Đặt vòng là biện pháp tránh thai có hiệu quả cao đến 99%. Tuy nhiên nhiều người lại không biết rằng điểm hạn chế của phương pháp này là kinh nguyệt không đều sau khi đặt vòng khiến nhiều chị em lo lắng. Vậy tại sao kinh nguyệt sau khi đặt vòng tránh thai lại không đều? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Đặt vòng tránh thai là gì?
Đặt vòng là gì? Đặt vòng là phương pháp đưa dụng cụ tránh thai (vòng tránh thai) vào trong buồng tử cung của phụ nữ để ngăn ngừa việc mang thai. Theo Bộ Y Tế về Sức Khỏe Sinh Sản, hiệu quả tránh thai của vòng tránh thai là 99%, trong khi thuốc tránh thai là 95%.
Vòng tránh thai sau khi đặt vào trong tử cung, hormone nội tiết được phóng thích làm dày chất nhầy cổ tử cung. Từ đó, tạo thành hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của tinh trùng. Vì vậy, tinh trùng sẽ không gặp được trứng để thụ tinh. Phương pháp này không ảnh hưởng đến quá trình giao hợp nên chị em hoàn toàn quan hệ tình dục bình thường. Điều đó cho thấy vòng tránh thai chính là lựa chọn an toàn.
2. Tại sao đặt vòng tránh thai lại có kinh nguyệt không đều
Có thể nhận định vòng tránh thai giống như “một giấc mơ” mà nhiều chị em ao ước. Nhưng đừng quên, đây vẫn là một vật thể đưa vào cơ thể với mục đích y khoa. Nói như vậy có nghĩa là chắc chắn sẽ để lại một vài tác dụng phụ không mong muốn.
Trong đó, tác dụng phụ mà vòng tránh thai gây ra là chị em sẽ phải đối mặt với chu kỳ kinh nguyệt không đều. Hoặc chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và ra nhiều máu hơn. Đi kèm theo đó là những cơn đau bụng kinh dữ dội, khiến chị em vô cùng mệt mỏi.
Theo các chuyên gia khi đặt vòng tránh thai phụ nữ bị kinh nguyệt không đều là điều hết sức bình thường. Nó chiếm 20% trong các biến chứng sau khi đặt vòng. Đồng thời, các chuyên gia sản phụ khoa giàu kinh nghiệm cho biết các nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều do đặt vòng phổ biến như sau:
– Nội tiết tố rối loạn
Khi vòng tránh thai được đưa vào tử cung của nữ sẽ làm cho nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn. Dẫn đến mất cân bằng nội tiết, khiến cho chu kỳ kinh nguyệt không đều. Biểu hiện là sau khi đặt vòng xong chị em sẽ có biểu hiện bị trễ kinh. Tình trạng này có thể kéo dài trong một vài chu kỳ kinh nguyệt đầu sau khi đặt vòng. Nhưng sau một thời gian kỳ kinh sẽ ổn định trở lại.
– Viêm niêm mạc tử cung
Đây được coi là nguyên nhân thứ 2 gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều sau đặt vòng. Quá trình đặt vòng có thể gây ra viêm niêm mạc tử cung. Bởi vị trí đặt chính là ở tử cung của chị em, khi đó sẽ tạo ra phản ứng viêm niêm mạc tử cung. Khiến cho niêm mạc tử cung của chị em bong tróc chậm, dẫn đến chậm kinh.
– Màng tử cung bị chèn ép và bào mòn
Vòng tránh thai đặt vào tử cung khiến cho màng tử cung bị chèn ép và bào mòn. Do đó sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em với biểu hiện trễ kinh, rong kinh
– Tử cung chưa thích ứng với vòng tránh thai
Hiện tượng kinh không đều sau khi đặt vòng còn có thể do tử cung của nữ chưa thể thích ứng được với với vòng. Dẫn đến lớp nội mạc tử cung bị dày thêm nên chị em rất dễ bị trễ kinh.
– Vòng tránh thai bị đặt lệch vị trí hoặc bị tuột ra
Đặt vòng tránh thai bị kinh nguyệt không đều do vòng tránh thai bị đặt lệch vị trí hoặc bị tuột ra… Khi vòng tránh thai bị tụt khỏi vị trí được đặt bên trong tử cung. Sau đó, nó đi sâu vào trong ống tử cung hay âm đạo.
Thêm vào đó, kích thước vòng tránh thai thường to hơn kích thước cổ tử cung. Vì vậy khi bị tụt nó sẽ cọ xát gây tổn thương dẫn đến hiện tượng rong kinh. Thêm vào đó, chị em còn cảm thấy đau vùng bụng dưới.
– Quan hệ tình dục
Với chị em sau khi đặt vòng tránh thai mà vẫn “yêu bình thường”. Đây có thể là một trong những nguyên nhân sẽ dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt không đều. Bởi khi quan hệ tình dục, tử cung có co bóp sẽ làm cho vòng tránh thai bị tác động, di chuyển, xô lệch. Và đặc biệt là sự cọ xát vào niêm mạc tử cung sẽ gây ra hiện tượng rong kinh.
– Cơ sở y tế thực hiện thủ thuật vòng kém
Đặt vòng tránh thai là một thủ thuật khá đơn giản đối với các bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao. Tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, quy trình đặt vòng tránh thai được tiến hành nghiêm ngặt. Tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng có đủ khả năng đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người bệnh.
Nếu chị em may mắn được thực hiện đặt vòng tránh thai tại cơ sở uy tín thì sẽ an toàn. Nhưng nếu lựa chọn nhầm địa chỉ y tế kém chất lượng. Hậu quả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của chị em phụ nữ. Mà biểu hiện đầu tiên có thể kể đến là kỳ kinh sẽ bị rối loạn, không đều sau khi đặt vòng.
Ngoài ra, có thể kể đến một số nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều sau đặt vòng khác. Ví như do cơ địa của người phụ nữ bị dị ứng với vòng tránh thai. Điều này cũng có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu, rong kinh. Hoặc trường hợp cơ thể phụ nữ có nồng độ fibrinogen- một protein cần thiết cho sự hình thành cục máu đông tăng cao sẽ làm cho máy chảy nhiều.
Như vậy có thể thấy hiện tượng kinh nguyệt không đều do đặt vòng tránh thai là bình thường và hoàn toàn dễ hiểu. Chị em có thể rối loạn kinh nguyệt trong vòng 1-3 tháng. Vì do cơ thể cần có thời gian thích ứng. Chị em cũng đừng quá lo lắng. Sau khi đặt vòng tránh thai sẽ gặp phải hiện tượng kinh không đều là điều chị em nên biết để xác định tâm lý.
3. Biểu hiện kinh nguyệt không đều sau khi đặt vòng tránh thai
Sau khi đặt vòng, chị em bị kinh nguyệt không đều có những dấu hiệu điển hình như sau:
– Trễ kinh
Tùy theo cơ địa mỗi người mà tình trạng trễ kinh sau khi đặt vòng sẽ khác nhau. Có người đặt vòng tránh thai mà trễ kinh 3 tháng liên tiếp. Tuy nhiên, đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Sau đó chu kỳ kinh nguyệt sẽ quay trở lại như trước.
– Rong kinh
Máu kinh kéo dài hơn 7 ngày mà không có dấu hiệu ngưng. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung…
Tuy nhiên cần theo dõi trong 3 chu kỳ kinh nguyệt. Nếu đặt vòng tránh thai có biểu hiện bất thường như: đau bụng kéo dài, cơ thể mệt mỏi, nóng sốt, trễ kinh thì cần đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị hiệu quả.
– Lượng máu ra nhiều hơn
Theo BS phụ khoa Elizabeth Reynoso (MomDoc Women For Women ở Arizona, Mỹ), tác dụng phụ thường gặp nhất của vòng tránh thai là kéo dài thời gian và số lượng máu kinh hơn bình thường.
Trên thực tế, theo một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên tạp chí Contraception, phần lớn – hơn 2/3 phụ nữ phàn nàn về việc chảy máu nhiều hơn trong năm đầu tiên khi sử dụng vòng tránh thai. Nếu lượng máu mất đi quá lớn có thể khiến bản thân nữ giới bị thiếu máu cấp. Dẫn tới tình trạng hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi.
– Xuất hiện cục máu đông
Cũng theo bác sĩ Reynoso vòng tránh thai còn có thể làm tăng số lượng cục máu đông nữa. Máu đông thường xuyên xuất hiện trong những ngày đầu của chu kỳ nguyệt. Xuất hiện cục máu đông trong kỳ kinh nguyệt là do lượng máu chảy ra quá nhiều. Chất chống đông trong cơ thể không có đủ thời gian để làm việc hết.
Ngoài ra, chị em còn cảm thấy đau bụng dưới hơn khi tới ngày có hành kinh. Tình trạng này sau 6 tháng kể từ ngày đặt vòng tránh thai sẽ giảm dần và chu kỳ kinh nguyệt sẽ ổn định trở lại.
– Đau lưng dưới
Đây là phản ứng co thắt bình thường của tử cung khi có vật thể lạ và gây cảm giác đau ở lưng dưới. Triệu chứng này có thể kéo dài một vài tuần cho tới khi tử cung quen dần.
Như vậy, đặt vòng tránh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không đều. Tuy nhiên, ở mỗi người người những biểu hiện này có thể khác nhau do tùy thuộc vào cơ địa và loại vòng bạn lựa chọn. Theo đó, nếu lựa chọn đặt vòng tránh thai nội tiết có chứa hormone progestin. Thì những bất thường của chu kỳ kinh nguyệt sẽ nhẹ nhàng hơn. Lượng máu kinh nguyệt ít hơn, ít đau bụng hơn so với loại vòng tránh thai thông thường.
4. Làm gì để đặt vòng tránh thai an toàn, hạn chế ảnh hưởng tới kinh nguyệt
Đặt vòng tránh thai là thủ thuật phụ khoa không quá phức tạp nhưng nó lại quyết định trực tiếp đến vấn đề kế hoạch hóa gia đình cũng như sức khỏe của bạn. Chị em cần tìm hiểu kỹ những điều dưới đây khi có ý định đặt vòng. Điều này sẽ giúp chị em phòng tránh được rủi ro đáng tiếc.
– Đâu là thời điểm đặt vòng thích hợp?
Thời điểm thích hợp để đặt vòng tránh thai đó là khoảng 2-3 tháng sau sinh (lâu hơn càng tốt). Đối với những chị em sinh mổ, cần chờ 6 tháng sau mới đặt. Thời điểm đặt vòng ý tưởng nhất là ngày thứ 3 hoặc 4 của chu kỳ kinh nguyệt.
Các bạn không nên vội vàng đặt vòng tránh thai ngay sau khi sinh. Do tử cung chưa được hồi phục và trở lại kích thước bình thường. Khi sinh nở tử cung bị giãn rộng ra. Nếu đặt vòng tránh thai khi tử cung chưa trở lại bình thường sẽ dễ bị tuột vòng tránh thai.
Những điều cần lưu ý khi đặt vòng tránh thai sau sinh
- Nếu 3 tháng sau sinh có xuất hiện kinh nguyệt trở lại. Lúc này chị em có thể đặt vòng ngày sau khi hết kinh nguyệt.
- Nếu 3 tháng sau sinh bạn chưa có kinh nguyệt trở lại. Cần kiểm tra để loại bỏ nguyên nhân mang thai sớm trước. Sau đó có thể thực hiện đặt vòng tránh thai.
- Nếu sau khi sinh tử cung bạn vẫn bị chảy máu nhiều. Nên đặt vòng muộn hơn sau đó vào tháng. Tốt nhất là trong vòng nửa năm sau phẫu thuật.
>> XEM THÊM: Thời gian đặt vóng tránh thai sau sinh thích hợp nhất
Không nên đặt vòng tránh thai trong trường hợp nào?
Phương pháp đặt vòng tránh thai tương đối dễ thực hiện. Nhưng có điều không phải chị em nào cũng phù hợp. Chị em không nên đặt vòng tránh thai trong các trường hợp sau đây:
- Bị nhiễm trùng ở vùng chậu sau sinh nở. Hoặc từng phá thai chưa đến 3 tháng.
- Mắc các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, viêm vòi trứng, ung thư tử cung, polyp cổ tử cung, hoa liễu…
- Nghi ngờ mang thai.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Lao xương chậu.
- Thủng tử cung khi đặt vòng tránh thai.
- Bị thiếu máu hoặc bị xuất huyết.
- Bạn chưa từng mang thai.
- Bạn dị ứng với đồng hay bệnh wilson’s – căn bệnh làm tê liệt khả năng loại bỏ đồng khỏi cơ thể.
> > Xem thêm:
Sau khi đặt vòng cần kiêng gì để không tuột vòng tránh thai?
Đặt vòng tránh thai có thể gây ra các tác dụng phụ. Do đó, để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, sau khi đặt vòng cần kiêng những việc sau đây:
– Sau khi đặt vòng cần kiêng việc nặng
Việc quan trọng đầu tiên mà chị em nên nhớ là không làm việc nặng quá sức sau khi đặt vòng. Tránh làm việc chân tay, bưng bê đồ nặng trong tuần đầu.
Các hoạt động thể thao đòi hỏi nhiều sức lực như leo núi, bơi lội, cầu lông cần loại bỏ trong vòng 2 tuần đầu tiên. Để vòng có thời gian ổn định vị trí trong cơ thể, tránh tuột vòng. Cần nằm nghỉ ngơi ít nhất 1 tiếng đồng hồ sau khi đặt vòng. Nên hạn chế đi lại và lên xuống cầu thang.
– Sau khi đặt vòng cần kiêng thụt rửa âm đạo
Cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi đặt vòng. Việc này giúp giữ vùng kín khỏi những tác nhân gây viêm nhiễm phụ khoa. Nên vệ sinh vùng kín 2-3 lần/ ngày bằng nước sạch và dung dịch vệ sinh dịu nhẹ. Không được thụt rửa âm đạo, ngâm mình trong nước lâu. Điều đó sẽ làm tổn thương và gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục.
– Sau khi đặt vòng không quan hệ tình dục
Đặc biệt, sau khi đặt vòng cần kiêng quan hệ tình dục. Nên “yêu” ít nhất 2 tuần sau khi đặt vòng tránh thai. Để vòng ổn định vị trí, tránh bị lệch hoặc di chuyển khỏi tử cung hay tuột vòng tránh thai.
5. Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai không ảnh hưởng tới kinh nguyệt
Theo các bác sĩ chuyên khoa phụ sản, để phát huy các ưu điểm, hạn chế các nhược điểm. Và tuyệt đối không xảy ra biến chứng, chị em nên thực hiện những lời khuyên sau:
– Lưu ý trước khi đặt vòng tránh thai:
- Tham khảo tư vấn của chuyên gia y tế. Chị em nên cân nhắc lựa chọn loại vòng tránh thai phù hợp với mình.
- Thực hiện thủ thuật đặt vòng tại bệnh viện. Hoặc ở các phòng khám phụ khoa uy tín.
- Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ: vệ sinh vùng kín, sử dụng thuốc… Điều này để đảm bảo dụng cụ này hoạt động tốt. Hơn nữa là phát huy hiệu quả tránh thai tốt nhất.
– Lưu ý sau khi đặt vòng tránh thai:
- Tất cả các loại vòng tránh thai đều có thể gây khó chịu cho phụ nữ ở sau khi đặt.
- Cảm giác thấy hơi đau, chảy ít máu, chóng mặt sau khi đặt vòng. Nếu triệu chứng này kéo dài quá 30 phút cần báo cho bác sĩ biết để xử lý kịp thời.
- Một số ít tử cung không phù hợp với vòng tránh thai. Nó có thể trượt khỏi tử cung hoặc làm tổn thương thành tử cung. Khi đó cần phải tháo ra ngoài. Nữ giới nên lựa chọn phương pháp tránh thai khác.
- Sau khi đặt vòng tránh thai, cần chú ý cách vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
- Tái khám định kỳ đúng hẹn của bác sĩ.
>> Xem thêm: CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÁNH THAI KHÁC
Nên tới bệnh viện nếu như gặp phải những tình trạng sau
- Ra nhiều máu trong chu kỳ, thời gian kéo dài quá 6 tháng từ lúc đặt vòng.
- Bị đau khi quan hệ tình dục.
- Dịch âm đạo tiết ra có mùi hôi (dấu hiệu viêm nhiễm).
- Có triệu chứng giống như mang thai.
- Bị đau bụng kéo dài.
- Đau bụng
- Sốt và ớn lạnh (dấu hiệu của nhiễm trùng).
>> Tìm hiểu DỊCH VỤ ĐẶT VÒNG TRÁNH THAI HÌNH CHỮ T
Chắc chắn chị em đã lý giải được: Tại sao Kinh nguyệt không đều sau khi đặt vòng tránh thai? Chị em không cần quá lo lắng với biến chứng này sau khi đặt vòng. Để hạn chế gặp phải các tác dụng phụ. Hơn nữa là tránh rủi ro cho sức khỏe khi đặt vòng tránh thai, chị em cần tìm hiểu kỹ. Nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện thủ thuật này.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT], đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ qua đường dây nóng 0982.111.497 hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!