Các bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ em nhất là vào thời điểm giao mùa. Chúng chiếm tỷ lệ từ 30-55% các bệnh lý có thể xảy ra ở trẻ. Bệnh về đường hô hấp ở trẻ tuy không mang tính nguy hiểm cấp thời. Nhưng nếu không được quan tâm, điều trị bệnh sẽ dần chuyển biến nặng và gây ra nhiều biến chứng. Bệnh sẽ trở thành mãn tính gây nguy hiểm đến sức khỏe lẫn tính mạng của trẻ.
Bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ lúc giao mùa: Cảm cúm, viêm mũi họng, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Những bệnh mạn tính dễ tái phát khác như: hen phế quản, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Chúng sẽ có những đợt cấp rồi khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ trở nặng.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát thông tư cảnh báo về các bệnh lý viêm đường hô hấp trên ở trẻ (cúm, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa…) đã và đang gây ra 10 triệu ca tử vong hàng năm. Trung bình một đứa trẻ dưới 5 tuổi có thể mắc bệnh viêm đường hô hấp trên từ 4 – 6 lần trong một năm. Căn bệnh về hô hấp này không được chữa trị hoàn toàn sẽ khiến trẻ gặp biến chứng về suy giảm sức khỏe, chậm phát triển thể chất và trí tuệ.
Tại sao lúc giao mùa trẻ thường mắc các bệnh đường hô hấp hơn?
Thời điểm giao mùa là lúc nhiệt độ hay thay đổi thất thường, sự chuyển hóa giữa nóng và lạnh, nắng và mưa. Đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh.
Vậy tại sao trẻ lại thường mắc các bệnh hô hấp hơn lúc này?
Nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh hô hấp hơn khi giao mùa
Độ ẩm và nhiệt độ thay đổi quá đột ngột, gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ. Đó là lí do khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp hơn.
Ngoài ra, bệnh đường hô hấp ở trẻ em chủ yếu là viêm nhiễm là do:
➥ Cấu tạo đường thở của trẻ ngắn và hẹp. Khi vi khuẩn tấn công sẽ rất dễ đi thẳng xuống đường hô hấp dưới, khiến cho tình trạng viêm nhiễm lan ra nhanh chóng. Đường thở của các trẻ cũng có nhiều mạch máu và dày đặc hơn người lớn nên dễ bị tắc nghẽn khi viêm nhiễm.
➥ Sinh sống ở môi trường có nhiều tác nhân gây bệnh đường hô hấp như vi trùng, siêu vi trùng.
➥ Hệ thần kinh chỉ huy còn non kém, khiến trẻ dễ bị thở không đều. Thậm chí là ngưng thở khi bị vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp.
➥ Sức đề kháng của trẻ kém khiến bệnh dễ tấn công, đặc biệt khi có yếu tố tác động như thời tiết thay đổi đột ngột như: luồng gió từ máy lạnh hay quạt thổi trực tiếp vào người…
Trẻ nhỏ thường mắc các bệnh về đường hô hấp khi thời tiết giao mùa
Lý do khiến trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp vào thời điểm giao mùa hơn:
Các chuyên gia đã tìm ra được những yếu tố cơ địa khiến trẻ nhỏ mắc bệnh hô hấp hơn người lớn:
-
Nhịp thở của trẻ thường nhanh, dồn dập
Người lớn trung bình trong 1 phút sẽ thở 16 nhịp. Còn với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là khoảng 40 nhịp. Trẻ càng nhỏ nhịp thở nhiều hơn, tốc độ này làm trẻ nhỏ hít vi khuẩn gây bệnh hơn từ môi trường bên ngoài.
-
Do hệ hô hấp của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, đường thở hẹp và ngắn
Hệ hô hấp của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Lớp bảo vệ yếu nên không tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh.
-
Hệ miễn dịch và sức đề kháng còn kém
Hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh. Với những trẻ có sức đề kháng kém khiến bệnh dễ tấn công. Đặc biệt, khi có yếu tố tác động như thời tiết thay đổi đột ngột.
Các bệnh đường HÔ HẤP ở trẻ em
➥ Bệnh đường hô hấp trên: là tên gọi tổng hợp của nhiều bệnh lý khác nhau từ mũi xuống ngã ba hầu họng. Đường hô hấp trên là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với không khí nên dễ bị tấn công bởi vi khuẩn. Chính vì vậy, bệnh viêm đường hô hấp trên chiếm tỉ lệ cao, tái diễn nhiều lần ở trẻ.
Các bệnh viêm đường hô hấp trên bao gồm: các bệnh như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm hệ thống bạch huyết họng ở trẻ nhỏ (viêm VA), viêm tai,…
➥ Bệnh đường hô hấp dưới: là tên gọi chung cho các bệnh liên quan đến khí quản, tiểu phế quản và các phế nang bên trong phổi.
Bệnh thường xảy ra khi cơ quan hô hấp của trẻ bị tổn thương do nhiễm khuẩn. Các bệnh đường hô hấp dưới như: viêm khí quản, viêm phế quản, hen phế quản, viêm phổi.
Viêm đường hô hấp dưới thường được chia ra làm hai loại là:
– Viêm phế quản cấp (hay còn gọi là Cảm lạnh ngực): Đây là một tình trạng các ống dẫn khí lớn ở phổi của trẻ bị nhiễm trùng dẫn đến viêm, sưng. Nguyên nhân phổ biến nhất của sự viêm nhiễm là do nhiễm siêu vi (virus), một số ít trường hợp là do vi khuẩn.
– Viêm phổi: Trẻ bị tổn thương nghiêm trọng các tổ chức ở phổi (đặc biệt là phế nang). Có nhiều tác nhân gây ra bệnh, nhưng phổ biến nhất là vi khuẩn.
[el5a1f67846f40f]
* Biểu hiện trẻ bị mắc các bệnh về đường hô hấp:
Triệu chứng của bệnh đường hô hấp thường có những dấu hiệu như:
- Sốt: Đây là triệu chứng thường gặp nhất, trẻ em thường dễ sốt cao hơn người lớn, thân nhiệt có thể tăng cao 39-40 độ C, kèm theo các dấu hiệu như viêm kết mạc, ngứa, đau mắt, chảy nước mắt…
- Sau đó ho: Ho là triệu chứng xuất hiện trong hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp, thông thường ho thường xuất hiện từng cơn, ho khan có đờm hoặc không đờm. Kèm ho là thở khò khè.
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau cổ họng, mệt mỏi chán ăn.
- Khó thở: Đây là triệu chứng ít gặp, một khi đã gặp thì bệnh đã có dấu hiệu trở nặng, nếu không chữa trị tốt, bệnh có thể chuyển sang viêm đường hô hấp trên mãn tính với triệu chứng thường là ho, rát họng, nuốt thấy hơi vướng trong họng, nghẹt mũi do hiện tượng phì đại cuống mũi.
LƯU Ý đối với bệnh đường hô hấp
➥ Thông thường, 80% các bệnh viêm đường hô hấp có nguyên nhân từ nhiễm vi rút, không cần uống kháng sinh. Bệnh có thể tự khỏi khi trẻ được chăm sóc tốt. Uống nước nhiều, xịt mũi vệ sinh thường xuyên, tăng cường sức đề kháng thông qua dinh dưỡng hợp lý.
➥ Các dấu hiệu nguy hiểm: mẹ cần kiểm tra trẻ thường xuyên để phát hiện kịp thời những dấu hiệu nguy hiểm. Khi xuất hiện những dấu hiệu này, trẻ cần được đưa đến bác sĩ để khám và tư vấn:
THỞ NHANH và GẤP: đây là dấu hiệu của viêm phổi.
THỞ LÕM NGỰC (phần ranh giới giữa bụng và ngực lõm vào khi trẻ hít vào): dấu hiệu này chứng tỏ trẻ khó thở, thường gặp khi bị viêm phổi nặng.
SỐT CAO, tím tái ở môi và các đầu chi, li bì hoặc mê sảng, bỏ ăn uống, quấy khóc nhiều.
CÁCH CHĂM SÓC trẻ khi bị bệnh đường hô hấp
➥ Nếu trẻ còn đang bú mẹ, tiếp tục cho trẻ bú. Ở trẻ lớn cần cho uống nhiều nước. Khi viêm nhiễm đường hô hấp, trẻ thở nhanh hơn bình thường khiến đường hô hấp khô, đờm dãi bị đặc lại, khó tống ra ngoài. Cho trẻ uống nhiều nước sẽ tăng cường khả năng tống đờm dãi (chứa vi trùng) ra bên ngoài.
➥ Đảm bảo dinh dưỡng: bệnh khiến trẻ khó ăn uống ngon miệng, dễ nôn trớ. Mẹ có thể giúp trẻ ăn dễ dàng hơn bằng cách chia nhỏ bữa ăn, dùng các thức ăn dễ tiêu như súp, cháo,… Ngoài ra, hãy cho trẻ uống thêm nước rau quả để tăng sức đề kháng.
➥ Giữ cho phòng của trẻ ấm áp vừa phải, thoáng khí, không để trẻ nằm trực tiếp dưới luồng gió của máy lạnh hay quạt.
➥ Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều. Nếu có sốt nhẹ có thể lau người bằng nước ấm cho trẻ.
➥ Kê gối nằm cao hơn một chút nếu trẻ khó thở.
➥ Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.
[el5a1f67e314594]
DỰ PHÒNG bệnh đường hô hấp
➥ Thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ bằng thuốc nhỏ mũi, thuốc xịt mũi. Đặc biệt vào thời điểm chuyển mùa hay sau khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
➥ Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách ăn chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng. Không nên cho trẻ ăn đồ ăn lạnh…
➥ Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ để ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng: rửa tay, vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối hàng ngày. Hạn chế nguồn lây bệnh bằng cách đeo khẩu trang khi đến nơi đông người.
➥ Giữ ấm cơ thể trẻ vào mùa lạnh, không thay đổi nhiệt độ đột ngột.
➥ Đảm bảo phòng trẻ sach sẽ, thoáng khí, tránh nấm mốc, khói bụi, thuốc lá, hơi hóa chất.
Phòng tránh bệnh hô hấp vào thời điểm giao mùa cho trẻ
Tham khảo các cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi thời tiết giao mùa là phương pháp đúng đắn . Bởi phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Cha mẹ ần chủ động phòng bệnh cho trẻ thông qua các cách đưới đây:
– Không cho trẻ ăn uống các loại thức ăn đã nguội, lạnh nhất là uống nước lạnh.
– Giữ ấm cho cơ thể trẻ cả khi ở nhà hay ở ngoài.
– Tắm nước ấm cho trẻ, tắm trong phòng kín gió. Không để gió lùa vào phòng học, phòng ngủ và phòng trẻ chơi.
– Lúc trẻ ngủ cần được đắp chăn ấm vừa đủ.
– Rửa tay, vệ sinh răng miệng mỗi ngày, súc họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý thường xuyên.
– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để chủ động tăng sức đề kháng cho bé. Cần cho trẻ uống nhiều nước. tăng cường ăn trái cây để bổ xung vi chất cần thiết tạo kháng thể cho cơ thể trẻ.
– Trẻ có biểu hiện viêm mũi – họng dị ứng, hắt hơi nhiều, xuất hiện mủ đặc… Nên hút mũi, xông họng để làm sạch đường thở, giảm bớt chất nhầy tồn đọng.
Chú ý
– Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, sức đề kháng còn yếu. Khi trẻ có biểu hiện: khi cho trẻ bú (bú ít, khóc khi bú…); hoặc trẻ thở nhanh hơn, ngực lõm hơn, đầu gật gù, cánh mũi trẻ phập phồng, nở ra; thậm chí trẻ ngủ nhiều hơn bình thường. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để phát hiện và điều trị kịp thời.
– Khi trẻ có biểu hiện của bệnh, không nên tự ý mua thuốc về điều trị.
– Hạn chế đưa trẻ đến chỗ đông người, khi ra ngoài đường cần đeo khẩu trang…
– Môi trường sống cần sạch sẽ, thoáng khí, tránh nấm mốc, khói bụi, thuốc lá, hơi hóa chất.
– Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ.
– Lúc trẻ bị sốt, nên cho trẻ nằm trong phòng mát. Cần thường xuyên lau mát ở các vùng trán, nách, bẹn bằng nước ấm. Trong trường hợp trẻ sốt cao trên 38 độ, nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt. Sau đó đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu sốt kéo dài không hạ.
Nếu còn bất cứ điều gì cần tư vấn, chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT]. Đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 0982.111.497. Hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!