Tìm kiếm [x]
x

Bà bầu bị viêm phụ khoa phải làm sao?

Giai đoạn mang thai là thời kỳ đặc biệt nhạy cảm mà mỗi sự tác động của thuốc hay các phương pháp chữa trị đều rất cần sự thận trọng. Chính vì vậy, viêm phụ khoa khi mang thai nhiều chị em băn khoăn không biết phải làm sao? Hãy cùng các chuyên gia Phụ khoa Đông Phương tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Các bệnh phụ khoa thường gặp khi mang thai

Hormone trong cơ thể thay đổi, vệ sinh không đúng cách cùng với việc quan hệ tình dục bừa bãi là những nguyên nhân điển hình khiến phụ nữ mang thai dễ mắc viêm phụ khoa. Trong đó có 4 loại bệnh viêm phụ khoa thường gặp là:

1.1. Nhiễm khuẩn âm đạo

Bệnh có tỷ lệ xuất hiện là 20% ở phụ nữ đang mang thai, thường gây ra bởi một loại vi khuẩn ẩn trú trong âm đạo. Những thay đổi trong quá trình sản sinh hormone thời kỳ mang thai sẽ khiến loại vi khuẩn này phát triển nhiều hơn, thậm chí tồn tại trong tử cung cho đến khi trẻ được sinh ra. Khi mắc viêm âm đạo, thai phụ sẽ gặp các triệu chứng điển hình như:

  • Ngứa âm đạo;
  • Cảm thấy đau rát khi đi tiểu;
  • Xuất hiện dịch trắng, mỏng hoặc xám nhạt khi đi tiểu.

1.2. Nhiễm nấm âm đạo

Khi mang thai, lượng hormone estrogen và progesteron tăng cao hơn, độ pH của âm đạo sẽ bị phá vỡ thế cân bằng, tạo điều kiện cho các loại nấm sinh sôi, trong đó nấm Candida sẽ gây nhiễm nấm âm đạo phụ khoa. Khi đó bà bầu sẽ xuất hiện các biểu hiện như:

  • Đau, ngứa âm đạo;
  • Môi âm đạo sưng, tấy đỏ;
  • Có dịch nhờ trắng vàng, có mùi;
  • Tiểu thấy đau, rát;
  • Đau khi quan hệ.

1.3. Viêm âm đạo trichmoniasis

Viêm âm đạo do trung roi trichmoniasis

Đây là chứng viêm nhiễm phụ khoa qua đường tình dục do quan hệ không có biện pháp an toàn. Ở phụ nữ mang thai, nguyên nhân xuất hiện có thể từ người chồng lây nhiễm loại ký sinh trùng trichomoniasis và tạo điều kiện cho loại ký sinh trùng này sống trong âm đạo. Triệu chứng điển hình:

  • Cảm thấy đau rát khi quan hệ;
  • Xuất hiện dịch âm đạo màu xanh, vàng, có bọt, mùi hôi;

1.4. Nhiễm Strep B âm đạo

20% tỷ lệ cơ thể nữ giới chứa vi khuẩn Strep, đặc biệt là tại các vùng đường ruột, trực tràng, âm đạo. Khi mang thai ở tuần 35-37 các bác sĩ sẽ kiểm tra khuẩn Strep trong cơ thể thai phụ, đảm bảo hạn chế nguy cơ gây nhiễm trùng đường tiết niệu, vỡ nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ sinh nở, đặc biệt là ngăn ngừa nguy cơ thai chết lưu, sinh non, nhiễm trùng sơ sinh…

Khi mắc bệnh này, cơ thể thai phụ sẽ có các biểu hiện điển hình:

  • Đau rát khi đi tiểu;
  • Nuớc tiểu có màu đục;
  • Muốn đi tiểu nhiều.

>> xem thêm: Cách chữa viêm phụ khoa khi mang thai

Viêm phụ khoa ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Các mẹ bầu cần biết rằng việc bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với thai nhi. Theo các bác sĩ chuyên khoa, dù bệnh phụ khoa không thể lây cho em bé trong suốt thai kỳ, nhưng khi mẹ trở dạ sinh con, bé sẽ đi qua cổ tử cung và âm đạo thì rất dễ bị nhiễm vi khuẩn và nấm từ mẹ. Chính vì thế các bé sinh ra với phương pháp đẻ thường sẽ dễ bị lây nhiễm bệnh phụ khoa từ mẹ hơn so với bé sinh mổ.

Thai nhị bị ảnh hưởng do người mẹ mắc bệnh trong thời gian thai nghén

Người mẹ bị nấm âm đạo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, gây dị tật thai, sức đề kháng của thai yếu, dễ sinh non… Bé sinh ra bị viêm phụ khoa có dấu hiệu điển hình là tưa miệng, suy dinh dưỡng. Các mẹ thường cho rằng con bị tưa miệng là do bú sữa mẹ nhưng trên thực tế thì trẻ bị nhiễm nấm trong quá trình sinh.

Ket Noi Voi Bac Si

>>Bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Bà bầu bị viêm phụ khoa phải làm sao?

Theo bác sĩ phụ khoa, khi mắc viêm phụ khoa chị em nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây bệnh để có phác đồ điều trị phù hợp. Loại thuốc để điều trị viêm phụ khoa cho bà bầu thường là thuốc đặt âm đạo, bác sĩ sẽ hướng dẫn điều trị đúng liều, đúng thuốc. Các bà bầu có thể yên tâm khi điều trị bằng các phương pháp này không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, vì bác sĩ sẽ kê đơn đảm bảo an toàn cho bé.

Bên cạnh đó, chị em cũng cần lưu ý:

  • Khi bị viêm phụ khoa, bà bầu không nên dùng lá trầu không hay trà xanh để rửa vùng kín, đây là phương pháp chưa được kiểm chứng. Vì vậy, khi có dấu hiệu bất thường, các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được đảm bảo hiệu quả điều trị.
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về nhà điều trị, có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé, dẫn đến sảy thai, sinh non…
  • Điều trị kết hợp vợ chồng để giúp loại bỏ hoàn toàn các nguồn gây bệnh từ bạn tình.
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa âm đạo quá mạnh, hạn chế sử dụng các dung dịch vệ sinh chứa nhiều hóa chất để ổn định môi trường âm đạo.
  • Không quan hệ tình dục khi bà bầu bị viêm phụ khoa để tránh làm tổn thương vùng kín nghiêm trọng hơn.
  • Không nên mặc quần áo quá chất, nên dùng chất liệu mềm mỏng, nhẹ để tránh làm trầy xước vùng kín.

Mong rằng với nội dung đã chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: Bị viêm phụ khoa khi mang thai phải làm thế nào?

Nếu còn bất cứ điều gì cần tư vấn, chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT]. Đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 0982.111.497. Hoặc đến trực tiếp  Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC