Viêm niệu đạo là bệnh lý phổ biến ở cả nam giới và nữ giới. Viêm niệu đạo hay còn được gọi là viêm tuyết đái. Vì vậy, biểu hiện rõ ràng nhất là tiểu buốt, tiểu rắt. Ở nam giới nước tiểu có thể lẫn cả tinh dịch. Vậy viêm niệu đạo là bệnh gì? Điều trị viêm niệu đạo ở đâu uy tín?
Viêm niệu đạo là bệnh gì?
Viêm niệu đạo là tình trạng viêm nhiễm ở niệu đạo. Niệu đạo là một ống nối bàng quang ra bên ngoài cơ thể, nước tiểu và tinh dịch đều đi qua niệu đạo. Bệnh gặp ở cả nam và nữ, nguyên nhân gây ra chủ yếu do vi khuẩn. Nam giới trong độ tuổi 20 – 35 có nhiều bạn tình hoặc tham gia và các hành vi nguy cơ cao là nhóm có nhiều nguy cơ mắc bệnh nhất.
Triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo ở nam giới và nữ giới có những triệu chứng không giống nhau, cụ thể:
1. Triệu chứng của viêm niệu đạo ở nữ giới
Nữ giới hãy cẩn trọng với các dấu hiệu viêm niệu đạo điển hình sau:
- Bất thường về tiểu tiện:
Khi mắc bệnh viêm niệu đạo, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất đó là những khác thường về tiểu tiện. Chị em sẽ cảm thấy đau khi tiểu, tiểu rắt, nước tiểu đục, thậm chí có lẫn máu và đi tiểu nhiều lần trong ngày.
- Lỗ niệu đạo đau rát:
Lỗ niệu đạo bị viêm sưng đỏ, có cảm giác niệu đạo nóng rát và đau. Bên ngoài còn có dịch hoặc dịch mủ.
- Ớn lạnh, đau lưng:
Viêm niệu đạo mãn tính dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác ớn lạnh, đau lưng, xét nghiệm thấy nước tiểu có vi khuẩn,…
- Dịch âm đạo tiết ra nhiều:
Không chỉ dịch âm đạo ra nhiều bất thường khi bị viêm phụ khoa mà khi bị viêm niệu đạo thì số lượng khí hư cũng tăng lên đáng kể. Dịch âm đạo lúc này thường ở dạng mủ hoặc nhớt, đôi khi có mùi hôi khó chịu.
Ngoài ra, nữ giới bị viêm niệu đạo còn thấy có sốt, đau bụng dưới, đau rát khi giao hợp, ăn không ngon miệng,…
2. Triệu chứng bệnh viêm niệu đạo ở nam giới
- Có dịch nhầy, mủ chảy ra từ lỗ niệu đạo (lỗ sáo/lỗ tiểu). Lúc đầu dịch nhầy thường chảy nhiều và thường xuyên (nhiều nhất vào buổi sáng sau khi ngủ dậy) sau đó sẽ gián đoạn.
- Cảm giác ngứa dọc đường niệu đạo.
- Xuất tinh đau.
- Có thể bị sưng đau bìu, viêm hầu họng,… nếu do song cầu lậu gây ra.
Nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo được phân loại dựa trên nguyên nhân, bao gồm:
- Viêm niệu đạo do lậu cầu (GU): gây ra bởi neisseria gonorrhoereae (vi khuẩn lậu, nội bào, gram âm). Bệnh chiếm 10% viêm niệu đạo ở nam giới và 50% viêm niệu đạo và viêm cổ tử cung ở phụ nữ;
- Viêm không do lậu cầu, vi khuẩn gây bệnh bao gồm: chlamydia trachomatis 50%, urealyticum ureaplasma, loài mycoplasma (mycoplasma hominis, M.genitalium), trichomonas vaginalis, nấm men, virus herpes simplex, adenovirus.
Mặc dù, bệnh lậu là nguyên nhân phổ biến của viêm niệu đạo/nhiễm trùng tiểu. Nghiên cứu cho thấy 80% trường hợp nhiễm trùng tiểu là do dùng ống thông trong lòng niệu đạo. Viêm niệu đạo do dùng ống thông tiểu xảy ra ở 2-20% bệnh nhân thông tiểu liên tục (ống thông latex có tỉ lệ mắc cao hơn ống thông silicone).
Đối tượng nào dễ mắc bệnh viêm niệu đạo?
Viêm niệu đạo là bệnh lý rất phổ biến. Hầu hết các vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu xâm nhập vào đường tiết niệu từ trực tràng, đi lên bàng quang thông qua niệu đạo. Tuổi tác có ảnh hưởng đến tỷ lệ người mắc bệnh.
Viêm niệu đạo có thể xảy ra ở bất kỳ ai trong độ tuổi sinh hoạt tình dục, nhưng cao nhất ở đối tượng thường xuyên vệ sinh cơ quan sinh dục không đúng cách, những người có thói quen nhịn tiểu và trong khoảng 20 – 24 tuổi.
Viêm niệu đạo có lây nhiễm không?
Viêm niệu đạo có ảnh hưởng như thế nào đến nữ giới?
Cách chữa trị bệnh viêm niệu đạo
Việc điều trị viêm niệu đạo cần chú ý những điều dưới đây:
-
Dùng thuốc phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh có thể do vi khuẩn mycoplasma và chlamydia (chủ yếu là nhiễm vi sinh vật) thì có khoảng 10%-20% nguyên nhân gây bệnh là do ký sinh trùng Trichomonas cư trú ở âm đạo, nấm Candida albicans, vi khuẩn Staphylococcus aureus, vi khuẩn Streptococcus… Do đó để điệu trị hiệu quả cần dựa vào tình trạng bệnh của từng người, nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị thích hợp.
-
Quá trình trị liệu tương xứng
Khuẩn Mycoplasma và Chlamydia là vi sinh vật ký sinh trong tế bào, thường nhạy cảm với kháng sinh hơn so với các vi khuẩn khác vì vậy thời gian dùng thuốc tương đối dài, thường là khoảng hai tuần. Lưu ý, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về dùng có thể làm vi khuẩn nhờn thuốc và đề kháng với thuốc khi đó dùng thuốc sẽ không còn tác dụng nữa.
-
Tốt nhất nên dùng 1 đơn thuốc duy nhất
Sự tương tác giữa các thuốc khá phức tạp do đó trừ khi biết tác dụng bổ sung cho nhau của các loại thuốc không thì nên sử dụng một loại thuốc để tránh tình trạng các loại thuốc đề kháng với nhau làm giảm hiệu quả điều trị bệnh và tăng chi phí điều trị.
-
Chú ý đến bạn tình
Do nhiều lý do mà một số người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng không muốn để gia đình biết vì vậy đã bỏ qua việc điều trị đối với bạn tình để dẫn tới viêm nhiễm lặp đi lặp lại, hiệu quả điều trị sẽ không cao.
-
Sức đề kháng của cơ thể
Sử dụng thuốc kết hợp với khả năng đề kháng của cơ thể để đạt được hiệu quả điều trị cao hơn. Nếu trong quá trình điều trị mà uống nhiều rượu và quan hệ tình dục sẽ giảm hiệu quả điều trị bệnh.
Phòng tránh bệnh viêm niệu đạo hiệu quả
-
Lưu ý đồ lót
Nên thường xuyên thay đồ lót hàng ngày, giặt và phơi khô trước khi mặc. Chú ý nên chọn đồ lót thoáng và thoát mồ hôi, hạn chế mặc đồ lót quá chật.
-
Vệ sinh cá nhân
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập. Nên tắm rửa thường xuyên, song không khuyến khích tắm trong bồn để tránh lượng nước bẩn xâm nhập vào niệu đạo.
Thường xuyên rửa âm hộ và hậu môn. Nên rửa từ âm hộ rồi mới tới hậu môn, không làm ngược lại. Nên sử dụng khăn và chậu rửa chuyên dụng, tránh cho vi khuẩn xâm nhập vào cửa niệu đạo.
-
Uống đủ nước
Nên uống nhiều các loại nước thanh nhiệt như trà hoa cúc, nước chanh,… để tăng khả năng lợi tiểu, tránh việc nước tiểu quá ít, đậm đặc dẫn tới không thể tống xuất các vi khuẩn có hại ra khỏi niệu đạo.
-
Chọn dung dịch vệ sinh và băng vệ sinh phù hợp
Đối với nữ giới nên chọn các sản phẩm vệ sinh có nhãn mác tránh chọn hàng kém chất lượng gây hại cho cơ thể. Thường xuyên thay băng vệ sinh nhằm ngăn ngừa sự sinh sản của vi khuẩn dẫn tới viêm nhiễm âm hộ và âm đạo. Nếu xuất hiện các triệu chứng ngứa âm hộ, ra nhiều huyết trắng nên lập tức đi khám phụ khoa.
-
Ngủ đủ giấc và quan hệ tình dục an toàn
Hàng ngày phải đảm bảo giấc ngủ đủ giấc, không nên thức khuya, tránh làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Chú ý tần suất sinh hoạt vợ chồng, mỗi tuần không nên quá 3 lần vì khả năng viêm nhiễm niệu đạo sẽ tăng cao.
Hy vọng với những thông tin trên đây có thể đem lại cho bạn đọc kiến thức về bệnh viêm niệu đạo.
Nếu còn bất cứ điều gì cần tư vấn, chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT]. Đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 0982 111 497. Hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!