Tìm kiếm [x]
x

Tại sao uống thuốc gây ảnh hưởng đến thai nhi?

Tại sao uống thuốc gây ảnh hưởng đến thai nhi là câu hỏi được tất cả các bà bầu quan tâm. Trong thời kỳ mang thai, sức khỏe của thai phụ rất dễ bị tổn thương do đó không thể tránh được việc sử dụng thuốc song trên thực tế không phải loại thuốc nào cũng tốt mà ngược lại còn gây ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Vậy nguyên nhân là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn vấn đề này qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

  1. 1. Ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi

Trong thời kì mang thai, ngoài những tác dụng phụ gây ra bởi hormone nội tiết tố, đôi khi bà bầu cũng gặp phải vài trường hợp cần đến sự hỗ trợ của thuốc men. Đó có thể là cơn cảm cúm, sốt hay tiêu chảy. Nếu đó chỉ là dấu hiệu bệnh nhẹ, mẹ bầu chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, điều chỉnh một chút thực đơn dinh dưỡng hằng ngày để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Tuy nhiên, nếu cảm thấy quá mệt mỏi và cần sự trợ giúp từ thuốc men, bà bầu nên hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa thay vì tự ý sử dụng thuốc.

Có nên sử dụng thuốc trong thời kì mang thai

Giai đoạn 3 tháng đầu là thời gian quan trọng đặt nền móng cho toàn bộ sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể thai nhi sau này. Đây là giai đoạn thai nhi sẽ bắt đầu hình thành não bộ, xương sống, hệ thần kinh, miệng, mắt, hệ tuần hoàn, lồng ngực, dạ dày.

Vào tuần thai thứ 5, tim thai được hình thành và bắt đầu đập. Cùng với đó là hệ thống mạch máu và các chồi tay, chân cũng xuất hiện. Tới tuần thai thứ 12, về cơ bản, thai nhi đã có các bộ phận và hình dáng giống con người.

Như vậy, có thể thấy, sự phân chia tế bào để hình thành lên cơ thể thai nhi được diễn ra từ những tuần đầu tiên. Chính vì vậy mà đây là khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm, dễ chịu ảnh hưởng của những tác nhân nguy hiểm trong đó các nhóm thuốc an thần, một số thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố, thuốc chống ung thư… Có thể gây ra quái thai, dị tật bẩm sinh. Dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào như tim, mạch máu, đầu, mặt, bộ phận tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa, xương, cơ, các chi.

[el5a1f67846f40f]

>> Xem thêm: Tại sao khi mang thai phụ nữ dễ bị viêm phụ khoa hơn?

  1. 2. Nhóm thuốc bà bầu có thể sử dụng

Không phải tất cả các loại thuốc đều ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi. Trong quá trình mang thai để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của bé, các mẹ có thể sử dụng các nhóm thuốc dưới đây.

  • Thuốc chứa acetaminophen

Acetaminophen hay paracetamol là loại thuốc an toàn để hạ sốt hay giảm đau cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, như tất cả các loại thuốc khác, mẹ không nên sử dụng liên tục với lượng lớn và trong thời gian dài. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy sự liên quan giữa việc sử dụng nhiều paracetamol của mẹ với chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em.

Bạn nên sử dụng dạng bào chế Paracetamol 500mg, mỗi liều dùng phải cách nhau 4 giờ và không được dùng quá 8 viên/ngày. So với loại thuốc giảm đau phổ biến nhất là aspirin, các thuốc chứa acetaminophen có độ an toàn hơn hẳn vì aspirin có thể gây ra vấn đề về tim cho thai nhi.

  • Thuốc trung hòa axít trong dạ dày

Các loại thuốc kháng axít hay còn gọi là antacid giúp giải quyết tình trạng ợ nóng rất phổ biến ở các mẹ mang thai. Do các hoóc-môn trong quá trình mang thai, các cơ ngăn giữa dạ dày và thực quản được thả lỏng, do đó mà axít trong dạ dày có thể tràn lên thực quản gây khó chịu, đặc biệt là khi mẹ bầu đã ở vào các tháng cuối của thai kỳ hoặc khi mẹ nằm xuống. Các thuốc kháng acid dạng lỏng có khả năng bao phủ bên trong thực quản tốt hơn các thuốc dạng viên.

  • Kem bôi trĩ

Bệnh trĩ khá phổ biến ở các thai phụ. Ngoài việc cải thiện chế độ ăn uống để đi tiêu dễ dàng hơn, các loại kem trị trĩ sẽ có tác dụng tốt để giảm đau, sưng cho các mẹ. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê các loại thuốc đặt hậu môn. Việc tắm nước ấm cũng giúp máu huyết lưu thông, giảm đau cho bệnh nhân.

  • Các loại thuốc bổ

Do nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt, mẹ có thể được bác sĩ chỉ định uống bổ sung canxi, vitamin, viên sắt… Canxi cũng tham gia vào quá trình tạo xương của bé. Nếu không hấp thụ đủ, canxi dự trữ từ chính xương của mẹ sẽ được cơ thể sử dụng để nuôi dưỡng bé. Để bổ sung canxi, mẹ bầu có thể bổ sung canxi bằng sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, yogurt nhưng nếu cần thiết, có thể thêm các ống canxi dạng nước hoặc viên uống.

Quan trọng không kém, chất sắt giúp bạn không bị choáng váng, thiếu năng lượng và nó cũng cần thiết cho em bé đang lớn lên trong bụng mẹ, đặc biệt là khi lưu lượng máu đến tử cung càng gia tăng trong các tháng cuối của thai kỳ.

Ngoài ra, mẹ cũng nên uống bổ sung vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ. Viên uống tổng hợp các loại vitamin và axít folic có thể giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh. Dù trong các loại thực phẩm hàng ngày như cá, trái cây, bông cải… cũng chứa nhiều vitamin nhưng chúng có thể bị phân hủy trong quá trình nấu nướng hoặc khó hấp thụ hơn loại vitamin được bổ sung trong các viên uống.

>> Top thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa

  1. 3. Nhóm thuốc bà bầu nên tránh xa

Khi mang thai, bà bầu tuyệt đối tránh xa 4 nhóm thuốc:

  • Accutane

Là thuốc trị mụn, accutane bị liệt vào danh sách cực độc cho thai nhi. Làn da của bà bầu sẽ thay đổi theo hướng tích cực hoặc tiêu cực tùy vào hormone nội tiết tố của từng người. Nếu da mặt, da lưng xuất hiện mụn nhiều hơn, bạn không nên tìm kiếm sự trợ giúp từ loại thuốc này. Thay vào đó, ăn uống lành mạnh hơn để cải thiện phần nào tình trạng da dẻ.

  • Ibuprofen

Đây là thuốc giảm đau mà hầu như trong tủ thuốc của các gia đình nào cũng có một vỉ. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo bà bầu không nên uống thuốc này sau tuần thứ 30 của thai kỳ. Uống ibuprofen trong tam cá nguyệt thứ 3 có thể gây ra tình trạng cao huyết áp, giảm nước ối và thậm chí còn khiến sinh non.

  • Echinacea

Loại thuốc có nguồn gốc thực vật này được dùng để chống cảm lạnh, nhiễm trùng đường tiết niệu, đau nửa đầu, thậm chí bệnh răng nướu thông thường. Bà bầu nên hạn chế dùng echinacea, dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định 100% sự nguy hiểm của thuốc đối với thai nhi. Tuy nhiên, không phải là không có bằng chứng chứng minh rằng thuốc có thể gây tổn hại cho sự phát triển trí não của thai nhi. Vì vậy, bà bầu nên cẩn thận nếu có ý định uống thuốc cảm khi mang thai.

  • Pepto Bismol

Thuốc giúp giảm chứng ợ nóng hay trào ngược này tuy có thể giảm bớt sự khó chịu của bà bầu trong thai kỳ, nhưng lại rất nguy hiểm cho thai nhi. Thành phần salicylate trong thuốc có thể gây hại đến thai nhi, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ ba. Để ngăn chặn chứng trào ngược khi mang thai, bạn nên chia nhỏ bữa ăn hoặc tránh ăn trước khi đi ngủ

Mong rằng với những nội dung đã chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp được băn khoăn: Tại sao uống thuốc lại ảnh hưởng đến thai nhi cũng như những lưu ý với bà bầu khi sử dụng thuốc.

Nếu còn bất cứ điều gì cần tư vấn, chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT]. Đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất.Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 0982.111.497. Hoặc đến trực tiếp  Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

[el594c2144b4ef2]

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC