Tìm kiếm [x]
x

Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh?

Để có sự chuẩn bị tốt nhất khi chào đón thành viên mới, các mẹ thường thắc mắc mang thai bao nhiêu tuần thì sinh? Câu hỏi tưởng như dễ mà lại rất khó có lời giải đáp chính xác. Bởi tùy theo tình hình sức khỏe, thể trạng của mỗi mẹ bầu sẽ có thời gian sinh khác nhau. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, cùng chúng tôi tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé!

14 1

  1. Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh?

  • Theo các bác sĩ phòng khám phụ khoa Đông Phương cho biết, thời gian mang thai trung bình của một người phụ nữ là 38 – 40 tuần. Tùy theo tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi sẽ quyết định thời gian sinh sớm hoặc muộn. Các mẹ có thể sinh sớm 1 – 2 tuần. Nếu đây là lần đầu làm mẹ, bạn nên chuẩn bị tinh thần cho việc đứa trẻ sẽ chào đời sớm hơn 7 – 10 ngày.
  • Theo thống kê gần đây nhất, có khoảng 80% bà bầu sinh con trong khoảng tuần thai 37-42. 11% sinh sớm trước tuần 37 do sự bất thường tử cung hoặc thai nhi gặp vấn đề sức khỏe. 9% trường hợp sinh con sau 40 tuần. Đối với những trường hợp thai 40 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thực hiện các phương pháp giục sinh.
  • Những em bé chào đời trong giai đoạn 39-42 tuần được xem là sinh đủ tháng. Thời điểm này là lúc mẹ bầu có sức khỏe tốt nhất. Mặt khác, một số trường hợp bất thường bác sĩ sẽ khuyến cáo nên sinh mổ sớm hơn so với dự kiến.

Ket Noi Voi Bac Si

  1. Cách tính ngày dự sinh như thế nào?

  • Xác định chính xác thai bao nhiêu tuần thì sinh là việc rất cần thiết, giúp mẹ bầu chuẩn bị để chào đón thành viên mới của gia đình. Đồng thời, đây cũng là thông tin giúp mẹ biết được quá trình phát triển của bé qua từng giai đoạn.
  • Hiện nay, với sự phát triển của y học đã có cách tính ngày dự sinh cực kỳ đơn giản, đó là cộng thêm 40 tuần hoặc 280 ngày vào ngày kinh cuối. Nhưng không phải tất cả phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn cũng như có chu kỳ 28 ngày. Vì thế, tính theo cách này, ngày dự sinh có thể chênh lệch 1-2 tuần.
  • Tuy nhiên, dù là có chênh lệch nhưng vẫn giúp ích rất nhiều cho công tác chuẩn bị sinh, để mẹ bầu chọn phương pháp sinh phù hợp, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
  • Đối những chị em u áp dụng  thụ tinh nhân tạo thì việc dự đoán ngày dự sinh sẽ dễ dàng và có độ chính xác cao hơn. Bởi vì trong quá trình thụ tinh nhân tạo, mẹ bầu có thể biết chính xác thời điểm thụ thai, tốc độ phát triển của phôi thai và thời điểm thai vào tử cung.

Cift

  1. Những dấu hiệu sắp sinh trước 1-2 tuần các mẹ cần lưu ý

Giảm cân

  • Những tháng cuối thai kỳ, một số mẹ bầu sẽ giữ nguyên cân nặng. Tuy nhiên càng gần đến ngày sinh thì có hiện tượng giảm cân từ 1-1,4 kg. Điều này hết sức bình thường không có gì đáng lo.

Đau lưng dưới

  • Một số phụ nữ cảm thấy những đau âm ỉ ở phần sau lưng hệt như trước kì kinh nguyệt, đau đầu, mệt mỏi.

Tiết dịch nhầy âm đạo

  • Trong suốt thai kỳ, cổ tử cung được chặn lại bởi một lớp dịch nhầy âm đạo. Khi cổ tử cung bắt đầu mềm và dãn rộng ra, lớp dịch này có thể chảy ra ngoài. Dịch nhầy có thể xuất hiện khoảng 1 tuần trước khi sản phụ sinh, hoặc chỉ chảy ra ngay trong lúc sinh nở. Dịch nhầy thường có màu đỏ tươi, hoặc màu nâu.

Dang Ki

Bị tiêu chảy nhẹ

  • Nếu bạn ăn uống đảm bảo hợp vệ sinh nhưng vẫn gặp phải hiện tượng tiêu chảy nhẹ khi gần ngày sinh thì hãy coi đây là một trong những dấu hiệu sắp chuyển dạ.

Đi tiểu nhiều hơn

  • Thai nhi sẽ ép vào bàng quang làm cho thai phụ cảm thấy muốn đi tiểu nhiều hơn bao giờ hết. Áp lực tăng lên trên các mạch máu dẫn đến chân mẹ sẽ bị tê, mỏi, phù đầu gối và mắt cá chân. Hãy giữ chân của bạn càng cao càng tốt và nghiêng người về phía bên trái để giúp giảm phù bàn chân.

Ra dịch nhớt hồng

  • Đây chính là dấu hiệu cho thấy ngày sinh của bạn đã cận kề. Bạn chỉ cần theo dõi và cũng không phải quá lo lắng. Nếu bạn ra máu nhiều đến mức phải đóng băng vệ sinh thì cần đến ngay bệnh viện.

Sa bụng, bụng bầu tuột xuống

  • Gần sinh, thai nhi sẽ dịch chuyển xuống phần xương chậu và làm mẹ có cảm giác nặng nề ở phần dưới. Dấu hiệu này chỉ nhận thấy rõ khi mang thai lần đầu, với các mẹ đã sinh con chỉ thật sự cảm nhận được điều này khi đã thực sự bước vào thời gian “vượt cạn”.

Co Gai Dnag Met Moi

Cổ tử cung giãn nở mạnh

  • Cổ tử cung sẽ bắt đầu co thắt mạnh để chuẩn bị cho việc chào đón bé yêu. Lúc này mẹ sẽ cảm nhận rõ cổ tử cung của mình mở rộng trong một vài ngày hoặc vài tuần trước sinh. Bác sĩ sẽ giúp mẹ kiểm tra độ mở của tử cung để biết chắc chắn rằng mẹ đã sinh được chưa.

Co thắt tử cung, đau bất thường, gò cứng bụng

  • Vài tuần trước khi sinh nở, tử cung sẽ bắt đầu luyện tập cho hành trình sắp tới bằng việc bắt đầu những cơn gò nhỏ ở tử cung, diễn ra trong khoảng 30 giây và lặp lại một cách ngẫu nhiên khiến bạn đôi khi không nhận ra. Chúng gây ra những cơn đau ngắn và bạn có thể cảm thấy như bị thắt chặt ở vùng bụng một lúc.
  • Bạn có thể bị thấy đau đến mức không ngủ được vì những cơn gò. Đây là lúc để bạn thực hiện các kĩ thuật thả lỏng như đã được hướng dẫn trong lớp học tiền sản để chuẩn bị cho việc sinh nở sắp tới.
  • Càng gần đến ngày sinh, các cơn gò càng diễn ra nhiều và mạnh hơn đến nỗi, bạn có thể tự hỏi có phải đây là lúc “đó”.

Dang Ki Kham

  1. Khi nào mẹ phải đi viện ngay?

Nếu bạn đã có những dấu hiệu đặc biệt sau đây thì cần vào viện ngay, càng sớm càng tốt:

  • Các cơn đau xuất hiện liền nhau, thời gian từ lúc bắt đầu cơn gò này đến lúc bắt đầu cơn gò tiếp theo cách nhau dưới 5 phút.
  • Vỡ ối là dấu hiệu cuối cùng cho biết bạn sắp sinh em bé. Đây là dấu hiệu rất dễ nhận thấy tuy nhiên chỉ xảy ra 15% ở các phụ nữ mang thai. Do đó việc chờ đợi dấu hiệu này như là dấu hiệu duy nhất thì không nên.
  1. Nhóm phụ nữ có nguy cơ sinh non

  • Nhóm thứ nhất – nguy cơ do thai như: có nhiều hơn một thai (đa thai), thai quá lớn hoặc nước ối quá nhiều… làm cho tử cung căng to quá mức dễ dẫn tới chuyển dạ sớm.
  • Nhóm thứ hai – nguy cơ do bất thường của tử cung như: u xơ tử cung to, hở eo tử cung.
  • Nhóm thứ ba – nguy cơ do bệnh mãn tính của thai phụ như: cao huyết áp, tiểu đường. Hoặc một số trường hợp bà bầu mắc bệnh nhiễm trùng toàn thân gây sốt cao, phải phẫu thuật vùng bụng trong thời gian mang thai…
  • Nhóm thứ tư – nguy cơ do thói quen như: không đi khám thai đều đặn, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia trong thời gian mang thai hoặc tự ý sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ…
  1. Lưu ý cho các mẹ chuẩn bị đi sinh lần đầu

Không có gì quý giá hơn thời gian bạn dành cho đứa con đầu lòng, nhưng bạn có thể khiến những khoảnh khắc đặc biệt này trở nên tuyệt vời hơn nữa bằng cách sinh hoạt có tổ chức và chuẩn bị cho sự ra đời của bé. Dưới đây là 4 bí quyết chuẩn bị trước khi sinh để giúp nhà cửa, sức khỏe và tinh thần của bạn sẵn sàng chào đón thành viên mới.

– Chuẩn bị sắp xếp sẵn đồ cần mang đến bệnh viện

Lên danh sách những giấy tờ, hồ sơ, đồ dùng cá nhân của mẹ và bé cần sử dụng và chuẩn bị sắp xếp sẵn vào giỏ để không bị động khi vào viện.
– Thiết lập không gian nhà bạn

Hãy sắp xếp hợp lý các vị trí cũi, tủ cho bé, chuẩn bị không gian cho bé ăn uống, tắm rửa, ngủ nghỉ… Bên cạnh đó, bố mẹ cần loại bỏ các yếu tố nguy hiểm cho bé, như: gắn các song chắn cửa sổ, bịt các ổ điện và khóa tất cả các tủ có chứa vật sắc nhọn hay nguy hiểm…
– Tìm kiếm sự giúp đỡ

Nếu bạn muốn thuê người giúp việc, hỗ trợ bạn chăm sóc bé, nên bắt đầu từ một tháng trước khi sinh. Điều này sẽ giúp bà bầu có thêm thời gian rảnh và bạn cũng có thể tìm hiểu, hướng dẫn bảo mẫu các công việc cho hợp lý.

– Thoải mái tâm lý

Lần đầu làm mẹ sẽ có rất nhiều tình huống ngoài tầm kiểm soát của bạn xảy ra. Các bà mẹ tương lai phải sẵn sàng đối mặt với tất cả các tình huống này và giữ tâm lý thoải mái, tránh quá căng thẳng gây mất sữa hoặc ít sữa cho bé.

  1. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp

– Mang thai bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Mang thai bao nhiêu tuần thì quay đầu còn phụ thuộc vào số lần mẹ mang thai. Nếu mẹ mang thai lần đầu thì thường thai nhi sẽ quay đầu vào tuần thai thứ 34 hoặc 35. Với các mẹ mang thai lần 2 thì thai nhi thường quay đầu muộn hơn, từ tuần 36 hoặc 37. Có khá nhiều trường hợp thai nhi quay đầu sớm từ tuần thai thứ 28.
– Sinh con đầu muộn hay sớm?

Thông thường, những mẹ sinh con so (con đầu lòng) sẽ có khả năng sinh sớm hơn so với dự kiến (khoảng 7 – 10 ngày). Tức là từ 39 tuần đổ đi, mẹ bầu sẽ sinh. Một số trường hợp dù là mang thai con so nhưng vẫn có thể sinh muộn (tuần thứ 42) thì cũng không có gì đáng lo. Điều này tùy thuộc cơ địa, thể chất của mẹ và bé.
– Mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh?

Hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh, sinh sớm hay muộn? Nhưng theo kinh nghiệm của các mẹ bầu thì mang thai con rạ sẽ sinh rất cận kề với ngày dự sinh hoặc có thể muộn hơn vài ngày. Việc sinh con rạ cũng dễ dàng hơn so với lần đầu vì mẹ đã có kinh nghiệm, tâm lý chuẩn bị cũng tốt hơn.
69183 Mang Thai

Hy vọng qua nội dung chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được băn khoăn: Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT], đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ qua đường dây nóng 0982.111.497 hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC