Tìm kiếm [x]
x

Bị Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Ung thư cổ tử cung là bệnh chỉ phát sinh ở chị em phụ nữ, bệnh diễn biến một cách âm thầm trong nhiều năm, chỉ bộc phát khi đã ở giai đoạn cuối và rất khó điều trị. Nhưng nếu người bệnh thường xuyên khám phụ khoa định kì, bệnh sẽ được phát hiện sớm và dễ dàng điều trị hơn. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như giữ gìn hạnh phúc gia đình, các chị em nên thăm khám phụ khoa định kì. Tuy nhiên, để có sự chuẩn bị kĩ càng hơn nếu như không may mình mắc phải, mỗi người bệnh đều rất quan tâm đến vấn đề: ” Bị ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?”  

Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi Phòng Khám phụ khoa Đông Phương có thể khẳng định: “Không một vị bác sĩ nào có thể đưa ra được một con số chính xác cụ thể.” Thời gian còn lại của một người bệnh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố phải kể đến như:

1. Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu (tỉ lệ sống 92%)

Nếu bệnh nhân ung thư cổ tử cung thuộc giai đoạn đầu thì khả năng chữa khỏi là rất cao. Tại giai đoạn này tùy theo mức độ mà bác sĩ sẽ đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp như: hóa trị, xạ trị. Nếu phải phẫu thuật, tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như độ kháng thuốc của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ quyết định sử dụng phương pháp nào hoặc có thể kết hợp nhiều phương pháp để mang lại hiệu quả cao nhất.

  • Phẫu thuật ung thư cổ tử cung bằng phương pháp khoét chóp

Nếu xâm lấn < 1mm thì khoét chóp được coi là đủ để lấy hết mô ung thư. Phương pháp này sẽ loại bỏ một mảnh mô dạng chóp nón từ cổ tử cung. Nếu việc sinh thiết nón đã loại bỏ tất cả khối u và mẫu sinh thiết cho thấy phần còn lại không còn tế bào ung thư thì người bệnh hoàn toàn có thể sinh con trước khi có thêm điều trị chuyên sâu.

  • Giai đoạn IA1: Xâm lấn < 3mm, không có xâm lấn mạch bạch huyết (LVSI – lymph vascular space invasion) thì khoét chóp cũng được coi là đủ. Cắt bỏ cổ tử cung, cắt một phần trên của âm đạo, giữ nguyên tử cung.
  • Giai đoạn IA2 hoặc IA1 có xâm lấn mạch bạch huyết thì đã có nguy cơ xâm lấn hạch: Cắt tử cung đơn giản và phẫu tích hạch chậu riêng biệt, không cần cắt chu cung vì giai đoạn này ít khả năng chu cung bị xâm lấn để thành đường dẫn truyền đi xa.

2. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 ( tỉ lệ sống 50-60%)

  • Phẫu thuật

Có ba loại phẫu thuật ung thư cổ tử cung bao gồm: cắt bỏ tử cung, một phần trên của âm đạo, giữ nguyên tử cung. Khi cắt bỏ tử cung, đôi khi có thể cần loại bỏ cả buồng trứng và ống dẫn trứng. Phẫu thuật vùng chậu loại bỏ cổ tử cung, âm đạo, tử cung, bàng quang, buồng trứng, ống dẫn trứng và trực tràng.

  • Xạ trị

Xạ trị có thể được sử dụng riêng hoặc kết hợp với phẫu thuật trong giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung. Nó cũng có thể sử dụng kết hợp với hóa trị để kiểm soát chảy máu và đau đớn. Có 2 loại xạ trị, bao gồm xạ trị bên ngoài và xạ trị nội bộ. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ thường kết hợp giữa xạ trị bên ngoài và xạ trị nội bộ.

  • Hóa trị

Hóa trị có thể được kết hợp với xạ trị để chữa bệnh ung thư cổ tử cung, hoặc nó có thể được sử dụng như là một điều trị duy nhất cho ung thư giai đoạn muộn nhằm làm chậm tiến triển bệnh và giảm triệu chứng.

3. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 (tỉ lệ sống sót chỉ có 25-35 %)

  •  Phẫu thuật

Cắt tử cung và kết hợp nạo các hạch có chọn lọc. Nếu hạch bị xâm lấn, thì lại phải dùng phương pháp phẫu thuật tận gốc. Phẫu thuật tận gốc cắt tử cung một phần âm đạo, chu cung nạo bỏ hạch bạch huyết vùng chậu cùng với xạ trị bổ trợ sau phẫu thuật (có thể có hoặc không có hóa trị). Sau khi phẫu thuật, một số trường hợp ung thư cổ tử cung sẽ không phát triển thêm hoặc bệnh được chữa khỏi. Một số trường hợp ác tính hoặc không được điều trị, các khối u tiếp tục phát triển và di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể.

  • Hóa trị

Hóa trị thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật để giúp quá trình phẫu thuật thuận lợi hơn, ổn định hơn. Sau phẫu thuật tiếp tục hóa trị bổ trợ.

  •  Xạ trị

Xạ trị nội bộ: Áp dụng cho từng khối u đơn lẻ hoặc phối hợp xạ trị ngoài vùng chậu trước khi phẫu thuật, xạ trị ngoài vùng chậu sau mổ hoặc hóa – xạ đồng thời sau mổ.

  • Hóa – xạ trị kết hợp

4. Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối- giai đoạn di căn ( tỉ lệ sống ít hơn 15%)

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối tức giai đoạn 4 của bệnh ung thư cổ tử cung. Khi rơi vào giai đoạn  này, các tế bào ung thư xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể. Ở giai đoạn này, bệnh trở nên rất nguy hiểm đe dọa tới tính mạng người bệnh.

Xạ trị, hóa trị là phương pháp điều trị chính khi ung thư thuộc giai đoạn cuối

Xạ trị và hóa trị nhằm tiêu diệt tế bào ung thư ở một mức độ nhất định, ngăn chặn và làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư kéo dài sự sống. Điều này có nghĩa là tại giai đoạn này bệnh khó có thể được chữa trị hoàn toàn, và mọi biện pháp trên chỉ nhằm một mục đích duy nhất đó là kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

Cách phòng tránh ung thư cổ tử cung

phòng tránh và điều trị u xơ tử cung

Theo thống kê tại các bệnh viện trên cả nước trong nhiều năm qua thì: Tỷ lệ chị em phụ nữ đã và đang mắc phải các loại bệnh ung thư có liên quan đến phụ khoa trong đó có ung thử cổ tử cung đang ngày càng gia tăng. Trong đó 90% phái nữ bị bệnh phụ khoa thì giờ đây có đến 10% trong số đó phải đối mặt với căn bệnh ung thư này. Điều đó có nghĩa bạn cũng đang là một trong những đối tượng có thể bị mắc bệnh. Vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh, các chị em nên “trang bị” cho mình các kiến thức về bệnh phụ khoa cũng như tiến hành phòng tránh bệnh ngay từ bây giờ.

  • Khám phụ khoa định kì

Đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần để có thể phát hiện sớm bệnh hiểm nghèo và loại bỏ bệnh phụ nữ thường gặp. Nếu mắc phải các vấn đề về viêm nhiễm phụ khoa (khí hư bất thường, viêm âm đạo, kinh nguyệt thất thường, viêm lộ tuyến…) thì cần đi khám và điều trị dứt điểm tránh biến chứng nặng hơn.

  • Tiêm vắc xin HPV để phòng chống ung thư cổ tử cung

Độ tuổi để tiêm vắc xin HPV đạt hiệu quả nhất là 10-12 tuổi. Phụ nữ 20-25 tuổi chưa quan hệ tình dục có thể tiêm nhưng hiệu quả sẽ thấp hơn. Phụ nữ trên 25 tuổi và đã quan hệ tình dục vẫn tiêm được nhưng hiệu quả giảm đi nhiều.

  • Tiền hành xét nghiệm PAP smear

Làm xét nghiệm PAP smear mỗi năm một lần đối với những người đã có quan hệ tình dục để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời.

  • Sống chung thủy

Chung thủy một vợ một chồng, không quan hệ tình dục với nhiều bạn tình.

  • Chú ý khác:

+ Sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, khoa học. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không sinh nhiều con.

+ Vệ sinh “vùng kín” hàng ngày, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ “vợ chồng”.

+ Không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.

+ Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Cung cấp đủ các vitamin E, A, C vì đây là những chất chống oxy hoa, giúp ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư. Ăn nhiều các loại hoa quả như dâu tây, chuối, việt quất, các loại rau cải xanh như súp lơ, rau chân vịt.

+ Có chế độ làm việc, luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý. Luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan, vui vẻ, hạn chế căng thẳng thần kinh, các cơn cáu giận,…

Mong rằng với những chia sẻ trên đây, PHÒNG KHÁM PHỤ KHOA ĐÔNG PHƯƠNG đã giúp bạn có thêm được một số kiến thức để phòng tránh bệnh cũng như giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về tình trạng bệnh của mình? Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp chị em có thể đến Phòng Khám Chuyên Phụ Khoa Đông Phương tại 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội hoặc liên hệ qua đường dây nóng 0982.111.497 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC