Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 có ý nghĩa rất quan trọng đối với bệnh nhân. Bởi nếu thành công sẽ giúp bệnh nhân tránh được những biến chứng nguy hiểm do bệnh để lâu gây ra. Vì vậy, chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ, phát hiện bệnh sớm để điều trị bệnh kịp thời.
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung
Việc tìm hiểu cách điều trị ung thư cổ tử cung là điều cần thiết và rất quan trọng nhưng trước tiên chị em nên nắm được nguyên nhân cũng như biểu hiện của bệnh ở giai đoạn này.
Ung thư cổ tử cung là ung thư sinh dục phổ biến nhất ở phụ nữ tại các nước kém phát triển. Theo thống kê của Bộ y tế, mỗi năm trung bình có 10-20 người trong 100.000 phụ nữ ở độ tuổi 30 được phát hiện có ung thư cổ tử cung.
Nguyên nhân của ung thư cổ tử cung
Nhiễm HPV (Human Papillomavirus) là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung.
- Nhiễm HPV là một bệnh lây qua đường tình dục, ước tính có 50-80% phụ nữ sẽ có nhiễm HPV trong cuộc đời. Đã có trên 100 chủng loại HPV được mô tả đầy đủ, trong đó có các chủng loại được coi là nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung (chủng 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59 và 66). Sự tái nhiễm nhiều lần chủng HPV nguy cơ cao làm các tổn thương tân sinh trong biểu mô trở nên không điển hình và tiến triển đến ung thư cổ tử cung xâm lấn.
- Nhiễm HPV (16, 18) và các yếu tố nguy cơ kể trên xảy ra trên một cơ địa có tố bẩm sinh về di truyền và miễn dịch là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung.
Biểu hiện của ung thư cổ tử cung
Bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung có triệu chứng sụt cân chỉ có trong giai đoạn muộn. Đến giai đoạn muộn có thể khám thấy được hạch bẹn, hạch thượng đòn, phù chân, báng bụng, tràn dịch màng phổi hoặc gan to.
- Khám ở giai đoạn sớm thấy cổ tử cung bình thường nếu u nằm trong kênh cổ tử cung. Nếu tổn thương nằm ở cổ ngoài mới thấy được một trong 3 dạng đại thể đã kể trên. Đặt mỏ vịt thấy cổ tử cung bở, dễ chảy máu, dịch trong âm đạo loãng đục như mủ, có lẫn máu. Tổn thương có thể lan rộng làm cứng thành âm đạo. Cổ tử cung có thể bị biến dạng hoặc chiếm hết bởi khối u.
- Thăm khám âm đạo luôn luôn bao gồm cả thăm âm đạo-trực tràng để xem độ lan tràn của ung t
Xem thêm: U xơ cổ tử cung là bệnh gì?
Điều trị ung thư cổ tử cung
Hình ảnh minh họa giai đoạn phát triển của ung thư cổ tử cung
1. Giai đoạn Ia (ung thư vi xâm lấn)
Chẩn đoán vi xâm lấn phải dựa vào mẫu khoét chóp chẩn đoán để có thể khảo sát tất cả tổn thương có thể bị bỏ qua khi sinh thiết và đo độ xâm lấn của tổn thương vào mô đệm cũng như độ rộng của tổn thương.
Nếu xâm lấn < 1mm thì khoét chóp được coi là đủ để lấy hết mô ung thư. Nếu không có điều kiện theo dõi chặt chẽ sau khoét chóp bằng phết tế bào và soi cổ tử cung thì nên mổ cắt tử cung toàn phần qua ngả bụng hay ngả âm đạo.
- Giai đoạn Ia1: xâm lấn < 3mm, không có xâm lấn mạch bạch huyết (LVSI – lymph vascular space invasion) thì khoét chóp cũng được coi là đủ. Nếu bệnh nhân không còn muốn sanh thêm thì nên cắt tử cung đơn thuần.
- Giai đoạn Ia2 hoặc Ia1 có xâm lấn mạch bạch huyết thì đã có nguy cơ xâm lấn hạch: cắt tử cung đơn giản và phẫu tích hạch chậu riêng biệt, không cần cắt chu cung vì giai đoạn này ít khả năng chu cung bị xâm lấn để thành đường dẫn truyền đi xa.
2. Giai đoạn Ib
Có 2 lựa chọn: phẫu thuật hoặc xạ trị. Tuy nhiên mỗi phương pháp điều trị đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng.
Giai đoạn ung thư cổ tử cung xâm lấn đến âm đạo: Phẫu thuật vẫn được đặt ra nếu tổn thương lan rất ít đến cùng đồ âm đạo. Trường hợp tổn thương đã lan rộng vào âm đạo thì nên xạ trị.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp chị em có thể đến Phòng Khám Chuyên Phụ Khoa Đông Phương tại 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội hoặc liên hệ qua đường dây nóng 0982.111.497 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
[el5a1f68da269de]
Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!