Sùi mào gà là căn bệnh phổ biến trên thế giới, có tốc độ lan truyền nhanh, có khả năng phát triển thành ung thư. Chắc nhiều người không biết, Việt Nam là nước có tỉ lệ người mắc bệnh sùi mào gà ở top cao. Vậy tổng quát về bệnh sùi mào gà là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi hé mở trong bài viết dưới đây!
Tất cả những gì bạn cần biết về bệnh sùi mào gà
Sùi mào gà là căn bệnh do virus HPV (tức Human Papilloma) gây nên. Virus này sẽ tạo nên các u nhú trên da và niêm mạc của người bị mắc bệnh, thường có hình dạng giống mào con gà. Căn bệnh này xuất hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục của cả nam và nữ.
Biểu hiện của bệnh sùi mào gà
1. Biểu hiện của bệnh sùi mào gà
Virut sùi mào gà có các biểu hiện không hoàn toàn như nhau trên cơ thể nam và nữ giới. Thông thường bệnh sớm có các triệu chứng điển hình ở nam giới, do vậy việc điều trị nhanh chóng mang lại kết quả tốt. Với nữ giới, bệnh thường có diễn biến khá âm thầm cho đến khi tình trạng trở nên nặng thì người bệnh mới phát hiện ra.
Biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở nam giới
Hình ảnh sùi mào gà tại dương vật nam
- Thời gian ủ bệnh khoảng từ 2 đến 9 tháng kể từ khi nhiễm virut HPV.
- Trên thân dương vật nam giới xuất hiện các mụn mọc đơn lẻ, nhô cao như những nhú gai, màu hồng, có chân hoặc cuống, không có cảm giác ngứa ngáy, đau hay khó chịu nào. Các nốt mụn mọc nhiều dần lên rồi liên kết với nhau thành các mảng to có đường kính khoảng vài cm, trông như mào con gà hay cái súp lơ.
- Nốt sùi mào gà có thể lan ra xung quanh cơ quan sinh dục như vùng dưới bìu, xung quanh lỗ hậu môn, bên trong lỗ hậu môn, lỗ sáo, bao quy đầu, các nếp gấp bẹn…
- Bề mặt các nốt sùi mào gà ẩm ướt, ấn vào thấy có mủ chảy ra, dễ bị chảy máu, tổn thương.
- Có nhiều trường hợp nốt sùi mào gà có thể to bằng nắm tay, tiết ra dịch và máu có mùi hôi thôi, tanh rính.
>> XEM THÊM:
Bạn biết gì về bệnh Sùi mào gà miệng
Bị bệnh Sùi mào gà có chữa được không?
Sùi mào gà lây qua những đường nào?
Chữa bệnh lậu bằng bài thuốc dân gian
Biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở nữ giới
Biểu hiện sùi mào gà ở âm hộ nữ
Do cấu tạo cơ quan sinh dục của nữ giới khá phức tạp nên bệnh thường khó phát hiện cũng như việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Một số triệu chứng để nhận biết là:
- Sau thời gian khoảng từ 2 – 9 tháng nữ giới nhiễm virus sùi mào gà HPV sẽ có các biểu hiện đầu tiên là trên môi lớn, môi bé, âm đạo, khu vực âm hộ, quanh lỗ hậu môn, lỗ tiểu, tầng sinh môn, màng trinh, cổ tử cung… xuất hiện các u nhú màu hồng tươi hoặc trắng đục, mềm, mọc tập trung thành mảng lớn trông như cái súp lơ, không gây đau hay ngứa, nhưng dễ bị chảy máu.
- Khi quan hệ tình dục, hay các tiếp xúc khác nốt sùi mào gà dễ bị vỡ ra gây chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương tại các điểm trên.
- Người bệnh có hiện tượng bị mệt mỏi toàn thân, chán ăn, suốt cân, đau rát khi quan hệ tình dục, giảm ham muốn tình dục.
Ngoài các triệu chứng điển hình như trên, bệnh sùi mào gà còn xuất hiện ở miệng (khi quan hệ tình dục không an toàn bằng đường miệng), mắt, tứ chi (các ngón tay, ngón chân). Khi này người bệnh sẽ thấy xuất hiện các nốt màu hồng trông gần giống mụn cóc, mọc liền kề với nhau thành từng cụm lớn. Bệnh sùi mào gà ở miệng rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng, viêm họng nên mọi người cần hết sức cảnh giác.
2. Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà
- Lây lan qua đường tình dục: Vì là bệnh xã hội nên con đường lây nhiễm chủ yếu của sùi mào gà là quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp an toàn, quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ với gái mại dâm, quan hệ bằng miệng, hậu môn…
- Lây truyền từ mẹ sang con: Nếu phụ nữ mang thai mắc sùi mào gà thì thai nhi hoàn toàn có thể bị nhiễm bệnh thông qua đường sinh thường, hoặc virus xâm nhập vào tử cung thông qua những viêm nhiễm.
- Lây nhiễm qua tiếp xúc vết thương hở: Nếu người lành tiếp xúc với những vết sùi mào gà bị trầy xước, chảy dịch thì khả năng nhiễm sùi mào gà là rất cao, lên đến 95%. Vì trong những dịch tiết, mủ này có chứa rất nhiều virus HPV. Lúc này bạn nên đến ngay các các cơ sở y tế để được các bác sĩ hướng dẫn xử lý đúng cách, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.
- Lây nhiễm do dùng chung vật dụng cá nhân: Việc sử dụng chung những dụng cụ vệ sinh cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn mặt, quần áo cũng có thể dẫn đến lây nhiễm sùi mào gà. Hoặc những đối tượng bị HIV/AIDS sử dụng chung bơm kim tiêm…
3. Phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà
- Dùng thuốc bên ngoài: Với các nốt sùi mào gà còn nhỏ, độc lập và mọc ở khu vực bên ngoài người bệnh có thể điều trị bằng cách chấm các dung dịch như dung dịch Axid trichloaxetic 80-90% hoặc dung dịch Podophyllotoxine 20-25% trực tiếp lên vết thương mỗi ngày. Chú ý không được bôi dung dịch lên các niêm mạc như bên trong âm đạo, cổ tử cung vì có thể gây bỏng da.
- Chữa bệnh sùi mào gà bằng các phương pháp điều trị vật lý trị liệu như tia laze, áp lạnh, nhiệt điện… Các phương pháp điều trị sùi mào gà này có thể tiêu diệt được các nốt sùi mào gà mọc sâu bên trong, cho hiệu quả cao nhưng thường gây đau đớn cho người bệnh trong khi thực hiện, dễ để lại sẹo, và thời gian phục hồi lâu.
- Chữa sùi mào gà bằng phương pháp ALA-PDT: Đây là phương pháp chữa sùi mào gà hiện đại nhất hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội như nhanh chóng, dứt điểm, an toàn và không đau đớn, không tái phát.
4. Biện pháp phòng tránh bệnh sùi mào gà
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ 1 chồng
- Tuyệt Đối Không Dùng Chung Đồ Vật Cá Nhân
- Có Đầy Đủ Kiến Thức Về Sùi Mào Gà
- Giữ Vệ Sinh Cơ Quan Sinh Dục Đúng Cách, Sạch Sẽ
- Thực Hiện Kiểm Tra Sức Khỏe Định Kỳ
- Gia Tăng Cường Độ Tập Luyện Thể Dục
- Đối Với Phụ Nữ Trong Thai Kì: Nếu chẳng may mắc sùi mào gà trong thai kì thì cách phòng tránh sùi mào gà cũng như tránh việc lây bệnh sang con là điều trị dứt điểm bệnh trước thời điểm sinh con. Đồng thời, hãy lựa chọn phương pháp sinh mổ để tránh lây truyền bệnh cho con.
Những Lưu Ý Để Tránh Tái Phát Sùi Mào Gà
Đối với bệnh nhân đang mắc sùi mào gà, đây là phần dành cho các bạn, để căn bệnh này không tiếp tục quay lại hãy nhớ những điều sau:
-
Tuyệt đối không quan hệ tình dục bừa bãi
Có thể bạn không biết, 60% người mắc sùi mào gà đều do quan hệ tình dục bừa bãi. Trong gia đình, ngoài việc lây nhiễm sùi mào gà giữa vợ chồng, bệnh còn có thể lây nhiễm thông qua việc tiếp xúc với người thân trong gia đình (sức khỏe kém). Do đó, để bảo vệ gia đình thân yêu với những đứa con khỏe mạnh của mình, không nên có bất kì hành động quan hệ tình dục ngoài hôn nhân để đảm bảo sức khỏe cho mỗi thành viên trong gia đình.
-
Phòng tránh sùi mào gà lây nhiễm do tiếp xúc
Không sử dụng chung các loại đồ dùng cá nhân như: chậu tắm, đồ lót, … nhất là ở các địa điểm công cộng, vòi hoa sen là lựa chọn tốt nhất lúc này. Không bơi có các bể bơi không an toàn, thiếu đảm bảo vệ sinh, ít thay nước định kỳ. Sử dụng xà bông rửa tay sau khi vệ sinh.
-
Chú ý việc vệ sinh vùng kín
Vệ sinh âm hộ, dương vật hàng ngày, thay giặt quần lót liên tục, giặt riêng đồ lót là điều nên làm. Dù trong cùng gia đình nhưng việc mỗi người một bộ khăn mặt, khăn tắm và chậu riêng là rất cần thiết.
-
Kiêng quan hệ tình dục
Nếu như vợ hoặc chồng đang điều trị sùi mào gà, dù biểu hiện bên ngoài đã suy giảm nhưng virus HPV vẫn còn tiềm ẩn trong cơ thể. Bệnh nhân vẫn cần uống thuốc điều trị, vệ sinh âm hộ và kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Nếu trong quá trình điều trị vẫn muốn quan hệ tình dục, đừng quên sử dụng bao cao su để tránh lây bệnh cho người chung chăn gối.
Mong rằng nội dung trong bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được phần nào về căn bệnh sùi mào gà.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT], đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ qua đường dây nóng 0982.111.497 hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!