Lậu là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm. Bệnh do vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae gây ra mà lại có tỷ lệ người mắc bệnh rất cao. Chính vì vậy, việc tìm hiểu con đường lây truyền bệnh Lậu để chủ động phòng tránh là điều vô cùng cần thiết. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Bệnh lậu lây truyền qua những con đường nào?
Bệnh lậu hay còn gọi là bệnh mủ lậu. Bệnh gây ra bởi một dạng song cầu khuẩn có sức sống mạnh mẽ. Nó phát triển rất nhanh chóng do cứ 15 phút lại phân đôi một lần.
Trên cơ thể người, lậu cầu khuẩn được tìm thấy tại nhiều vị trí khác nhau. Trong đó bao gồm: bộ phận sinh dục, niệu đạo, mắt, miệng… Đây là căn bệnh có thể bị ở bất cứ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, những người có đời sống tình dục không lành mạnh là đối tượng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao nhất.
Bệnh lậu có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua nhiều con đường khác nhau. Cụ thể như sau:
Lây nhiễm lậu qua con đường tình dục:
- Quan hệ tình dục là con đường ngắn và phổ biến mất dẫn tới việc bị lây nhiễm bệnh lậu. Bởi lậu cầu khuẩn có thể được tìm thấy tại bộ phận sinh dục, miệng, hậu môn… Nếu quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn thì có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.
- Nguy cơ mắc bệnh lậu càng cao ở đối tượng có nhiều bạn tình, quan hệ với người có quan hệ tình dục phức tạp.
- Sử dụng bao cao su có thể coi là một trong những biện pháp phòng tránh bệnh lậu khá hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp rủi ro như bao cao su bị rách, tuột… Hoặc không thể ngăn chặn 100% các tiếp xúc với cơ thể người bị bệnh.
Vậy nên, vợ chồng thủy chung là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi nguy cơ bị lây nhiễm bệnh lậu.
Lây nhiễm lậu qua đường máu:
- Sử dụng chung bơm kim tiêm có dính máu, đi hiến máu hoặc truyền máu… có thể dẫn đến lây nhiễm bệnh lậu.
Lây nhiễm Lậu từ mẹ sang con:
- Thông thường lậu cầu khuẩn không có cơ chế lây truyền từ mẹ sang con thông qua nhau thai. Thời điểm bệnh lậu lây từ mẹ sang thai nhi là thông qua quá trình sinh nở. Vì lậu cầu khuẩn ký sinh tại âm đạo, cổ tử cung của người mẹ. Khi thai nhi đi qua đó và ra ngoài sẽ bị lậu cầu khuẩn xâm nhập. Và hình thành bệnh lậu bẩm sinh với các biểu hiện như tưa lưỡi, đau mắt…
- Vì thế, bà bầu mắc bệnh lậu nên cung cấp đầy đủ tình trạng bệnh của mình cho bác sĩ trợ sinh. Đồng thời, chọn lựa phương pháp sinh mổ để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu sang con của mình.
Nhiễm Lậu qua vật dụng trung gian:
- Mặc dù môi trường ký sinh duy nhất của lậu cầu khuẩn là trong cơ thể người. Tuy nhiên, trong môi trường ẩm ướt bên ngoài, chúng vẫn có thể tồn tại và lây nhiễm sang người khác. Con đường này thông qua các vật dụng tiếp xúc chung.
- Một số đồ dùng có thể là môi trường trung gian để lây nhiễm bệnh lậu như: Khăn tắm, bàn chải đánh răng, bồn cầu,… Vậy nên, bạn nên hạn chế tối đa việc dùng chung các đồ dùng cá nhân, đặc biệt là những người không thân thiết.
Lây nhiễm vết thương hở tại khu vực chứa lậu cầu khuẩn:
- Một số vết thương hở tại nơi lậu cầu khuẩn ký sinh sẽ trở thành nguồn lây bệnh lậu từ người này sang người khác. Lậu cầu khuẩn có thể ký sinh tại bộ phận sinh dục, miệng, mắt, hậu môn… Chính vì vậy, để phòng tránh lây bệnh bạn cần dùng dụng cụ bảo hộ khi tiếp xúc với vết thương của người khác.
Khả năng miễn dịch kém:
- Với những người có khả năng miễn dịch kém, sẽ dễ dàng mắc các bệnh nhiễm trùng, trong đó có bệnh lậu.
2. Biến chứng của bệnh lậu như thế nào?
Nếu không điều trị đúng và kịp thời, bệnh lậu có thể gây ra các biến chứng như:
Vô sinh, hiếm muộn:
- Niệu đạo và bộ phận sinh dục là môi trường lý tưởng cho các song cầu lậu ký sinh. Vì thế hầu hết các biến chứng nguy hiểm của lậu sẽ diễn ra tại đây. Bất kỳ tổn thương nào của bộ phận sinh dục đều gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh. Đây chính là tác nhân gây khó thụ thai, thậm chí gây vô sinh, hiếm muộn.
Viêm vùng chậu:
- Các bác sĩ Phòng khám phụ khoa Đông Phương cho biết, 10-40% phụ nữ bị lậu có biến chứng viêm vùng chậu. Ở nữ giới, vi khuẩn lậu có thể lan tràn theo tử cung, vòi trứng. Lúc này, vùng chậu bị viêm, gây sẹo ở vòi trứng dẫn đến hậu quả khó thụ thai hoặc mang thai ngoài tử cung . Viêm vùng chậu cũng gây đau bụng, đau lưng, rối loạn kinh nguyệt, giao hợp đau và chảy dịch hôi từ âm đạo. Viêm vùng chậu là một nhiễm trùng nặng cần phải được điều trị sớm.
Kích thích họng và tuyến amidan:
- Người mắc bệnh lậu quan hệ tình dục qua đường miệng sẽ bị đau họng, nuốt đau và sưng đỏ vòm họng… Từ đó ảnh hưởng đến việc ăn uống hoặc gây hôi miệng khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp.
Viêm mắt:
- Nếu vi khuẩn lan truyền vào mắt do tiếp xúc, mắt có thể bị viêm, đau, sưng đỏ.
- Trẻ sơ sinh có thể bị lây từ đường sinh dục của mẹ bị nhiễm lậu cầu trong quá trình sinh. Thậm chí, lậu ở mắt có thể gây mù.
Nhiễm trùng máu:
- Vi khuẩn lậu có thể theo máu trong hệ tuần hoàn lan tràn và gây nhiễm ở nhiều cơ quan trong cơ thể. Các triệu chứng có thể xuất hiện khi bị nhiễm trùng máu bao gồm sốt, nổi mẩn, đau cứng khớp…
Viêm nhiễm vùng hậu môn:
- Bệnh lậu tại hậu môn gây viêm nhiễm vùng hậu môn, gây sưng đau, chảy dịch… Điều này gây khó khăn khi người bệnh đi đại tiện và tăng nguy cơ mắc thêm bệnh trĩ.
Như vậy, bệnh lậu có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua nhiều con đường khác nhau. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Mọi người cần phải chủ động có các biện pháp bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ bị lây nhiễm bệnh. Khi có những biểu hiện của lậu, bệnh nhân cần tới cơ sở y tế để được kịp thời thăm khám. Và bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp, tránh dẫn tới các biến chứng nghiệm trọng cho cơ thể.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT]. Đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 0982.111.497. Hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!