốn, e ngại, né tránh chuyện giường chiếu.
- Da dẻ nhăn nheo kém săn chắc, ngực nhão và chảy xệ, vùng kín thâm đen không có độ đàn hồi.
- Âm đạo bị khô, đau rát, chảy máu khi quan hệ, khí hư có mùi.
- Khó thụ thai.
3. Viêm buồng trứng
Phụ nữ bị viêm buồng trứng gây ra tình trạng rối loạn rụng trứng. Như vậy, ống dẫn trứng khó thực hiện được chức năng phóng noãn khiến trứng không thể rụng. Do đó trứng không có cơ hội kết hợp với tinh trùng để thụ tinh.
Khoảng 25% nữ giới bị vô sinh là do bệnh viêm buồng trứng gây ra. Phụ nữ bị bệnh viêm buồng trứng nếu không được thăm khám và hỗ trợ chữa trị sớm sẽ gây ra tình trạng dính buồng trứng, tắc vòi trứng. Như vậy, khả năng vô sinh ở nữ giới sẽ càng cao.
Dấu hiệu đặc trưng nhận biết bệnh viêm buồng trứng bao gồm: đau vùng bụng dưới, đau xương hông và hậu môn; chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn kèm theo sốt cao, ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi…
4. Viêm tắc vòi trứng
Vòi trứng còn được gọi là ống dẫn trứng, có vai trò là cầu nối giữa tinh trùng và trứng, đồng thời vận chuyển trứng đã được thụ tinh đến tử cung để làm tổ. Nếu vòi trứng bị viêm, tắc nghẽn và chít hẹp sẽ là nguyên nhân chính khiến tinh trùng khó kết hợp được với trứng và trứng không thể di chuyển về tử cung làm tổ, từ đó dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung hoặc vô sinh.
Dấu hiệu của viêm tắc vòi trứng thường là đau vùng bụng dưới, kinh nguyệt bị rối loạn… Nguyên nhân gây viêm tắc vòi trứng có thể do viêm nhiễm qua đường tình dục do Chlamydia hoặc các loại vi khuẩn lậu; Do vệ sinh kém, nhất là vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm âm đạo hay cổ tử cung, nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây viêm nhiễm ngược dòng lên vòi trứng gây tắc nghẽn vòi trứng.
Ngoài ra, việc nạo phá thai không an toàn, nạo phá thai nhiều lần cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tắc vòi trứng. Thông thường, vai trò chính của cổ tử cung là ngăn cản vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, khi phụ nữ bị sẩy thai, sinh đẻ hoặc nạo phá thai nhiều lần sẽ gây viêm nhiễm ngược dòng từ âm đạo và lan qua cổ tử cung lên tử cung và hai vòi trứng, gây viêm tắc vòi trứng.
5. U nang buồng trứng
U nang buồng trứng được biết đến là bệnh phụ khoa có khả năng gây vô sinh ở nữ giới khá cao. Những khối u nang được hình thành và phát triển từ những bao nang có chứa dịch bên trong buồng trứng. Bệnh sẽ gây tổn thương trực tiếp tới buồng trứng, làm co ép tử cung và khi tinh trùng gặp nhau sẽ khó tạo thành hợp tử để thụ thai.
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh là những khối u ác tính và làm tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới.
U nang buồng trứng
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh là những khối u ác tính và làm tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới
6. Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là khối u ác tính có xuất phát từ một hoặc cả hai buồng trứng. Các tế bào ung thư là các tế bào bất thường chúng phát triển không theo sự kiểm soát của cơ thể và không tuân theo nhu cầu của cơ thể. Và các tế bào ung thư này có thể xâm lấn và phá hủy các mô, cơ quan xung quanh. Không chỉ vậy chúng có thể di căn tới các cơ quan ở xa trong cơ thể và gây ung thư thứ phát tại cơ quan đó.
Các thể ung thư buồng trứng bao gồm:
Ung thư biểu mô buồng trứng là các tế bào ung thư phát triển từ các tế bào trên bề mặt buồng trứng đây là loại hay gặp nhất
Ung thư tế bào mầm là ung thư xuất phát từ các tế bào sản xuất ra trứng, loại này ít gặp hơn ung thư biểu mô.
Ung thư buồng trứng xuất phát từ các tế bào mô nâng đỡ buồng trứng. Loại này cũng ít gặp
Để đăng ký khám và điều trị các bệnh thường gặp ở buồng trứng tại Phòng khám đa khoa Đông Phương, Quý Khách có thể liên hệ HOTLINE: 0982.111.497 , hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.