Tìm kiếm [x]
x

Mang thai bị ngứa vùng kín cần phải làm gì?

Mang thai bị ngứa vùng kín là tình trạng mà hầu như các bà bầu gặp phải. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm lý mà còn tác động xấu đến thai nhi. Do đó việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách chữa ngứa vùng kín là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Nhưng vì thiếu kiến thức hay chủ quan mà không ít chị em mắc phải hiện tượng này nhưng không biết nên làm thế nào. Do đó, trong bài viết dưới đây, các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Đông Phương sẽ giúp bà bầu hiểu hơn về tình trạng này.

  1. 1. Nguyên nhân bà bầu bị ngứa và viêm nhiễm vùng kín

Nhiều mẹ bầu dù rất rất chú ý khi chăm sóc vùng kín, nhưng tình trạng ngứa ngáy khó chịu vẫn không “buông tha”. Bạn có biết rằng hiện tượng ngứa vùng kín trong thai kì   bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, chủ yếu chính từ sự thay đổi sinh lý của âm đạo khi mang thai, cụ thể:

  • Thay đổi hormone

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu có những biến đổi lớn về nội tiết tố, hormone estrogen tiết ra mạnh, hình thành nhiều chất glycogen khiến vùng kín trở nên ẩm ướt. Nấm và vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm, ngứa ngáy khó chịu.

Ngứa vùng kín là hiện tượng thường thấy ở những mẹ bầu

  • Độ pH tại âm hộ, âm đạo có sự thay đổi

Khi mang thai, tính kiềm tại vùng âm hộ, âm đạo sẽ tăng lên rất nhiều dễ gây ra viêm nhiễm, ngứa vùng kín.

  • Viêm nhiễm âm đạo

Viêm âm đạo do vi khuẩn gây ra, đây là chứng viêm nhiễm phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Thông thường cứ 5 phụ nữ lại có 1 người bị nhiễm bệnh này, triệu trứng điển hình của bệnh lý này là ngứa âm đạo kèm khí hư có màu sắc bất thường, có mùi hôi.

  • Nhiễm nấm âm đạo

Và khi hệ thống miễn dịch bị tổn thương hoặc yếu đi,  pH âm đạo không ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Candida  phát triển khiến vùng kín bị ngứa, âm hộ sưng tấy, khí hư có màu trắng đục, mùi hôi kèm  tiểu rát, tiểu buốt.

  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)

Bệnh giang mai, lậu, Chlamydia, Herpes và Trichomonas… đều là các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ngứa âm đạo, tiết dịch có mùi hôi, kích ứng, thậm chí đau nhức…

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

Ngứa âm đạo có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác là tác nhân cơn ngứa bất tận mà mẹ bầu phải trải qua:

+ Tuyến mồ hôi tiết nhiều tại những vị trí kín đáo khó chịu, ẩm ướt;

+ Nếu trong quá trình mang thai, mẹ bầu không may bị trĩ thì nguy cơ bị ngứa vùng kín là tương đối cao;

+ Vệ sinh vùng kín sai cách, quần lót quá chật, kích ứng từ hóa mỹ phẩm;

+ Viêm nang lông trong thai kỳ xuất hiện từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9. Trong những tháng cuối, khi kích thước thai nhi ngày càng lớn, tình trạng rạn da càng gia tăng gây ra hiện tượng ngứa ngáy khó chịu ở vùng háng, vùng mu, bụng, tay, chân, mông hoặc đùi…

[el5a1f67e314594]

>>Chữa bệnh viêm phụ khoa cho phụ nữ mang thai

  1. 2. Mẹo trị ngứa vùng kín cho mẹ bầu

Vì trong thời kì mang thai nên chị em không thể tùy tiện uống hay bôi bất kì loại thuốc trị ngứa nào. Tác dụng của các thành phần thuốc có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Vậy nên nhiều chị em tìm đến cách chữa ngứa bằng nguyên liệu tự nhiên. Đây là những nguyên liệu an toàn mà rất dễ thực hiện.

2.1. Dùng muối trị ngứa vùng kín cho bà bầu

Chúng ta đều biết rằng, muối có tính kháng khuẩn rất cao do đó chị em có thể dùng muối để giảm ngứa và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên cần sử dụng muối đúng cách, nếu không sẽ tự gây họa cho chính mình. Cách thực hiện:

  • Dùng một ít muối bỏ vào chậu rồi pha loãng với nước. Cứ 9g muối bạn pha với 1 lít nước sẽ ra được nước muối sinh lý có nồng độ 0,9 %;
  • Rửa qua vùng kín bằng nước mát cho sạch. Sau đó mới dùng nước muối để rửa lại, để khoảng 5 phút cho nước muối phát huy công dụng sát khuẩn;
  • Cuối cùng dùng khăn thấm khô vùng kín trước khi mặc quần vào.

Áp dụng cách làm này thường xuyên 2-3 lần/ tuần để chấm dứt cơn ngứa ngáy khó chịu.

2.2. Trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không

Lá trầu không, vị thuốc Nam rất tốt và an toàn đối với mẹ bầu

Tinh dầu trong lá trầu không có chứa nhiều tanin và vitamin giúp kháng khuẩn, sát trùng, tiêu viêm tự nhiên. Nó giúp ức chế sự phát triển của các loại vi trùng, vi nấm gây bệnh và giảm ngứa, làm mau lành tổn thương viêm nhiễm bên trong. Bà bầu có thể sử dụng mẹo cây nhà lá vườn này để chữa ngứa vùng kín khi mang thai theo hướng dẫn sau:

  • Lấy 1 nắm lá trầu không rửa cho thật sạch;
  • Đem lá trầu nấu với 2 lít nước, chờ cho nước sôi khoảng 10 phút sau mới tắt bếp;
  • Đổ nước lá trầu ra một cái bô hay cái thau sạch ngồi lên phía trên xông hơi. Chú ý giữ khoảng cách an toàn để không bị bỏng;
  • Khi nước nguội lấy rửa lại vùng kín

Mỗi tuần bạn có thể thực hiện mẹo đơn giản này khoảng 2 hoặc 3 lần.

Ngoài ra bạn có thể dùng cách tương tự với lá ngải cứu và lá chè xanh. Vì những cây này cũng có khả năng kháng khuẩn tương tự. Với các bài thuốc dân gian thường không có tác dụng tức thì nên chúng ta cần kiên trì mới thấy được hiệu quả.

Tuy nhiên nếu thử áp dụng các mẹo trên nhưng không thấy hiệu quả hoặc tình trạng bệnh nặng hơn thì chị em nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị chuyên sâu.

>> Top thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa

  1. 3. Lưu ý khi chữa ngứa vùng kín cho mẹ bầu

Khi chữa ngứa vùng kín cho bà bầu, cần lưu ý:

  • Để đảm bảo lá trầu sạch, trước khi nấubà bầu nên ngâm với nước muối;
  • Nếu để rửa vùng kín, phải để nước thật nguội để tránh bị bỏng;
  • Chỉ rửa, tuyệt đối không thụt rửa;

Ngoài ra chị em cũng nên lưu ý thói quen sinh hoạt hằng ngày:

  • Mặc quần áo bằng vải cotton và rộng rãi (kể cả đồ lót);
  • Hạn chế ngồi lâu ở nơi quá nóng hoặc di chuyển bằng xe trong thời gian dài và giữ quần lót luôn khô thoáng;
  • Tắm với nước mát (không quá lạnh) hoặc nước ấm để giúp giảm ngứa;
  • Tránh xà phòng hoặc dung dịch có tính chất tẩy rửa mạnh; có mùi thơm quá nồng;
  • Chế độ ăn nên có thêm dầu ôliu, các thực phẩm giàu vitamin A (dầu gan cá, gan, rau quả, trứng…), vitamin D (cá biển, dầu gan cá, các sản phẩm từ sữa…), axit Linoleic (dầu hạt lanh, dầu cây anh thảo, cá mòi…);
  • Uống nhiều nước: 1,5-2 lít/ngày;
  • Giảm thức ăn ngọt và giàu chất béo;
  • Dùng các loại kem làm ẩm da và mềm da toàn thân hay tại chỗ để làm mềm, dịu đi làn da khô và bong tróc, chẳng hạn như dầu thầu dầu (không có Hexane), dầu ôliu, aloe vera gel…Việc bôi thuốc dạng kem hay lotion chứa ôxit kẽm lên những vùng da bị ảnh hưởng sẽ giúp làm dịu da và giảm ngứa;
  • Nếu thấy ngứa toàn thân kèm với vàng da phải đi khám gấp vì đó là biểu hiện của chứng tắc mật trong gan ở sản phụ;

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia tại Phòng khám đa khoa Đông Phương về tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai. Hy vọng đã mang lại nhiều thông tin hữu ích tới bạn đọc.

Nếu còn bất cứ điều gì cần tư vấn, chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT]. Đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất.Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 0982.111.497. Hoặc đến trực tiếp  Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

[el594c2144b4ef2]

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC